Tại các lớp đào tạo này, học viên được học các kiến thức về: Trồng cây lương thực, thực phẩm (trồng lúa năng suất cao); Máy nông nghiệp; Nuôi và phòng trị bệnh cho gà.

Bà Phạm Thị Hồng Gấm – Giám đốc Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân – cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đang đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho nông dân nhằm trang bị cho người dân kiến thức về các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi thực tế giúp người dân cải thiện nâng cao thu nhập cho gia đình”.

Ngoài các kiến thức được học trên lớp, học viên còn được tham gia thực hành thực tế thông qua mô hình được triển khai ngay theo lớp học theo quy trình kỹ thuật đã được học. Như lớp học trồng cây lương thực, thực phẩm người dân sẽ được hỗ trợ giống lúa, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để triển khai 12.000 m2 trồng lúa theo hướng dẫn của giảng viên lớp học; Lớp nuôi và phòng trị bệnh cho gà được cấp 150 con gà, thức ăn, văcxin và thuốc thú y…. Như vậy, học viên vừa được học lý thuyết vừa thực hành ngay trên đồng ruộng của mình nên hiểu và nhớ được các yêu cầu kỹ thuật, rút được kinh nghiệm thực tế khi trồng lúa năng suất cao hay  để sau này tự áp dụng mở rộng diện tích trồng tại gia đình mình.

Bà Tòng Thị Chính – Học viên tại huyện Than Uyên – cho biết: “Đi học thế này thích lắm, vừa được cô giáo dạy kiến thức vừa được thực hành luôn nên nhớ nhanh, làm được ngay và không bị quên cách làm”.

Với cách dạy lý thuyết đi đôi với thực hành, các lớp đào tạo nghề đã thu hút các học viên tham gia nhiệt tình và mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân. Trong thời gian tiếp theo, Trung tâm tiếp tục triển khai thực hiện các lớp đào tạo nghề theo kế hoạch đề ra với các nội dung trồng và nhân giống nấm; nuôi cá nước ngọt; trồng ngô và trồng rau an toàn cho người dân tại các huyện trong tỉnh./.

Học viên đang thực hành kỹ thuật cấy lúa tại lớp trồng cây lương thực thực phẩm tại huyện Sìn Hồ

Nguyễn Thị Thùy Dương

Trung tâm Khuyến nông Lai Châu