Mô hình có quy mô 18 ha, 80 hộ tham gia. Mô hình được triển khai với mục đích chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng đồng bộ kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI, tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh, giảm lượng phân vô cơ, giảm thuốc bảo vệ thực vật nhằm tăng hiệu quả canh tác lúa, bảo vệ môi trường. Thông qua mô hình giúp bà con thay đổi nhận thức, tập quán canh tác cũ và nắm bắt được quy trình sản suất lúa theo SRI, đồng thời sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa một cách khoa học. 

Để mô hình thực hiện thành công, công tác chọn điểm, chọn hộ đã được thực hiện hết sức chặt chẽ. Qua đó, đã chọn được các hộ có đất đai phù hợp, có tinh thần tiên phong ứng dụng khoa học kỹ thuật và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho cộng đồng.

Ruộng mô hình “Xây dựng hệ thống thâm canh tổng hợp trong sản xuất lúa chất lượng cao” 

Các hộ tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ 70% giống và phân bón, được cán bộ kỹ thuật khuyến nông tập huấn về kỹ thuật thâm canh lúa theo SRI. Thông qua lớp tập huấn, các hộ đã áp dụng tốt vào thực tế mô hình của mình, đảm bảo kỹ thuật. Nhờ áp dụng tốt các kỹ thuật như cấy hàng rộng hàng hẹp, bón phân cân đối hợp lý… nên hiện tại cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, sạch sâu bệnh. Bước đầu cho thấy, đây là mô hình có triển vọng, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Nguyễn Trọng Minh

 Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa