Theo đó có 6 dự án thuộc lĩnh vực trồng trọt, 4 dự án chăn nuôi và 4 dự án thủy sản. Bên cạnh việc triển khai thực hiện các dự án nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, ngành nông nghiệp còn thực hiện các dự án hỗ trợ nông dân sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị thương phẩm cao, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và an toàn thực phẩm. Đặc biệt, ngành đẩy mạnh phổ biến áp dụng tiêu chuẩn GAP, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung và thích ứng với biến đổi khí hậu. Điển hình như Dự án “Hỗ trợ mô hình nuôi ghép cá tai tượng, cá sặc rằn theo hướng an toàn thực phẩm”, Dự án “Hỗ trợ phát triển đàn bò chất lượng cao theo hướng an toàn sinh học quy mô nông hộ”, Dự án “Đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu bưởi da xanh theo chuỗi giá trị”, Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đại gia súc thích ứng với tình hình hạn hán, ngập mặn”.

Phần lớn các mô hình, dự án được nông dân đồng tình hưởng ứng, kết quả bước đầu rất khả quan như mô hình nhân giống lúa nguyên chủng, mô hình trồng đậu nành rau,…

Mô hình trồng đậu nành rau tại xã Tân Long, huyện Mang Thít

Để triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình, huyện đã đẩy mạnh công tác tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật với 16 cuộc có 444 lượt người tham dự về kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật canh tác cây trồng, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng và kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi…. Qua đó đã nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao thu nhập, góp phần hoàn thành tiêu chí về thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.

Hồ Phương Linh

Trung tâm VH-TT và Thể thao Mang Thít (Vĩnh Long)