I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Triển vọng giống lợn ngoại - Tác giả Đồng Thái. Trạm lợn giống hạt nhân Kỳ Sơn (thuộc Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương – Viện Chăn nuôi) có diện tích 33,4ha, được Bộ NN-PTNT cấp kinh phí đầu tư nhằm thực hiện chương trình "Cải tiến nâng cao chất lượng giống lợn đến năm 2020, tầm nhìn 2030" với mục tiêu nâng cao chất lượng giống lợn, góp phần thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nơi đây đang nuôi giữ 250 cá thể lợn nái cụ kỵ và 40 cá thể lợn đực cụ kỵ thuộc 3 giống Landrace, Yorkshire và Duroc nhập từ Mỹ, Canada và Pháp. Ông Phạm Văn Phẩm, GĐ Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương cho biết, đây là những giống lợn có năng suất siêu sinh sản, được các chuyên gia, nhà khoa học bình tuyển kỹ lưỡng tại các quốc gia có ngành chọn tạo giống phát triển nhất thế giới. Mỗi con lợn cụ kỵ trị giá 60 – 80 triệu đồng, được chăm sóc với một chế độ đặc biệt trong vùng an toàn dịch bệnh...

- Nâng cao chất lượng cán bộ khuyến nông các cấp - Tác giả Đồng Văn Thưởng. Để tìm và thống nhất các giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT) vừa phối hợp với Trường ĐH Nông lâm (ĐH Thái Nguyên) tổ chức hội thảo với chủ đề "Đào tạo khuyến nông trong các trường nông nghiệp". Theo Tiến sỹ Trần Văn Khởi, Q. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hiện nay cán bộ khuyến nông các cấp tăng về số lượng cũng như trình độ chuyên môn. Tuy nhiên chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở (cấp xã, thôn bản, xóm) còn thấp và không đồng đều do chưa có quy định chung về tiêu chuẩn tuyển chọn và chế độ đãi ngộ.

- Ưu tiên rừng ven biển vùng II - Tác giả Nguyên Huân. Ngày 30/11, tại Nghệ An, Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị Tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 khu vực 14 tỉnh vùng II. 10 tháng đầu năm 2016, các tỉnh vùng II thực hiện chính sách thu phí dịch vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng được 78,4 tỷ đồng, đạt 52,3% kế hoạch năm, góp phần tạo nguồn thu cho khoảng 1 triệu ha rừng. Kết quả thực hiện đến hết tháng 10/2016, trồng rừng mới được 1,665ha, trồng phục hồi 350ha, khoán bảo vệ 7.625ha…

- Nuôi tôm giữ rừng - Tác giả Thanh Hải. Ngày 29/11, tại TP Cần Thơ đã khởi động giai đoạn II dự án “Khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững” tại Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre; sau thành công của giai đoạn I ở Cà Mau. Dự án là sáng kiến khôi phục rừng ngập mặn thông qua xúc tiến chứng nhận tôm hữu cơ cho mô hình tôm - rừng, thích ứng với biến đổi khí hậu, được Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân (Đức) hỗ trợ. Điểm mấu chốt của sáng kiến: Người nuôi tôm đảm bảo 50% diện tích được trồng rừng. Khi đó, tôm được cấp chứng nhận sinh thái (Naturland), được doanh nghiệp mua giá ổn định và doanh nghiệp còn trả cho các hộ dân dịch vụ môi trường rừng 500.000 đồng/ha.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Góp ý Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi - Tác giả Đ.Thành

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- “Ma trận” thuốc bảo vệ thực vật - Tác giả Hải Đăng. Nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hằng năm ở nước ta rất lớn. Tuy nhiên, người dân lại khó tìm được đúng sản phẩm cần thiết khi đứng giữa “ma trận” các sản phẩm thuốc BVTV. Ngoài ra, vì người dân không được hướng dẫn sử dụng đúng cách nên thuốc BVTV còn gây ra nhiều tác dụng ngược với cây trồng và môi trường. Cả nước hiện có 33.200 đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV đã hình thành mạng lưới với hàng chục nghìn đại lý trải khắp mọi vùng miền. Danh mục thuốc BVTV Việt Nam hiện có tới 1.173 hoạt chất với hơn 4.000 tên thương phẩm. Thị trường thuốc BVTV đã len lỏi vào từng thôn xóm, bản làng.

- Thiệt hại kinh tế, hủy hoại môi trường - Tác giả Phương Vy. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện nông dân Việt Nam vẫn lãng phí 40-50% lượng thuốc BVTV mỗi năm, không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn là nguy cơ hủy hoại môi trường. Dư lượng thuốc BVTV ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh thực phẩm, tới chất lượng, hiệu quả sản xuất khi phải tăng thêm chi phí cho sản xuất nông nghiệp. Thậm chí phun quá liều còn gây chết các loài thiên địch, từ đó phát sinh ra các loại dịch mới.

- Dụ dỗ đại lý và nhà nông bằng chiêu trò khuyến mãi - Tác giả Khải Huyền. Thay vì tổ chức các chương trình tư vấn hỗ trợ nông dân sử dụng hiệu quả các loại thuốc bảo vệ thực vật, nhiều doanh nghiệp lại đưa ra các chương trình khuyến mãi như: trúng thưởng du lịch nước ngoài, ti vi đời mới,… nhằm “dụ dỗ” đại lý tăng doanh số bán dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh.

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Mùa khô tiếp tục đến sớm, bất thường! - Tác giả Hữu Đức

- Lòng sông Tiền, sông Hậu sâu bất thường - Tác giả Minh Phúc

- Tiếp tục phòng trị hiệu quả dịch hại trên cây trồng - Tác giả La Hai

- Xuất khẩu trái cây: tiếp tục bùng nổ - Đầu tư sâu, nắm bắt cơ hội - Tác giả Minh Sáng - Thanh Sơn

- Đồng Tháp: Chủ tịch tỉnh kêu gọi nông dân liên kết sản xuất - Tác giả Lê Hoàng Vũ

- Ô nhiễm môi trường chăn nuôi - SOS: Những công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi - Tác giả Đại Từ - Đăng Quân

- Kỹ thuật chăm sóc lúa cấy mạ khay - Tác giả CTV

- Việt Nam đang nuôi gần 30 triệu con lợn - Tác giả L.Bền

- Hỗ trợ Quảng Trị 30 tấn Chlorine xử lý bệnh tôm - Tác giả Lâm Quang Huy

- Hà Nội liên kết, tiêu thụ nông sản cho Ninh Bình - Tác giả PV

- Bí ngô cần canxi hơn đạm? - Tác giả KS Nguyễn Tiến Chinh

- Bón phân cho cây dong riềng - Tác giả NTC

- Làm thế nào để nông dân Hà Nội ráo mồ hôi? Bài I. Khát khao bỏng cháy - Tác giả Vân Đình

- Tượng Sơn phấn đấu đạt xã NTM kiểu mẫu - Tác giả Nga Đan

- Sản xuất thanh long thân thiện với môi trường:

+ Vấn nạn dùng phân gà và thuốc BVTV - Tác giả Thanh Sa - Minh Sáng

+ Cứu cánh VietGAP - Tác giả Trần Hiếu

+ Mục tiêu 2.000 ha thanh long VietGAP - Tác giả PV

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Gần 2.000 ngan giống hỗ trợ bà con miền Trung - Tác giả Phan Phương

- Tạo vốn “mồi” giúp nông dân vượt khó - Tác giả Duy Hậu

- Nông dân trẻ bén duyên hoa lan - Tác giả Thu Hà

- Hưng Yên: Hơn 1.400 hộ vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân - Tác giả Thu Hà

- Bộ Nông nghiệp và PTNT đối thoại với 15 tập đoàn đầu tư vào nông nghiệp: Bắt tay nhau tìm hướng phát triển - Tác giả Hà Vũ - Trần Quang

- Hà Nội: Rau an toàn đang… ế? - Tác giả Thành Đông

- Mô hình về ấp, đói nghèo lùi nhanh - Tác giả Ngọc Quyên

- TP. Cần Thơ: Lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Tác giả Thanh Trúc

- Phú “khùng” và giấc mơ làm dầu sinh học - Tác giả Trần Đáng