I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Phát triển nông sản theo chuỗi gắn với nhãn hiệu hàng hóa - Tác giả Nguyễn Cầu. Đó là chủ đề Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam vừa tổ chức tại thành phố Hội An, Quảng Nam. Các tham luận, ý kiến trao đổi tại diễn đàn đã nêu bật thực trạng phát triển sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi, thuận lợi, khó khăn và giải pháp xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa tại 7 tỉnh thành khu vực miền Trung (từ Quảng Bình đến Bình Định). Một số giải pháp được đề cập nhiều như ưu tiên chính sách tín dụng, chính sách thúc đẩy đầu tư cho nông nghiệp; có chính sách hợp lý về đất đai, khoa học kỹ thuật, phát triển thị trường, tạo nguồn nhân lực; xây dựng chương trình tổng thể về phát triển thương hiệu nông sản; đẩy nhanh tiến trình tích tụ ruộng đất, chú trọng công tác nghiên cứu, khảo nghiệm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới…

- Phát triển bò sữa nông hộ - Tác giả Dũng Nghệ. Bò sữa nguồn gốc Moncada (Cuba) được nông dân nhiều xã tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) nuôi thử nghiệm từ 12 năm trước. Tuy nhiên, sau hơn 1 thập kỷ, giống bò sữa này chỉ thực sự phát triển mạnh tại xã Quỳnh Thắng. Nhờ bò sữa, nhiều nông hộ ở đây đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Theo thống kê, Quỳnh Thắng hiện có 46 hộ chăn nuôi, tổng đàn lên đến 371 con. Trong đó, tỷ lệ cho sữa thường xuyên khoảng 50% tổng đàn. Mỗi ngày, nông dân Quỳnh Thắng nhập cho nhà máy sữa Vinamilk 3,3 tấn sữa, thu về trên 46 triệu đồng. Tính ra, nguồn thu từ bò sữa của 46 hộ dân gần 17 tỷ đồng/năm, lãi ròng trên 8 tỷ đồng. Nhờ hiệu quả kinh tế cao, hiện nay, tốc độ tăng đàn bò sữa tại Quỳnh Thắng đang lên chóng mặt. Tuy nhiên, mặt trái của nó là những hệ lụy về môi trường khi địa phương vẫn chưa tìm ra được lời giải.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Giới thiệu giống điều mới và mô hình tưới tiết kiệm xoài - Tác giả Đình Thung

- Lâm Đồng: Nhiều diện tích hoa cúc nhiễm bệnh vàng héo lá -Tác giả Hoàng Hạnh

- Nuôi vỗ béo bò - Tác giả Vũ Bá Quan

- Chuyển giao bò cái lai Sind - Tác giả Trần Hiếu - Văn Lục

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Kết nối giải cứu người nuôi lợn:

+ Lãnh đạo sở, doanh nghiệp “xắn tay” bán thịt - Tác giả Lê San - Hải Đăng. Tại phía Nam, tỉnh Đồng Nai đã tăng giá thu mua lợn và khai trương thêm cửa hàng bán thịt lợn bình ổn giá. Trong khi đó ở phía Bắc, một số doanh nghiệp đã chính thức lên đường đi thu mua lợn nhằm chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi.

+ Lợn rừng nuôi vẫn bán chạy, giá 120.000 đồng/kg - Tác giả Trần Quang. Đó là. Dù thời điểm hiện tại giá lợn hơi đã và đang rớt thê thảm song sản phẩm lợn rừng của ông Lý Văn Lâm - chủ trang trại lợn rừng ở thôn 4, xã Gia Lâm, huyện Nho Quan (Ninh Bình) vẫn được giá, thậm chí có lúc gia đình ông còn không có đủ hàng để cung cấp cho khách. Mặc cho thời điểm này giá lợn hơn ở các tỉnh, thành trong cả nước đã xuống “chạm đáy”, lợn rừng của ông Lâm vẫn bán được giá cao khoảng từ 110.000 đồng đến 120.000 đồng/kg lợn hơi thương phẩm. Ông Lâm cho rằng: “Lợn rừng là con đặc sản luôn có thị trường riêng nên không bao giờ phải lo cạnh tranh với lợn, gà thường. Khách mua giống lợn hoang dã này về ăn chủ yếu là các gia đình có điều kiện hay các đại gia giàu có ở thành phố, bởi thế nên người làm nghề này luôn có thu nhập cao và bền vững”.

- Sẽ công khai nguồn tôm giống hàng tháng - Tác giả Thanh Xuân. Ông Trần ĐÌnh Luân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết như vậy về giải pháp đảm bảo chất lượng nguồn tôm giống để người nuôi dễ dàng lựa chọn. Tại hội nghị “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” do Tổng cục Thủy sản phối hợp với UNĐ tỉnh Bình Thuận và Hiệp hội Tôm Bình Thuận tổ chức mới đây, ông Phạm Tuấn Cự - Phó Chủ tịch Hiệp hội Tôm Bình Thuận cho biết, hiện nay người sản xuất tôm giống tuy có trình độ cao nhưng mạnh ai nấy làm, chất lượng con giống chưa được kiểm soát chặt chẽ. Rất nhiều công ty không có cơ sở sản xuất giống nhưng lại có giống bán tràn lan trên thị trường. Thực tiễn cho thấy, muốn quản lý chất lượng giống thì chỉ cần quản lý được con tôm bố mẹ nhập về.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Cơ cấu lại hạn trả nợ của người nuôi lợn - Tác giả Ngân Giang

- Yêu cầu giảm chênh lệch giữa giá thu mua và bán lẻ thịt - Tác giả Anh Thư

- Kiểm soát chặt giá thức ăn chăn nuôi - Tác giả Hoàng Thắng

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Tàu vỏ thép 67 vừa đóng đã thành cục sắt! - Tác giả Vũ Đình Thung

- Lạm dụng kháng sinh nuôi tôm: Chăn nuôi kiểu “ăn xổi ở thì” - Tác giả Kim Hạnh

- “Giải cứu” thịt lợn và cơ hội làm lại từ đầu - Tác giả Lê Bền

- Nhập khẩu thịt không tác động đến giá lợn thời gian qua? - Tác giả Văn Hùng

- Đồng Nai: Giá lợn tăng mạnh trở lại - Tác giả Thanh Sơn

- Tây Ninh: Tập huấn giảm giá thức ăn chăn nuôi cho đàn lợn - Tác giả Phạm Thị Thu Hiền

- Giá hồ tiêu thấp, nông dân găm hàng - Tác giả Văn Thanh

- Quản lý dinh dưỡng cho cây sầu riêng tại Đăk Lăk - Tác giả Đức Trung

- Cánh đồng lớn ca cao - Tác giả Minh Sáng

- Phòng trừ tuyến trùng hại hồ tiêu - Tác giả ThS Huỳnh Kim Ngọc

- Hiệu quả bón lân nung chảy Ninh BÌnh trên đất phèn - Tác giả ThS Nguyễn Viết Cường

- Công nghệ sinh thái lợi đôi đường - Tác giả Vũ Trung

- Đất biển chuyển mình - Tác giả Việt Khánh

- Phước Long xây dựng huyện NTM kiểu mẫu - Tác giả Trọng Linh

- Nâng cao hiệu quả Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp - Tác giả Nguyễn Văn Trung

- Kỳ tích Cần Giờ - Tác giả Phúc Lập

- Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực có diện tích rừng ngày càng tăng - Tác giả Nguyên Huân

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4: Không để tái diễn việc dưa hấu, lợn… ế và rớt giá - Tác giả Anh Thư

- Hạ giá thành, tăng cường chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi - Tác giả Lương Kết - Hải Phong

- Trồng rừng bản địa - vừa bảo vệ môi trường, vừa thu tiền tỷ - Tác giả Phan Phương

- “Chông tặc”, “mảnh tặc” bẫy nhà nông trên đồng - Tác giả Huỳnh Xây

- Bức xúc vì hoa màu bị phá, chém… 11 con trâu - Tác giả Xuân Lực

- “Siêu” nông dân Hải Dương bán hoa quả sang 7 nước - Tác giả Thu Hà

- “Làn gió mới” nông nghiệp ở Quảng Ninh: Nhờ OCOP, nông dân yên tâm làm giàu - Tác giả Nguyễn Quý

- 4 bí quyết và 6 giải pháp để Hà Nội dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn - Tác giả Lê Hân - Trần Quang