I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Bảo tồn và xây dựng thương hiệu gà Lạc Thủy - Tác giả Thanh Hằng. Nhằm duy trì, tạo nguồn gen gà quý và tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gà đồi Lạc Thủy, từ năm 2013 đến nay, huyện Lạc Thủy đã phối hợp nhân rộng mô hình nuôi gà bản địa với sự hỗ trợ của Viện Chăn nuôi, Chi cục Thú y Hòa Bình và các doanh nghiệp sản xuất con giống trên địa bàn. Giống gà này là một trong những giống gà nội thuần nhất, đồng nhất về ngoại hình và có nguồn gen đặc hữu còn tiềm ẩn. Bộ lông mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Lông mọc sớm nên có sức đề kháng khá tốt với thời tiết quanh năm.

- Nuôi lợn theo mô hình liên kết chuỗi - Tác giả Thái Sinh. Trước tình hình đàn lợn đang khủng hoảng thừa, hàng ngàn trang trại, hàng triệu hộ dân chăn nuôi lợn đang lâm vào tình cảnh khóc dở mếu dở khi giá lợn hơi thấp kỷ lục, đứng trước thua lỗ và phá sản là điều khó tránh khỏi. Sở NN-PTNT Yên Bái tổ chức hội thảo “Bàn giải pháp chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết chuỗi”. Để đảm bảo đầu ra ổn định, tại cuộc hội thảo này rút ra: Sản phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; đảm bảo vệ sinh môi trường; đảm bảo an toàn dịch bệnh; tiêu thụ và liên kết tiêu thụ thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm SX gắn với thị trường.

- Đồng bằng sông Cửu Long: Lúa đổ, giá rớt đầu mùa mưa - Tác giả Đ.T.Chánh - Lê Hoàng Vũ. Đồng bằng sông Cửu Long mới bắt đàu chuyển sang mùa mưa nhưng liên tục hứng chịu những cơn mưa lớn kéo dài gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Mấy ngày qua, do ảnh hưởng đợt mưa kéo dài, cũng đúng lúc các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long vào thời điểm thu hoạch lúa hè thu. Nhiều nông dân phải thuê máy thu hoạch với giá cao, lúa tổn thất nhiều, khó tiêu thụ.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Phù Cừ được mùa vải lai - Tác giả Tú Anh

- Gia hạn sản xuất thử giống Bắc thơm số 7 kháng bạc lá - Tác giả Minh Phúc

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Nếu chủ quan, ngành điều dễ “tiêu” ngôi đầu - Tác giả Nguyên Vỹ. Sự chủ quan trong việc đối chọi với thời tiết cực đoan, dịch bệnh ở 2 niên vụ vừa qua và khả năng vươn lên ở các vùng nguyên liệu thế giới đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành điều trong nước và có thể khiến ngành điều Việt Nam mất vị thế dẫn đầu trên thị trường xuất khẩu. Đó là nhận định được nhiều doanh nghiệp nêu ra tại hội nghị Ban chỉ đạo phát triển điều bền vững mở rộng năm 2017 do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM.

- Sau lợn, đến lượt bò thịt, trứng, sữa khủng hoảng giá - Tác giả Đình Thắng. Tại hội nghị phòng, chống thiên tai khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua, ông Tông Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cho biết như vậy về tình hình ngành chăn nuôi gần đây. Vì thế chúng ta cần kiểm soát, thực hiện đúng quy hoạch đã đề ra. Để làm được điều đó, hệ thống nông hộ, các doanh nghiệp chăn nuôi phải đăng ký chủng loại, thành phần vật nuôi, số lượng giống thì lúc đó chúng ta mới kiểm soát được số lượng nuôi, tính toán được lượng đầu ra như thế nào để có định hướng phát triển thị trường phù hợp với tình hình sản xuất.

- Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình: Đi đầu trong nghiên cứu, lai tạo giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu - Tác giả Trang Thảo. Là một trong những Công ty giống cây trồng lớn nhất cả nước, Thaibinh Seed đã và đang đi đầu trong việc khảo nghiệm, lai tạo, chọn tạo ra nhiều giống lúa cho năng xuất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và đặc biệt là các giống lúa thích ứng với sự biến đổi khí hậu. Bên cạnh những giống lúa bản quyền, được công nhận giống quốc gia như BC15, TBR225, TBR-1, TBR45, Thái Xuyên 111… đã được nông dân trên cả nước tín nhiệm sử dụng, khẳng định về năng suất, chất lượng, hiện nay Thaibinh Seed đang có thêm một số giống lúa rất triển vọng như Đông A1, TBR279, Phúc Thái 168. Đây là các giống lúa có chất lượng gạo ngon, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt và thời gian sinh trưởng ngắn nên rất có ý nghĩa trong việc bố trí thời vụ để làm 2 vụ lúa, 1 vụ màu.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Tăng mối liên kết trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại Việt Nam - Tác giả Công Trinh

- Nâng cao chất lượng trái cây đặc sản Bến Tre - Tác giả Hoàng Việt

- Lần đầu tiên câu được cá ngừ vây xanh nặng 232 kg - Tác giả Hùng Phiên

3. Tạp chí Thủy sản Việt Nam số 11/2017 đăng các tin, bài:

- Sóc Trăng: Khởi sắc từ các mô hình nuôi tôm sạch - Tác giả Xuân Trường. Sau nhiều năm nuôi thành công lẫn thất bại, những mô hình hợp tác nuôi tôm ở huyện Mỹ Xuyên đã rút ra được kinh nghiệm: đó là muốn nuôi tôm thành công và bền vững phải biết nói không với kháng sinh và các hóa chất cấm. Để nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học đạt hiệu quả, các thành viên đều chấp nhận mật độ nuôi thưa. Theo ThS Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng: Ngoài 11 mô hình điểm nuôi tôm sạch có liên kết theo chuỗi, Sóc Trăng còn có nhiều mô hình nuôi tôm không sử dụng kháng sinh khác, như: tôm - lúa, nuôi tôm kết hợp cá rô phi, cá chẽm…

- Để nuôi tôm vụ 3 tại miền Bắc hiệu quả- Tác giả Mai Phương - Vũ Mưa. Nghề nuôi tôm hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức (dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, chất lượng con giống)… Trước thực trạng đó, hàng loạt vấn đề đã được đặt ra: Cần làm gì và làm như thế nào để có thể nâng cao năng suất và chất lượng của nuôi tôm nước lợ. Theo ông Kim Văn Tiêu - PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, người nuôi tôm muốn hạn chế được dịch bệnh cần áp dụng các phương pháp 3 “sạch” - nước sạch, đáy sạch và tôm sạch; phương pháp “4 không” - không để nước quá lâu, không để nước quá sâu, không để nước đứng yên, không lấy nước trực tiếp. Áp dụng 3 xem, 4 định trong cho ăn: Trong đó 3 xem là xem thời tiết, xem màu nước, xem sức khỏe tôm; 4 định là định số lượng, định chất lượng, định thời gian, định địa điểm, tùy theo cỡ tôm giống để quyết định cỡ thức ăn, hàm lượng đạm, số lượng thức ăn.

- “4 H” trong diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp - Tác giả Anh Vũ. Là tinh thần trao đổi thẳng thắn với khẩu hiệu “4 H”- học, hỏi, hiểu, hành: cần gì hỏi nấy, hỏi gì đáp nấy của các đại biểu tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: “Giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng nuôi tôm mước lợ” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh phối hợp tổ chức tại Quảng Ninh vừa qua. Với cách tổ chức diễn đàn sinh động, thiết thực, người dân có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp thu nhiều kiến thức hay và bổ ích để về áp dụng nuôi tôm của gia đình.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Trại giống cá hồi RAS ở Scotland - Tác giả Tuấn Anh

- Nam Định: Nuôi xen canh thủy sản nước ngọt với mặn lợ - Tác giả Hải Đường

- Đăk Lăk: Hiệu quả từ mô hình nuôi ba ba - Tác giả Hải Đường

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Phú Yên: Tập huấn quản lý rừng bền vững - Tác giả Kim Sơ

- 5 tháng đầu năm, thủy sản tăng trưởng khá - Tác giả LB

- Mô hình mới ở Lai Châu: Trồng mắc ca xen chè - Tác giả Nguyễn Lân Hùng

- Tôm hùm chết hàng loạt ở Phú Yên: Vẫn chưa xác định nguyên nhân chính - Tác giả PV

- Kiên Giang: Hải sản chết không phải do dịch bệnh, thời tiết - Tác giả Đ.T.Chánh

- Nông thôn thời “giải cứu”, bài 1: Vịt gà “ngậm” sổ đỏ - Tác giả Dương Đình Tường

- Một vài trăn trở về tích tụ ruộng đất và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phần 3: Khuyến nghị chính sách - Tác giả Trần Đức Viên

- Lễ hội từ những nương chè - Tác giả Đồng Văn Thưởng

- Tôm tẩm ướp được dỡ bỏ kệnh cấm NK vào Úc - Tác giả Sơn Trang

- Cánh đồng lúa ưu việt cho ĐBSH - Tác giả Minh Phúc

- Cám đồng lớn thâm canh lúa cải tiến - Tác giả Văn Dũng

- Để sinh viên không còn là những cử nhân “giấy” - Tác giả PV

- Ứng dụng CNC nuôi bò sữa - Tác giả Trần Long

- Du lịch trải nghiệm nâng chất lượng nông thôn mới - Tác giả Thanh Nga

- Bình Định phấn đấu ít nhất 76 xã đạt chuẩn NTM vào năm 2020 - Tác giả N.Hân

- Đất khó chuyển mình - Tác giả Nguyễn Xuân Hiền

- Chuyện vợ chồng “lâm tặc” - Tác giả Phùng Văn Mùi

- Cơ hội tiếp cận các loại máy nông nghiệp hiện đại - Tác giả Văn Hùng

- Tái diễn tình trạng bán điều non, sang nhượng đất sản xuất ở Bình Phước: Tăng cường các biện pháp ngăn chặn - Tác giả Phúc Lập

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Việt Nam coi trọng tăng cường hợp tác với Nhật bản về nông nghiệp - Tác giả Anh Thư

- Xúc tiến thành lập quỹ “Hạt thóc vàng”: Sẻ chia khó khăn với nông dân - Tác giả Thu Hà (thực hiện)

- Sau 2 năm thực hiện chương trình rừng và trang trại: Sinh kế của nông dân được cải thiện đáng kể - Tác giả Thu Hà

- Đà Nẵng: Giám sát thực hiện Nghị định số 67 - Tác giả Đăng Bình

- Ninh Thuận: Dạy nghề cho 150 nông dân - Tác giả Xuân Nông

- Bà Rịa - Vũng Tàu: Muối mất mùa, được giá

- Có “visa” đi Trung Quốc, heo vẫn bị “ngáng chân”? - Tác giả Bảo Ngọc

- Lễ hội xoài Yên Châu đông khác dù nóng 50 độ C - Tác giả Văn Chiến - Quốc Định

- Có nghề làm củ cải khô, thu nhập tăng đột biến - Tác giả Đức Thịnh

- Bón phân đúng loại, cây lúa Phú Thọ phát triển mạnh - Tác giả Mai Quang Vinh

- Nuôi tôm trong ao trải bạt, lãi ròng nửa tỷ đồng/ha - Tác giả Thanh Tuấn

- Anh Tiên “gà” mỗi ngày “đẻ” 70.000 quả trứng sạch - Tác giả Thu Hà

3. Tạp chí Thủy sản Việt Nam số 11/2017 đăng các tin, bài:

- Giảm chi phí để nuôi tôm đạt mục tiêu lớn - Tác giả Thanh Tịnh

- Thêm nhiều chuẩn cho cá tra - Tác giả Bảo Hân

- Nuôi cá ngừ: Nâng tầm chất lượng - Tác giả Ngọc Chung

- Để “tàu 67” không bị “mắc cạn” - Tác giả Linh Chi (thực hiện)

- Quảng Bình: Tàu giã cào băm nát biển gần bờ - Tác giả Hạnh Châu

- Cà Mau: Xót long khai thác tận diệt ven bờ - Tác giả Thiên Trường

- Nguy cơ tuyệt trủng cá tra dầu - Tác giả Ngọc Duyên

- Ra mắt Chi hội Sản xuất cá giống AFA - Tác giả Bảo Bình

- Đổi mới quy trình sản xuất giống - Tác giả Kim Phượng

- Nuôi tôm trên cát: “Đồng lòng sẽ thắng” - Tác giả Hồng Thắm

- Quảng Ninh: Triển vọng “đầu tàu” thủy sản phía Bắc - Tác giả Bảo Hân

- Đầm Hà: Trung tâm nuôi trồng thủy sản công nghệ cao - Tác giả Ngọc Anh

- Cần thông thoáng thủ tục hành chính - Tác giả Nguyễn Anh

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT tham quan mô hình Growbest Hà Tĩnh - Tác giả Hồng Thắm

- Quy trình sản xuất cá ngạnh - Tác giả Kim Tiến

- Tác dụng của dịch chiết lá và hạt sim trong nuôi tôm - Tác giả Nguyễn An

- Thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp theo hệ thống đa chu kỳ (2 giai đoạn) trong bể xi măng và ao bạt - Tác giả Thái Thuận

- Sản xuất thành công giống cá rầm xanh, anh vũ - Tác giả P. Ngọc

- Những giải pháp giúp nuôi tôm phòng tránh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp/Hội chứng tôm chết sớm - KS Trần Quang Đại

- 5 mô hình nuôi tôm hiệu quả tại Long An - Tác giả Phạm Phú Hùng

- Tác dụng bột bã mía và rỉ đường trong quản lý ao nuôi tôm - Tác giả Trần Tiến

- Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch - Tác giả Chi cục QLCL NLS và TS Bạc Liêu

- Không dễ phát hiện cơ sở tôm giống “ma” - Tác giả Hồng Thắm (thực hiện)

- Hiệu quả cao như nuôi ba ba gai - Tác giả Tất Sơn