I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Liên kết sản xuất tiêu sạch - Tác giả Minh Sáng. Chưa bao giờ nông dân trồng tiêu ở Đồng Nai lại hào hứng với mô hình liên kết sản xuất như hiện nay. Mô hình trồng tiêu sạch đang được nhân rộng thành cánh đồng mẫu lớn được các doanh nghiệp đầu tư, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá cao… Theo Dona - Techno, từ năm 2015 Cty đã triển khai thực hiện chương trình sản xuất tiêu sạch theo quy trình với 60 hộ dân tham gia, với diện tích khoảng 80ha, trên tinh thần nông dân tự nguyện đăng ký. Từ năm 2016 - 2017, Cty tiếp tục nhân rộng liên kết sản xuất tiêu sạch, bền vững với 80 hộ nông dân, với diện tích 114ha. Quy trình sản xuất tiêu sạch cũng khá đơn giản, trước tiên vẫn là các biện pháp canh tác tổng hợp thông thường. Để phòng trị các loại sâu hại phổ biến thì sử dụng sản phẩm sinh học có thời gian cách ly ngắn. Phòng tránh các loại bệnh quan trọng và tuyến trùng chỉ cần sử dụng Agri-Fos 400 để sục gốc và phun lên lá. Khi cây đến giai đoạn ra hoa và kết trái thì bổ sung thêm những sản phẩm dinh dưỡng trung, vi lượng tinh khiết.

- Hợp tác trồng cây dược liệu - Tác giả Hoàng Thị Thanh. Chuyển đổi từ đất trồng lúa, trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao, có liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp... là mô hình thành công cần được nhân rộng tại xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Ông Trần Văn Toàn, Giám đốc HTX Sản xuất cây dược liệu thôn Yên Khánh cho biết: “Trồng cây dược liệu ít sâu bệnh, dễ canh tác quản lý, khi thu hoạch có xe của Cty đến thu mua, được giá, xã viên không phải lo khâu tiêu thụ nữa”. Theo tính toán, , sau khi trừ chi phí, người dân thu lãi từ 3 - 3,5 triệu đồng/sào/năm với cây kim tiền thảo; từ 3 - 4 triệu đồng/sào/ năm với cây mã đề.

- Rau sạch bí đầu ra - Tác giả Mai Chiến. Vốn là địa phương có truyền thống thâm canh rau từ lâu nên thương hiệu rau sạch thôn Minh Sơn, xã Trung Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Tuy nhiên, người trồng vẫn đang loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm... Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Duy Cận, Trưởng nhóm tổ sản xuất rau sạch Minh Sơn khẳng định, nhờ thực hiện mô hình sản xuất rau an toàn mà người dân nơi đây làm ăn khấm khá hơn và cũng có của ăn của để nhưng đầu ra cho sản phẩm vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Lạc chờ “giải cứu” - Tác giả Thanh Nga

- Mất mùa ấu - Tác giả Hoàng Vũ

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- 6 tháng, chi 8.500 tỷ đồng nhập trái cây Thai Lan: Nhập về không ăn, tái xuất đi Trung Quốc - Tác giả Đình Thắng. “Hầu hết các mặt hàng trái cây mà Việt Nam nhập từ các nước khác, đặc biệt từ Thái Lan gần như không tiêu thụ trong nước mà chúng ta xuất đi nước thứ ba, bởi nhu cầu sử dụng trái cây các nước khác rất lớn trong khi cung của chúng ta chưa đủ để đáp ứng”. Ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho phóng viên Báo NTNN biết như vậy trong cuộc trao đổi ngày 4.7. Trước câu hỏi giá cả và chất lượng sản phẩm có phải là hai yếu tố mà trái cây của Việt Nam thất thế so với Thái Lan nên các doanh nghiệp thay vì nỗ lực xuất khẩu sản phẩm trong nước lại nhập sản phẩm của Thái Lan về rồi xuất đi, ông Hồng thừa nhận: “Đúng là tình trạng này đang diễn ra. Rõ ràng Thái Lan có nhiều mặt hàng trái cây có lợi thế hơn Việt Nam nên các doanh nghiệp vẫn nhập hàng từ nước này để xuất tiếp đi nước khác. Ví dụ như quả bòn bon, măng cụt của họ đồng đều cả về hình thức, chất lượng. Tuy nhiên đó không phải là lý do duy nhất. Lý do quan trọng hơn là đáp ứng nhu cầu thị trường trong bối cảnh hội nhập, chỗ nào có nhu cầu và bán được giá cao thì doanh nghiệp sẵn sàng vào cuộc đáp ứng, dù cho phải nhập hàng của nước khác”.

- Nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển miền Trung: Hiệu quả cao nhưng vẫn đối mặt nhiều khó khăn - Tác giả An Sơn. Nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển miền Trung đưa lại lợi nhuận cao cho người nông dân, trong đó có mô hình đạt lợi nhuận 3 tỷ đồng/ha. Đó là đánh giá chung tại diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại các tỉnh ven biển miền Trung” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa tổ chức tại TP.Huế. Theo ông Nguyễn Bá Sơn,, hiện việc nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển miền Trung phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cụ thể, nuôi tôm trên cát nơi đây chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, nên cần vốn đầu tư lớn. Cơ sở hạ tầng nhiều vùng nuôi thâm canh chưa đảm bỏa, nguồn vốn đầu tư xaayd ựng cơ sở hạ tầng hạn chế, làm tăng mức độ rủi ro trong sản xuất. Ngoài ra, việc quản lý vật tư đầu vào cho nuôi trồng thủy sản còn hạn chế…

- Vải thiều Lục Ngạn “lội ngược dòng” sang Thái Lan - Tác giả Lê San. Trong xu thế, trái cây Thái Lan đang tràn ngập thị trường Việt Nam. Ngày 3.7, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã "lội ngược dòng" chính thức được lên quầy kệ của hệ thống đại siêu thị, giới thiệu đến người dân thủ đô Bangkok (Thái Lan). Việc lần đầu tiên xuất khẩu thành công lô hàng Vải thiều sang Thái Lan đã mở ra tín hiệu vui cho người nông dân trồng vải thiều, đồng thời đây cũng là cơ sở để các loại trái cây khác của Việt Nam xuất khẩu ngược trở lại sang Thái Lan. Những trái vải thiều Lục Ngạn được xuất khẩu lần này đều có thương hiệu riêng, đóng hộp với đủ thông tin: chứng nhận Viet GAP, mã vạch truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, in logo nhãn mác bắt mắt.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 7,5 tỷ USD - Tác giả PT

- Kon Tum: Hơn 80 dự án nông nghiệp đầu tư vào huyện Kon Plông - Tác giả BT

- Đồng Nai: 79 trang trại đã có chứng nhận VietGAHP - Tác giả BT

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Lúa chưa gặt giá đã tăng - Tác giả Hữu Đức

- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khảo sát tình hình sâu bệnh tại Hậu Giang - Tác giả Trần Hiếu

- Gia Lai: Khó trồng đủ 7.000 ha rừng - Tác giả Lê Văn Nhung

- Nông sản chủ lực bứt tốc:

+ Xuất khẩu tôm: Kỳ vọng thị trường cuối năm - Tác giả Đ.T.Chánh - Trần Hiếu

+ Doanh nghiệp trong và ngoài nước về tận ao tôm - Tác giả Thanh Hải

- Xuất khẩu lâm sản dự kiến đạt trên 7,5 tỷ USD - Tác giả Bích Hồng

- Kỳ vọng đường tăng giá - Sản lượng cà phê tiếp tục giảm - Tác giả Lê Bền (tổng hợp)

- Cam, bưởi liên tiếp mất mùa: Thờ ơ, vô cảm với dân? - Tác giả Minh Phúc

- Người nuôi tôm Đầm Dơi kêu cứu - Tác giả Bảo Khanh

- Khánh Hòa: Sản xuất nông, lâm, thủy sản 6 tháng tăng - Tác giả Lê Khánh

- Đưa sản xuất từ dưới đất gắn… lên trời - Tác giả Cao Nhân

- Bón phân Lâm Thao cho cam theo chuẩn VietGAP - Tác giả Thuần Đào

- Phụ nữ chung sức xây dựng NTM - Tác giả Huy Sơn

- Mang sức sống NTM đến vùng biên ải - Tác giả Việt Khánh

- Cà Mau: Nhiều xã… lọt chuẩn - Tác giả Bảo Khanh

- Ngổn ngang công trình thủy lợi Bản Mồng - Tác giả Hồ Quang

- Cà Mau: Kiểm tra 49 cơ sở kinh doanh VTNN, phát hiện 28 vụ sai phạm - Tác giả Trần Hiếu

- Cty Đại Nguyên Dương “tiền hậu bất nhất”? - Tác giả Vũ Đình Thung

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Vừa gỡ vướng mắc vay vốn, vừa tìm thị trường tiêu thụ - Tác giả Thanh Xuân

- Đầu tư khôn ngoan để không thành gánh nặng - Tác giả Hoàng Thắng

- Giữ được rừng xanh, người Mã Liềng “no cái bụng” - Tác giả Phan Phương

- Lãnh đạo xã sát sao, vốn vay tăng hiệu quả - Tác giả Hồng Cúc

- Lão nông Cố đô hiểu ong, gà như… con - Tác giả Hà Phương

- Phát hiện động trời vụ hỏng hóc “tàu 67”: Hỗ trợ 500 triệu rồi bắt ngư dân trừ nợ? - Tác giả Dũ Tuấn

- Quảng Ninh chi 854 tỷ đồng làm “Mỗi xã phường một sản phẩm” - Tác giả  Nguyễn Quý

- Mê Linh “mê” cây ăn quả, bò thịt… - Tác giả Hải Đăng

- Nhân dân Thủ đô góp gần 600 tỷ đồng làm NTM - Tác giả Đăng Quang

- Muốn vay 20 tỷ đồng phải là… đại gia - Tác giả Thanh Xuân

- Nguồn cung lớn, giá nhiều loại phân bón giảm - Tác giả Thiên Hương