I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Trồng, chế biến nghệ lãi khá - Tác giả Văn Dũng. Với những xã miền núi như Nghi Kiều (Nghi Lộc, Nghệ An), đất đai khô cằn, nguồn nước phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, năng suất cây trồng vì thế thường bấp bênh. Từ hơn chục năm nay, phát hiện thấy cây nghệ có đặc tính thích ứng rộng, nông dân Nghi Kiều đã mạnh dạn xóa bỏ những cây trồng khác để trồng nghệ. Nghệ được người dân trồng trong vườn, trên các chân ruộng cao cưỡng, đất màu… Đến nay toàn xã đã có 20ha nghệ, chủ yếu tập trung ở xóm 17, 18, trong đó có 5ha nghệ đen. Năng suất nghệ, nếu chăm bón đúng kỹ thuật có thể đạt 1,5 tấn/sào. Tính giá nghệ củ bình quân là 10 nghìn đồng/kg thì người trồng nghệ thu về 15 triệu/sào, lãi ròng 13,5 triệu đồng/sào. Tính ra, với mỗi ha nghệ, nông dân lãi ròng 270 triệu đồng. Hiện nay, nhiều hộ đã đầu tư máy chế biến tinh bột nghệ. Điều đó càng khiến giá trị cây nghệ được nâng lên, nghệ củ trồng ra không còn sợ ế hàng.

- Hành vụ đông thắng lớn - Tác giả Hồng Phong. Mặc dù giá hành giống đầu vụ cao, thời tiết lại ấm kéo dài nhưng với những kinh nghiệm thâm canh lâu năm, nông dân huyện Nam Sách, Hải Dương có lãi cao khi hành củ luôn được tiêu thụ tốt. Với giá bán tại ruộng xuất cho thương lái dao động từ 15 - 20 nghìn/kg hành củ và năng suất đạt từ 5,5 - 6 tạ/sào bà con thu nhập 8,2 - 12 triệu đồng trừ chi phí (chưa tính công) cho lãi từ 6 - 9,5 triệu đồng/sào.

- Cơ giới hóa vào đồng ruộng - Tác giả Hồng Thủy. Từ lâu, việc áp dụng cơ giới hóa trên đồng ruộng đã trở nên quá bình thường ở nhiều địa phương trên cả nước. Nhưng với đồng bào thiểu số S’tiêng ở xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, Bình Phước, đây quả là một “cuộc cách mạng” ruộng đồng. Việc đưa cơ giới hóa vào làm đất để gieo sạ và thu hoạch lúa đã được người dân xã Thiện Hưng thực hiện từ 3 năm nay. Hiện nay khoảng 80% diện tích lúa của xã đã được áp dụng cơ giới hóa, sắp tới sẽ là 100% diện tích. Cơ giới hóa giúp nông dân có nhiều lợi ích thiết thực, là một trong những yếu tố giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quả.

- Vớt vát rau, hoa - Tác giả Kim Sơ. Xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa là vựa rau và hoa lay ơn của tỉnh Phú Yên, không chỉ cung cấp cho cả thành phố mà cho các tỉnh lân cận, nhất là trong dịp tết. Tuy nhiên do đợt lũ giữa tháng 12 vừa qua đã làm thiệt hại hoàn toàn. Để khôi phục lại sản xuất, sau khi nước rút bà con vội vã xuống giống các loại rau ăn lá và chăm sóc hoa lay ơn còn sót lại để kịp bán trước tết. Theo người dân xã Bình Ngọc, do ảnh hưởng thời tiết, vụ rau tết năm nay, người trồng rau ở địa phương không thể trồng rải vụ như mọi năm mà phải xuống giống đồng loạt. Vì vậy, bà con lo lắng khi thu hoạch đồng loạt sẽ khiến giá rau mất giá.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Nỗ lực phục hồi lúa mùa nổi - Tác giả LHV - BP

- Sản xuất giống gà Lương Phượng lai - Tác giả Nguyễn Thị Thanh

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Tranh nhau mua rau sạch La Hường - Tác giả Đoàn Hồng. Trái ngược với nông dân nhiều nơi chán nản và bỏ quy trình trồng rau VietGAP, tại Đà Nẵng, các vùng rau quả VietGAP không đủ cung cấp cho thương lái, thậm chí “cháy hàng”. Nhờ đó, nông dân nơi đây luôn có thu nhập khá. Hiện nay, vùng rau sạch VietGAP La Hường có diện tích hơn 7,5ha, với hơn 40 hộ tham gia trồng rau sạch. “Tham gia trồng rau củ theo quy trình VietGAP ở La Hường, mỗi hecta sẽ cho thu nhập gần 800 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí, lãi từ 300-400 triệu đồng/ha/năm”, ông Trần Văn Hoàng - Chủ nhiệm HTX rau La Hường cho biết.

- Gác cưa, đục để kiếm tiền tỷ từ hoa lan - Tác giả Đức Thịnh. Đến với nghề trồng lan chưa lâu, nhưng nhờ sự chịu khó, ham học hỏi và sự đam mê, anh Tạ Công Soái (sinh năm 1986) ở xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội đã có thu nhập tiền tỷ từ nghề trồng lan. Hiện, anh Soái đang sở hữu vài chục loài lan rừng rất quý hiếm như đai trâu, tam bảo sắc, lan đuôi sóc, lan đuôi cáo… Anh không chỉ chăm sóc vườn lan tươi tốt mà còn thành công trong việc nhân giống được các loài hoa để chủ động nguồn giống.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Nha đam thối rễ, nông dân Ninh Thuận xót xa nhổ bỏ - Tác giả Công Tâm.

- 2 ngày giới thiệu sản phẩm của các hợp tác xã miền Nam - Tác giả TTXVN

- Cổ phần hóa Tổng công ty Lương thực miền Nam: Nhà nước giữ 51% vốn - Tác giả A.T

- Thừa Thiên - Huế: Chi trả bồi thường thêm 270 tỷ đồng cho ngư dân - Tác giả L.S

- Cây phật thủ 68 quả trị giá 68 triệu - Tác giả Hồng Liên

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Bến Tre tồn 64.000 tấn muối - Tác giả Trần Hiếu

- Loại bỏ 3 hoạt chất BVTV - Tác giả Lê Bền

- “Canh” thanh long bán tết - Tác giả Kiều Hằng - Kim Sơ

- Vực dậy làng hoa cúc - Tác giả Dương Lam

- Nông nghiệp Yên Bái vượt kế hoạch - Tác giả Thái Sinh

- Trà Vinh: Sẽ phát triển cánh đồng lớn lên 10.000 ha - Tác giả K.Nguyên

- Khai trương cụm thiết bị công nghệ iMetos hỗ trợ quản lý rau VietGAP - Tác giả Nguyên Huân

- Trái cây Trung Quốc đổ bộ TP.HCM - Tác giả Nhật Vy

- Mai vàng miền Tây ra Bắc - Tác giả Thanh Hiệp

- Cua biển Cà Mau hạ giá - Tác giả Hưng Phú

- Giá củ kiệu lên 70.000 đông/kg - Tác giả KS

- Ngành cá tra mang về gần 1,7 tỷ USD - Tác giả Lê Hoàng Vũ

- Thủy sản Việt Nam lên sàn - Tác giả Nguyên Huân

- Vai trò của magiê đối với cây trồng - Tác giả GS Mai Văn Quyền

- Sâu hại chính trên lúa và biện pháp phòng trị - Tác giả Th.S Huỳnh Kim Ngọc

- Thay đổi tư duy sản xuất để đột phá - Tác giả Gia Bảo - Huỳnh Duy

- ĐBSCL: Mở rộng cánh đồng lớn - Tác giả Lê Hoàng Vũ

- 5 năm thành lập VPĐP NTM tỉnh Thanh Hóa: Một chặng đường, nhiều dấu ấn - Tác giả Việt Khánh

- Điều kiện công nhận địa phương đạt chuẩn - Tác giả Hoàng Diên

- Mạng lưới thú y cơ sở - “tai mắt” của thú y Hà Nội - Tác giả Đỗ Phú Sơn

- Chống trộm cà phê bằng cây tô mộc - Tác giả Nguyễn Lân Hùng

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Người nghèo ngóng gạo cứu đói - Tác giả Dũ Tuấn - Ngọc Vũ

- “Giải cứu” gừng Hà Giang - Tác giả Huệ Tâm

- Bế mạc Hội nghị BCH TƯ Hội NDVN lần thứ 10 (khóa VI): Dồn lực bảo vệ, hỗ trợ nông dân - Tác giả Phương Đông - Thu Hà

- Bãi bỏ quy hoạch xuất khẩu gạo: Vẫn chưa thể “ăn mừng to” - Tác giả Thuận Hải

- Bộ Nông nghiệp và PTNT bỏ “vòng kim cô” với vật tư nông nghiệp - Tác giả Ngọc Lê

- Móng Cái đột phá từ… thôn - Tác giả Phú Bình

- Không vận động bán ruộng khi xây dựng cánh đồng lớn - Tác giả Ngọc Lương

- Làng hao tạo “thương hiệu” nhờ làm nông nghiệp công nghệ cao - Tác giả Hồng Phương

- Thịt bò “Ba Tri” được chứng nhận thương hiệu - Tác giả Lê San

- Nuôi thủy sản công nghệ cao tại Kiên Giang - Tác giả San Nguyễn

- Bắc Giang hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - Tác giả Nguyễn Lê