I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Bức tranh kinh tế hợp tác ở Lào Cai, bài 2: Những chuyện dở khóc, dở cười - Tác giả Kế Toại. Bên cạnh gam màu sáng của HTX miến đao Thanh Sơn hay gạo Séng Cù Mường Vi, vẫn có những câu chuyện dở khóc, dở cười xoay quanh việc liên kết giữa người dân với HTX hay doanh nghiệp. Đôi khi, liên kết bị đứt gãy từ phía người dân. Nhưng có khi, lỗi "tại anh, tại ả, tại cả đôi bên"…  “Tôi xin khẳng định, vấn đề liên kết trong SXNN hiện nay chưa có sự ràng buộc chặt chẽ, kể cả đã có hợp đồng. Các doanh nghiệp đặt mối thu mua nhưng không bền vững. Trong khi, giá lên cao, người dân vẫn lấy sản phẩm liên kết với HTX bán ra ngoài…”, bà Hà Thị Thập, Giám đốc HTXNN Phát Lợi. Bên cạnh câu chuyện liên kết, vấn đề tích tụ đất đai trong SXNN ở Lào Cai nói riêng cũng như cả nước nói chung còn nhiều điều đáng bàn.

- Mô hình cụm chăn nuôi bò sữa - Tác giả Đỗ Bảo Châu. Trác Văn là 1 trong 3 xã của huyện Duy Tiên (Hà Nam) có phong trào nuôi bò sữa phát triển, là một mô hình hay, hiệu quả kinh tế cao, đang được nhân rộng sang các xã khác. Hiện trong làng có 7 gia đình, nuôi ở mức 10 con bò/hộ, gồm cả bò cho sữa và bê con. Nhưng đáng chú ý hơn cả, là 5 gia đình, nuôi tập trung ở một khu ngoài đồng, mỗi gia đình nuôi cỡ 30 con, trong đó có trên 20 con cho sữa và 10 con bê “hậu bị”. 5 gia đình tổ chức chuồng trại liền kề nhau, nuôi theo kiểu công nghiệp, đầu tư chiều sâu cho chuồng trại, thức ăn. Các gia đình sử dụng chất thải từ bò, để nuôi giun quế, vừa giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường, vừa tăng thêm thu nhập.

- Lúa lai Khải Phong số 7 - Tác giả Thái Sinh. Giống lúa lai 3 dòng Khải Phong số 7 của Cty Giống cây trồng Khải Phong (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) được Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam công nhận và cho phép nhập khẩu từ năm 2005. Lần đầu tiên gieo trồng tại huyện Lục Yên (Yên Bái), lúa lai Khải Phong số 7 đã chiếm được niềm tin của nông dân. Vụ xuân 2017 giống lúa Khải Phong số 7 được trồng ở 4 xã của huyện Lục Yên với diện tích 2 ha. Giống lúa đã thể hiện được tính vượt trội là thích ứng với các chân ruộng và loại đất khác nhau, chịu thâm canh, chống đổ tốt,… năng suất 2,5 - 2,7 tạ/sào.

- Hai giống “siêu lúa” - Tác giả Mai Chiến. Vừa qua, tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (Hà Nội), Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật châu Á - Thái Bình Dương (IAP) phối hợp với Sở KHCN Hà Nội, UBND xã Quảng Phú Cầu tổ chức hội nghị “Tham quan đánh giá mô hình sản xuất giống lúa Sơn Lâm 1, NPT4, NPT5”. Hai giống lúa NPT4, NPT5 đều cứng cây, chống đổ khá và chịu các loại sâu bệnh khá; chất lượng gạo tốt, cơm thơm nhẹ; năng suất trung bình đạt 8-9 tấn/ha.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Hiệu quả mô hình cơ giới hóa đồng bộ - Tác giả Trần Hồ

- Phòng trừ bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá - Tác giả Hoàng Vũ

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- 3 vấn đề cần giải quyết gấp của ngành hồ tiêu - Tác giả Duy Hậu. Nhiều giải pháp để phát triển hồ tiêu bền vững đã được các nhà khoa học và một số nông dân có kinh nghiệm chia sẻ tại Diễn đàn KN@NN chủ đề: “Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững” vừa được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đăk Nông tổ chức ngày 7.6.2017. Ông Trần Văn Khởi - Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, cây hồ tiêu Việt Nam đang đứng trước 3 vấn đề cần giải quyết, đó là tình trạng bùng phát về diện tích; tình trạng khai thác, thâm canh quá mức và an toàn thực phẩm trong sản phẩm tiêu (tuy không phổ biến) chưa đảm bảo. Để giải quyết những vấn đề trên, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, quản lý và hỗ trợ nông dân về mặt kỹ thuật. Hiện TTKNQG đang soạn thảo một bộ tài liệu về quy trình sản xuất, canh tác hồ tiêu trên những tiến bộ khoa học mới nhất.

- “Chìa khóa” mở thị trường lợn, gà là kiểm soát dịch bệnh - Tác giả Đình Thắng. Đó là khẳng định của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm chăn nuôi tại hội nghị hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức ngày 7/6/2017. Theo đánh giá cảu Cục Thú y, hiện nay trong chăn nuôi giết mổ lợn, gà và xuất khẩu còn tồn tại nhiều hạn chế, trong đó có rất nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ đan xen với cơ sở chăn nuôi tập trung, chưa hình thành được các vành đai an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi tập trung; chưa hình thành được các chuỗi sản xuất có kiểm soát theo hình thức khép kín; giá thành chăn nuôi còn cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới…

- Điện Biên: Hàng trăm ha lúa đặc sản bị dịch bệnh tấn công - Tác giả Vinh Duy. Vụ đông xuân 2017 tỉnh Điện Biên có khoảng 2.400 ha lúa trà sớm, chính vụ bị nhiễm bệnh đọa ôn cổ bông và đạo ôn hại trên lá, tập trung chủ yếu tại các huyện Điện Biên, Mường Lay, Mường Chà, trong đó hơn 700 ha nhiễm nặng.  Ông Hà Văn Quân - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên cho biết: đến thời điểm này tỉnh đã thống kê được 45 ha lúa Séng Cù của huyện Điện Biên bị ảnh hưởng, giảm năng suất đến trên 70%. Ngoài ra, gàn 700ha lúa Séng Cù tại huyện Điện Biên và TP.Điện Biên cũng bị giảm năng suất khoảng 30 - 40%.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Bổ sung 3 sản phẩm vào danh mục sản phẩm quốc gia - Tác giả Thiên Ngân

- 5 tháng Việt Nam xuất khẩu 48.000 tấn chè - Tác giả Thiên Hương

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Nông thôn thời “giải cứu”, bài cuối: Chủ yếu vẫn ăn chay - Tác giả Dương Đình Tường

- Gỡ vướng cho tàu 67 tiếp tục vươn khơi - Tác giả Văn Tuyết Mai

- Con tôm lại gặp rào cản nhập kh ẩu mới của Australia - Tác giả HD

- “Giải huyệt” ngành chăn nuôi để xuất khẩu - Tác giả Nguyên Huân

- Nhiều doanh nghiệp giảm mạnh giá thịt heo - Tác giả Sơn Trang

- Làng chiết, ghép cây ăn quả - Tác giả Hải Tiến

- Nỗ lực tìm đường ra cho chăn nuôi -Tác giả Nguyễn Minh

- Chăm bón lúa Tây Nguyên bằng phần NPK chuyên dùng - Tác giả Xuân Thự - Đặng Dung

- An Ngãi Trung đồng lòng về đích - Tác giả Phương Nghi

- Khởi sắc Đạ M’Bô - Tác giả Văn Tâm

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Xây dựng đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã 1 sản phẩm” - Tác giả Đoàn Hồng

- Hàng nghìn tấn bí xanh ở Gia Lai bị bỏ thối - Tác giả Lê Kiến

- Phải giúp người dân ở rừng sống được từ rừng - Tác giả Ngọc Lương

- Nuôi cá lồng, vịt trời bay có ngay 1 tỷ đồng - Tác giả Quốc Định

- Nam Định: Đào tạo nghề cho trên 10.000 hội viên nông dân - Tác giả Đông Hoàng

- Tỷ phú mận hậu vùng cao Sơn La - Tác giả Văn Chiến - Quốc Định

- Vải thiều được mùa kỷ lục - Tác giả Phú Lãm

- Lục Ngạn (Bắc Giang): Chật cứng các loại xe về mua vải - Tác giả Trần Dũng

- Khan hiếm giống lúa chịu mặn - Tác giả Huỳnh Xây

- Nông dân trúng mùa, trúng giá lúa hè thu sớm - Tác giả Huỳnh Xây

- “Nghi án” nước thải KCN ở Bắc Giang: Nhà nông méo mặt vì lúa lụi tàn bất thường - Tác giả Nguyễn Hoàn - Phú Lãm

- Hà Tĩnh: Chủ trại lợn “bức tử” đồng lúa đồng ý bồi thường cho nông dân - Tác giả Quỳnh Nga

- Cuộc đổi đời thần kỳ của đại gia nông dân - Tác giả Hồ Văn