I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Phát triển đàn bò thịt cao sản - Tác giả Sơn Trang. Bò sữa lây nay vẫn là vật nuôi chủ lực của TP.HCM. Tuy nhiên, trong thời gian tới, thành phố không chủ trương tăng đàn bò sữa, mà đẩy mạnh phát triển đàn bò thịt, nhất là bò thịt cao sản, chất lượng tốt. TP.HCM đặt ra mục tiêu đến 2020, tổng đàn bò thịt của TP là 30.000 con, hàng năm cung ứng 10.000 tấn thịt hơi và 7.000 con bò cái giống cho người chăn nuôi thafnhphoos cũng như các tỉnh khác, khối lượng trưởng thành 300 - 350 kg/con, tỷ lệ thịt xẻ 50 - 55%.

- Nuôi lợn GAHP hiệu quả cao - Tác giả Việt Khánh. Sau hơn 2 năm triển khai, mô hình chăn nuôi lợn theo quy trình GAHP nông hộ (thực hành chăn nuôi tốt) ở xã Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã lan tỏa với sự tham gia của hàng chục hộ dân. Tháng 6/2014, xã Hoằng Phượng chính thức tham gia dự án "Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP)", đến nay đã thành lập được 4 nhóm GAHP, mỗi nhóm gồm 20 hộ, mỗi hộ nuôi bình quân trên 15 con lợn, hiệu quả mang lại rất khả quan.

- “Cháy” lợn giống - Tác giả Minh Phúc. Trạm Nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp (Ninh Bình) thuộc Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) là cơ sở duy nhất của Việt Nam lưu giữ được giống gốc các dòng lợn ngoại có nguồn gen quý của tập đoàn giống heo hàng đầu thế giới PIC. Tại đây, đàn lợn hạt nhân được nuôi dưỡng ở chế độ đặc biệt, cách ly hoàn toàn với nguồn gây bệnh nhờ được bao bọc xung quanh là núi, tách biệt với khu dân cư. Năm 2016, trạm nuôi giữ 500 lợn nái cụ kỵ và 350 lợn nái ông bà. Nhờ chủ động duy trì và khai thác đàn lợn giống hạt nhân; được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, trung tâm từng bước hạ giá thành sản xuất giống để phù hợp với điều kiện đầu tư của người chăn nuôi Việt Nam. Chỉ tính 11 tháng đầu năm 2016, trạm đã chuyển giao vào sản xuất 4.813 con lợn cái hậu bị ông bà và bố mẹ, 494 con lợn đực giống hậu bị các loại. Năng lực sản xuất con giống của trạm ở thời điểm hiện tại vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển chăn nuôi của thị trường, và thường xuyên trong tình trạng “cháy hàng”.

- Trồng đậu tương không cần phân urê - Tác giả Nguyên Huân. Nếu hạt giống đậu tương được xử lý bằng các chế phẩm vi sinh, cây đậu tương sẽ tự cố định đạm sau khoảng 2 tuần gieo trồng và không phải bón bổ sung urê, năng suất tăng từ 5 - 10% trong khi chi chí chỉ bằng 10% so với bón urê. “Đây là tiến bộ kỹ thuật mới có thể ứng dụng trên diện rộng nhằm góp phần thay đổi tập quán canh tác của nông dân, giảm chi chí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, phục vụ sản xuất đậu tương theo định hướng canh tác bền vững cũng như phù hợp mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà Bộ NN-PTNT và Chính phủ đang quyết liệt triển khai”, TS Lê Đức Thảo.

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Dân chê bắp giống hỗ trợ sau hạn - Tác giả Đăng Nhật. Sau hạn hán, người dân tại xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa (Gia Lai) được hỗ trợ hơn 9 tấn bắp giống LVN10, với tổng trị giá gần 700 triệu đồng. Tuy nhiên, theo nhiều người dân phản ánh, đây là giống kém chất lượng, năng suất thấp, bà côn đã không trồng từ 10 năm nay…Không chỉ riêng xã Ia Rsươm, một số xã khác trên địa bàn huyện Krông Pa khi trồng giống LVN10 đều cho năng suất không cao.

- Khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp: Các nghiên cứu phải phù hợp nhu cầu thực tiễn - Tác giả Chúc Ly. Với mục tiêu đẩy mạnh khoa học công nghệ (KHCN), phục vụ sản xuất nhằm gia tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, ngày 8.12, Vụ KHCN và môi trường (Bộ NNPTNT) đã tổ chức hội thảo bàn giải pháp nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và khuyến nông phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp. Trong những năm qua, công tác KHCN, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đặc biệt là tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới thì vai trò của KHCN càng cấp thiết hơn nữa. Trong thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ điều chỉnh lại đúng chức năng của Trung tâm Khuyến nông quốc gia là một cơ quan quản lý nhà nước, còn thực hiện là các viện, trường, doanh nghiệp, địa phương.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao giá trị sản xuất dừa - Tác giả T.A.

- Nhập khẩu phân bón, thuốc BVTV đều giảm - Tác giả Thiên Ngân

- Bạc Liêu: Phát hiện hơn 50 triệu tôm giống không qua kiểm dịch - Tác giả TTXVN

- Khánh Hòa: Mưa kéo dài, đàn bò thiếu thức ăn - Tác giả Công Tâm

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Thúc đẩy hợp tác Việt - Nhật trong nông nghiệp công nghệ cao - Tác giả CP

- Quảng Bình: Cấp phát gần 2.500 tấn gạo hỗ trợ người dân - Tác giả Tâm Nguyễn

- Chăn nuôi mất cân đối? - Tác giả Văn Hùng

- Giá heo giảm vì Trung Quốc ngưng mua - Sơn Trang

- Huyện Phú Thiện: Phát triển nông nghiệp bền vững từ đầu tư thủy lợi - Tác giả Trần Đăng Lâm

- Hướng tới HTX thanh long kiểu mới tại Bình Thuận - Tác giả Nguyễn Thanh

- Khánh Hòa: Bí đỏ mất mùa - Tác giả Kim Sơ

- Phú Yên: Mai, quất Tết tiêu thụ chậm - Tác giả Huỳnh Kim

- An Giang: Bình ổn thị trường chuẩn bị phục vụ Tết - Tác giả Hương Huệ

- Bạc Liêu: Phát hiện nhiều xe chở tôm giống không qua kiểm dịch - Tác giả Trọng Linh

- Hiệu quả chính sách xây dựng NTM - Tác giả T.Nga - H.Nguyên

- Rau chùm ngây ngon và bổ dưỡng - Tác giả GS Mai Văn Quyền

- Bệnh đạo ôn hại lúa - Tác giả TS Nguyên Minh Tuyên

- Trồng thanh long dễ mà khó - Tác giả Chu Công Tiện

- Bình Liêu phát huy thế mạnh nông nghiệp - Tác giả Việt Quang

- Tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất - Tác giả PV

- Môi trường nuôi tròng thủy sản - thách thức lớn: Bảo vệ nguồn nước để phát triển nghề nuôi cá tra:

+ Nuôi cá tra cũng gây… ô nhiễm - Tác giả Trung Chánh - Hoàng Vũ

+ Các giải pháp xử lý nước thải - Tác giả Lê Hoàng - Đào Chánh

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Khuyến khích nông dân liên kết sản xuất - Tác giả Công Tâm - Phương Đông

- Triệu phú ba ba gai miền núi đá - Tác giả Thanh Tâm

- Trầu không ra ruộng, lá đi Đài Loan - Tác giả Cảnh Thắng

- Bưởi cảnh giá nghìn đo “xuống phố” đón Tết - Tác giả Phú Lãm

- Xây dựng nông thôn mới ở Nga Sơn (Thanh Hóa): Làm đúng và sáng tạo huy động sức dân - Tác giả Bùi Oanh

- Ngọc Mỹ ưu tiên nâng cao đời sống nhân dân - Tác giả Bùi Việt Trinh

- Tỷ phú 40 tuổi coi ngư trường là “nhà” - Tác giả Dũ Tuấn