I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Bức tranh kinh tế hợp tác ở Lào Cai, bài cuối: Mạnh tay củng cố tổ chức sản xuất - Tác giả Kế Toại (thực hiện). Tỉnh Lào Cai đang xây dựng đề án “Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến 2025”. Liên quan đến đề án này, PV NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Chu Hoàng Nguyện, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT Lào Cai), đơn vị chủ trì đề án. Ông Nguyện cho biết: Nội dung trọng tâm của đề án là nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức kinh tế hợp tác (củng cố kiện toàn, thành lập mới các HTX; hỗ trợ hạ tầng, nâng cao năng lực, xây dựng cơ chế chính sách…) gắn việc phát triển các HTX với liên kết nhằm thúc đẩy SXNN hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo hướng chuỗi giá trị, gắn với tái cơ cấu ngành và xây dựng NTM.

- Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững - Tác giả Tuấn Anh. Trước thực trạng hồ tiêu phát triển nóng về diện tích, dịch bệnh thường xuyên phát sinh cũng như tình trạng giá hồ tiêu có nhiều biến động, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Sở NN-PTNT Đắk Nông tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững”. Năm 2016 nước ta XK trên 177.000 tấn hồ tiêu, đạt kim ngạch 1,42 tỷ USD và chiếm 50% thị phần tiêu thụ hồ tiêu của thế giới. Tuy nhiên, trong sản xuất hồ tiêu ở nước ta còn nhiều bất cập. Ông Trần Văn Khởi, Q. Giám đốc Trung tâm KNQG cho biết, ngành hồ tiêu Việt Nam đang đối mặt với ba vấn đề lớn cần sớm giải quyết. Thứ nhất là diện tích vượt xa quy hoạch, thứ hai là canh tác chưa bền vững với nhiều tồn tại về kỹ thuật, giống…; thứ ba là một số vấn đề tồn tại liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. TS Nguyễn Như Hiến, Cục Trồng trọt đề xuất, việc cần làm ngay hiện nay là các tỉnh phải rà soát lại quy hoạch; vận động, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát để người dân không trồng hồ tiêu tại các khu vực không phù hợp với thổ nhưỡng; đồng thời đẩy mạnh SX theo hướng GAP, đẩy mạnh liên kết trong mọi công đoạn, từ SX đến chế biến, đa dạng hóa sản phẩm; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, đặc biệt là các thị trường khó tính…

- Phát triển giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu - Tác giả Hữu Đức. Vừa qua, tại TP Cần Thơ, Cục Trồng trọt, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, cơ quan hợp tác phát triển Đức (GIZ) đã tổ chức hội thảo “Xây dựng mạng lưới đối tác nghiên cứu, phát triển lúa thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL. Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất xây dựng mạng lưới đối tác cấp vùng nghiên cứu, phát triển lúa thích ứng với biến đổi khí hậu; mục tiêu, nguyên tắc của mạng lưới; quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia; phương pháp vận hành và tổ chức mạng lưới… Đại diện 11 cơ quan gồm Cục Trồng trọt, VAAS, ICMP, IRRI, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, ĐH Cần Thơ và 5 Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham gia ký kết bản ghi nhớ hợp tác mạng lưới đối tác nghiên cứu, phát triển lúa thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Kiên Giang: Phát triển nghề nuôi biển công nghệ Na Uy - Tác giả Đ.T.Chánh

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Vấp phải doanh nghiệp “ma”, nông dân điêu đứng: Nạn bán giống, bán phân, hứa bao tiêu sản phẩm rồi… mất hút khiến nhiều nông dân lao đao. Báo NTNN đã điều tra, phát hiện rất nhiều công ty, tổ chức “ma” hoạt động theo phương thức này, đẩy nhiều nông dân lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

+ Chua chát vì chanh dây, khóc không thành tiếng - Tác giả Lê Kiến. Sau 4 tháng ký hợp đồng trồng chanh dây với Công ty TNHH Tuấn Đại An, nhiều nông dân ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pứh, Gia Lai) phát hiện toàn bộ diện tích chanh dây nhưng thu toàn lá, mỗi cây chỉ ra vài quả. Ban đầu, Công ty đến bán giống, bán phân và cam kết với người dân đủ kiểu, đến khi chanh dây không có trái thì họ bỏ chạy không thấy đâu. Đây là hoạt động tự phát giữa người dân với công ty.

+ Bị “bùng”, hàng trăm tấn bí xanh đành bỏ thối - Tác giả Lê Kiến. Cung cấp hạt giống, bán vật tư và hứa bao tiêu sản phẩm, nhưng đến lúc thu hoạch công ty lại bặt vô âm tín, khiến nhiều hộ nông dân ở Gia Lai khóc ròng trước hàng trăm tấn bí xanh giống Đài Loan không biết bán cho ai. Điều đáng nói là trong các hợp đồng, có nhiều điều khoản bất lợi cho nông dân.

- Trữ tiêu chờ giá, nông dân mất nghìn tỷ - Tác giả Đăng Nhật. Đầu vụ thu hoạch, giá hồ tiêu ở mức 130.000 đồng/kg nên nhiều nông dân ở Tây Nguyên đã quyết trữ lại chờ giá lên, nào ngờ mấy tháng sau, giá tiêu giảm chỉ còn 70.000 đồng/kg. Tính ra mỗi tấn tiêu, nông dân mất đứt 60 triệu đồng. Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê - cho biết: “Do người dân găm hàng nên thời gian tới giá có thể tăng nhưng không nhiều, còn về dài hạn thì dự báo 2 năm tới giá tiêu còn giảm mạnh hơn nữa”. Cũng theo ông Bính, tốt nhất là người dân nên ngưng trồng mới hồ tiêu trong vòng 5 năm tới, tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp, đồng thời tăng cường chế biến, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Hồ tiêu “đảo ngọc” Phú Quốc giá từ 120.000 - 200.000 đồng/kg - Tác giả PV

- An Giang: Tập trung hoàn thành kế hoạch xuống giống lúa hè thu 2017 - Tác giả Công Trinh

- Trà Vinh: Gần 50.000 lao động nông thôn huyện Trà Cú được đào tạo nghề - Tác giả Hoàng Việt

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Đồng Nai: Nhân rộng vùng chăn nuôi an toàn - Tác giả M.Sáng

- Hậu Giang ưu tiên đầu tư vào nông nghiệp CNC - Tác giả Duy Ba

- Phát huy thế mạnh tàu 67: Uy lực trên biển - Tác giả Tâm Phùng

- Thứ trưởng Vũ Văn Tám thị sát tàu 67 - Tác giả Vũ Đình Thung

- Xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng ấn tượng - Tác giả Sơn Trang

- Giá chè thế giới sẽ tăng mạnh - Tác giả LB

- Nhau cầu cao su tăng - Tác giả L.H

- Nhập khẩu ngô từ Thái Lan tăng - Tác giả V.M

- Giá sắn tiếp tục giảm - Tác giả Công Hoàng

- Organica thuê công ty nước ngoài giám sát trang trại hữu cơ - Tác giả Thanh Sơn

- Bón phân Đầu Trâu giảm bệnh hại cây tiêu - Tác giả GS Mai Văn Quyền

- Trồng nho giống mới tại Lạng Sơn - Tác giả Nguyễn Lân Hùng

- Máy phun hạt - giải pháp giảm lượng giống - Tác giả Vũ Bá Quan

- Về nơi không có hộ nghèo - Tác giả Nguyễn Loan

- Dự thảo nghị định về tổ hợp tác thay thế Nghị định 51 - Tác giả Trần Long

- Vì sao chưa phát huy nguồn gen quý từ 1.600 giống lúa cổ truyền? - Tác giả Hữu Đức

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Quốc hội thảo luận dự án luật thủy sản: Đề xuất hỗ trợ cho nông dân sản xuất trực tiếp - Tác giả Lương Kết

- Tạo hành lang hỗ trợ để thúc đẩy tổ hợp tác phát triển - Tác giả Thu Hà

- Vụ tàu 67 hư hỏng tại Bình Định: Ngư dân sốt ruột, doanh nghiệp vẫn “bình chân như vại” - Tác giả Dũ Tuấn

- Công nhận sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia - Tác giả Trương Hồng

- “Căn cứ bí mật” sản xuất dược liệu quý hiếm của nông dân 9X - Tác giả Huỳnh Xây

- Bắt tay làm nông nghiệp công nghệ cao, kiếm tỷ đồng - Tác giả Thanh Tuyền