I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Hối hả sản xuất sau lũ - Tác giả Đắc Thành. Hai đợt mưa lũ liên tiếp khiến vụ sản xuất lúa đông xuân 2016-2017 trên địa bàn Quảng Nam bị trễ thời vụ. Sau lũ nông dân ra đồng khẩn trương gieo sạ. Ngay sau khi lũ rút, ngành NN-PTNT Quảng Nam triệu tập cuộc họp khẩn trương khắc phục. Theo đó, chỉ đạo đưa giống lúa ngắn ngày vào sản xuất. UBND tỉnh Quảng Nam sớm cấp tiền hỗ trợ nông dân. Ông Lê Muộn, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết, vụ đông xuân vùng trung du và đồng bằng sản xuất hơn 28.000ha lúa, do mưa lũ kéo dài nên một số vùng chậm thời vụ. Sau lũ có khoảng 15.000ha lúa vùng sâu trũng bị ngập nước.

- Bưởi cảnh chưa tết đã “cháy” - Tác giả Trần Hồ. Dọc tuyến đường đại lộ Thăng Long (Hà Nội), những vườn bưởi cảnh nhộn nhịp người tham quan, đặt hàng. Đến đây, ai cũng muốn mua được những chậu bưởi cảnh ưng ý về chơi Tết. Mặc dù còn nửa tháng nữa mới đến Tết, nhưng theo nhiều chủ vườn, bưởi cảnh đã bán hết cách đây cả tháng.

- Thanh long nghịch vụ đón tết - Tác giả Thành Long. Hiện thanh long đang ở vụ nghịch nên nông dân đang tích cực xông đèn xử lý, chăm sóc để bán dịp tết. Năm nay sản lượng ít nên giá thanh long vẫn ổn định ở mức cao. Ngoài ra, một số nông dân còn trồng thanh long chậu để phục vụ nhu cầu làm kiểng…

- Nuôi nai thu nhập khá - Tác giả Kim Sơ. Dù nghề nuôi nai không còn “hót”, nhưng ông Dương Văn Tâm, thôn Ngọc Phước 2, xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa (Phú Yên) vẫn duy trì đàn nai khai thác nhung cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/năm. Tính đến nay ông đã có thâm niên trong nghề nuôi nai trên 20 năm. Cũng theo ông Tâm, nghề nuôi nai rất dễ, thậm chí không tốn công chăm sóc nhiều như nuôi bò. Do đó, dù nuôi 20 con nai nhưng hằng ngày ông vẫn ra đồng sản xuất 2,5 sào rau màu và hoa Tết, cũng cho thu nhập khá.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Nỗ lực bảo vệ gia súc, gia cầm - Tác giả Dương Lam

- Chuyển đổi giống cây trồng rừng - Tác giả Nguyên Huân

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Loay hoay xác định nông sản chủ lực, bài 1: Mỗi tỉnh chọn một “món” - Tác giả Huỳnh Xây - Thiên Hương. Thời gian gần đây, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam từng chiếm vị thế chủ lực trên thị trường trong nước và xuất khẩu như gạo, cà phê, sắn, cao su… đang trên đà sụt giảm tăng trưởng. Trong khi đó, những mặt hàng lâu nay ít được quan tâm đầu tư như rau, đậu, trái cây lại có những bước tăng trưởng ngoạn mục. Điều này khiến nhiều nông dân và người quan tâm lĩnh vực nông nghiệp băn khoăn: Chọn cây gì làm nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam? Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSLC) được xác định là vùng có nhiều thế mạnh để xây dựng các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, vì thế Bộ NNPTNT đã phối hợp Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức không ít hội thảo về liên kết, hợp tác sản xuất nông sản chủ lực tại các tiểu vùng thuộc ĐBSCL. Dù đã có định hướng chiến lược của Bộ NNPTNT, song các tiểu vùng vẫn khá lúng túng trong việc lựa chọn sản phẩm chiến lược phục vụ xuất khẩu.

- Tìm được… ruộng sau 1 tháng ngập lũ - Tác giả Dũ Tuấn. Chiều 8.1, nước lũ mới bắt đầu rút tại nhiều cánh đồng (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định). Nông dân lập tức mang cuốc, xe cơ giới… ra ruộng để dọp dẹp, chuẩn bị gieo sạ. “Thời gian gieo sạ bị trễ hơn so với chính vụ nên người dân đang khẩn trương khắc phục. Điều đáng lo là nạn sa bồi, thủy phá khiến đồng ruộng không còn như thời điểm trước lũ. Sẽ rất khó khăn nhưng chúng tôi luôn sát cánh để hỗ trợ nông dân hết mình”- ông Nguyễn Văn Nhâm - Chủ tịch UBND xã Phước  Hòa chia sẻ.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Vụ ngao chết hàng loạt ở Thanh Hóa: Chất thải đổ ra bãi nuôi có nhiều tiêu chí vượt ngưỡng - Tác giả Bùi Oanh

- Kiểm tra các điều kiện để chuẩn bị lấy nước gieo cấy lúa đông xuân - Tác giả P.T

- Hỗ trợ 11 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ - Tác giả L.S

- 2 bộ phối hợp điều chỉnh cơ cấu sản xuất gạo - Tác giả L.S

- Đăk Lăk: Cấp hạt giống cà phê vối lai cho nông dân - Tác giả B.T

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Giá heo chênh lệch phi lý - Tác giả Đ.Quyên

- Vì sao thuốc diệt cỏ 2.4D bị đề xuất cấm? - Tác giả Lê Bền

- Xóm nhiễm mặn - Tác giả Châu Lan

- Long An: Ưu đãi doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao - Tác giả Phương Chi

- Công ty Nam Miền Trung cung ứng tôm sú giống thế hệ mới - Tác giả Thanh Sơn

- Hà Nam: Phấn đấu mỗi xã xây dựng một cánh đồng công nghệ cao - Tác giả Nguyễn Chinh

- DABACO xây dựng nhà máy ép dầu thực vật - Tác giả Bình Nguyên

- Ra mắt thương hiệu thức ăn gia súc quốc tế Gluck - Tác giả Nguyên Huân

- Bí quyết chế biến miến dong ngon - Tác giả Nguyễn Hải Tiến

- Nông sản sạch nhờ chế phẩm sinh học - Tác giả Trịnh Lan

- Cơ giới hóa trên “đất Thép” - Tác giả Nghĩa Hưng

- Cuộc đua nhiều gian khó - Tác giả Tâm Đan - Thanh Nga

- An Giang: Công nhận th êm 8 xã đạt chuẩn - Tác giả Hương Huệ

- Lũ chặn đà xây dựng NTM của Bình Định - Tác giả Vũ Đình Thung

- 100% công trình thủy lợi sẵn sàng lấy nước đổ ải - Tác giả Minh Phúc

- Tăng cường sản xuất thịt mát, thịt cấp đông dịp tết - Tác giả Bình Nguyên

- Thanh Hóa: Ngao tiếp tục chết hàng loạt - Tác giả Việt Khánh

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Cao Bằng phải đi lên từ lợi thế về nông nghiệp - Tác giả Anh Thư

- Giá hoa dịp tết dự báo sẽ tăng cao - Tác giả Thùy Anh

- Dân xã đảo Đồng Rui bất an bên con đê xói lở - Tác giả Nguyễn Quý

- Vừa đi làm vừa nuôi vịt, tháng thu gần nghìn đô - Tác giả Kim Oanh

- Xã vùng cao khấm khá từ trồng rừng - Tác giả Khắc Điệp

- Con tôm “mơ” 10 tỷ USD - Tác giả Thuận Hải

- Đồng Nai: Nước ngầm giảm và ô nhiễm trầm trọng - Tác giả Trần Thế