I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Phụ nữ tự tin làm giàu từ cây quế - Tác giả Lưu Hòa. Hiện diện tích quế toàn tỉnh Lào Cai trên là 45.000ha, trong đó riêng huyện Văn Bàn có hơn 5.460 ha. Những năm gần đây, Tiểu dự án “Phát triển hệ thống thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm quế nhằm tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ tỉnh Lào Cai” được triển khai tại 2 huyện Văn Bàn và Bắc Hà. Dự án được Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai và Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) triển khai thực hiện. Qua đó, đã tác động nâng cao nhận thức cho hơn 5.000 người dân tham gia dự án. Trong đó, có 2.785 phụ nữ vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận dự án nâng cao nhận thức, tự tin, khẳng định vị thế bản thân. Đã có hơn 1.200 phụ nữ tăng sự tự tin, thay đổi trong vai trò và chuẩn mực giới, tăng sự tự tịn phát triển cây quế và làm giàu từ cây quế trên chính mảnh đất quê hương của mình.

- Vải thiều cần nhặt sạch lá, cắt cuống ngắn – Tác giả Bá Thắng. Uỷ ban nhân dân huyện Lục Ngạn lưu ý người dân khi thu hoạch, bó vải cần được xử lý hoàn toàn sạch lá, và chiều dài cuống không được quá 10cm. Theo một số điểm thu mua vải thiều tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, thương lái Trung Quốc yêu cầu chặt chẽ về chất lượng, cũng như quy cách bó, đóng hộp sản phẩm trong vụ thu hoạch 2022. Uỷ ban nhân dân huyện Lục Ngạn cũng đã có công văn gửi các đơn vị liên quan và các địa phương trong huyện triển khai phổ biến, kiểm tra giám sát quy định khi thu hoạch, bó vải phải được xử lý hoàn toàn sạch lá, cắt cuống các bó vải, với chiều dài cuống không quá 10cm. Không tự ý xử lý, bảo quản quả vải bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc hóa chất không được phép.

- Vải Bắc Giang giá cao hơn mọi năm – Tác giả Phạm Giang. Theo Uỷ ban Nhân dân huyện Lục Ngạn, tính đến ngày 9/6/2022, toàn huyện có 96 điểm cân, thu mua vải; lũy kế sản lượng tiêu thụ vải chín sớm là 3.938 tấn; giá bán sản phẩm dao động từ 18.000 - 35.000 đ/kg. Trong đó, sản phẩm vải chín sớm được tiêu thụ chủ yếu lại thị trường nội địa khoảng 2.067 tấn; xuất khẩu khoảng 1.795 tấn. So với mọi năm, giá bán tại vườn vải thiều vụ này cao hơn, đạt khoảng 25.000 - 35.000 đồng/kg. Đây chính là yếu tố được Lục Ngạn kỳ vọng, cũng là đòn bẩy giúp vựa vải sớm Tân Yên đạt doanh thu cao nhất từ trước đến nay. 

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng – Tác giả Thanh Lưu.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Trồng chè hữu cơ, HTX thu 10 tỷ đồng/năm – Tác giả Bình Minh. Hợp tác xã chè Hảo Đạt, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên được thành lập năm 2016, ngay từ khi thành lập Hợp tác xã đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn cho các thành viên tổ chức sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng hữu cơ. Hiện nay, diện tích chè nguyên liệu được chứng nhận sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP của Hợp tác xã là 10 ha, với sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 130 tấn/năm. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên, để nông dân sản xuất chè theo hướng hữu cơ, Chi cục đã hướng dẫn nông dân, Hợp tác xã quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, an toàn. 

- Chăm vườn nhãn xuồng tím,ông Phúc gặp “vận đỏ” – Tác giả Huỳnh Xây. Một lão nông ở xã Chánh An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long đang trồng 150 gốc nhãn xuồng tím (trái giống nhãn tím) ra trái cứ như “đột biến”. Đây là loại nhãn trái to, cơm vàng nhìn rất đẹp. Hiện giá bán nhãn xuồng tím rất cao. Theo phóng viên tìm hiểu, ngoài trái rất to, vỏ màu tím, cơm dày màu vàng, hạt không lớn, Ông Phúc cho biết, hiện giá nhãn xuồng tím bán tại vườn được 50.000 đồng/kg, mức giá này không thua bất cứ loại nhãn nào trên cả nước. Trước đó, đầu năm 2022, tôi bán nhãn này với giá 80.000 đồng, hiện do vào vụ trái cây ở Đồng bằng sông Cửu Long nên phải giảm giá. Nhãn xuồng tím được tôi trồng theo hướng hữu cơ nên hoàn toàn không phân thuốc hóa học, ăn rất ngon. 

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn Kiềng Sắt thương phẩm – Tác giả Mạnh Hùng (TTKN Quảng Ngãi);

- Chăm sóc, nuôi dưỡng vịt biển 15 – Đại Xuyên – Tác giả Đào Minh Thuận;

- Bình Định: 29,5 ha nuôi tôm công nghệ cao – Tác giả P.T;

- Đăk Lăk: Xây dựng thương hiệu “Sầu riêng Krông Pắc” – Tác giả V.Đ;

- Hà Nam: Khảo sát dùng phân Nano Silic bón lúa – Tác giả T.L. 

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Hài hòa lợi ích bản quyền giống lúa OM 18 – Tác giả Kim Anh – Trọng Linh;

- Long An: Phấn đấu năm 2025 có 10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn – Tác giả Thanh Phong;

- Khoai lang tím mỏi mòn chờ sang Trung Quốc – Tác giả Văn Việt – Minh Đảm;

- Khôi phục đàn heo giống hạt nhân, tạo tiền đề chăn nuôi bền vững – Tác giả Trung Chánh – Văn Vũ;

- Nâng tầm chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo – Tác giả Tâm Phùng – Thanh Nga;

- Giải pháp tăng trưởng quả cà phê đầu mùa mưa – Tác giả TS. Trương Hồng;

- Bí quyết đẹp hơn, xanh hơn từ dừa – Tác giả Ngọc Bích;

- Lợi thế ngành thịt nuôi cấy trong cuộc đua trên thị trường đạm thay thế, Singapore khuyến nghị không mua gà nguyên con vì khan hiếm, Xử lý vỏ trái sầu riêng làm phân bón hữu cơ – Nam Nguyên (tổng hợp từ nguồn BSAS).

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Bà Rịa – Vũng Tàu: Giải ngân 500 triệu đồng cho hộ nuôi dê – Tác giả Đức Thịnh;

- Ký thỏa thuận hợp tác thực hiện an sinh cho hội viên – Tác giả Bùi My;

- Trồng lúa thân thiện, năng suất tăng, chi phí giảm – Tác giả Minh Ngọc;

- Có vốn nuôi vịt, cá, nông dân nhanh khấm khá – Tác giả Đức Thịnh;

- Giá lúa hè thu ổn định – Tác giả A.T;

- Dán tem truy xuất dưa hấu Ngọc Liên;

- Hà Nội có 39 mô hình chăn nuôi ứng dụng CNC – Tác giả Nguyên An;

- Xúc tiến thương mại trên nền tảng số: Bước chuyển bền vững – Tác giả Tùng Lâm;

- Vườn rau hữu cơ của vợ chồng tiến sĩ – Tác giả Viết Niệm.