I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Nhộn nhạo giống cây trồng Tây Nguyên: Treo đầu dê, bán thịt chó - Tác giả Nhóm PV miền Trung - Tây Nguyên. Tây Nguyên, vùng đất đỏ bazan màu mỡ thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có giá trị cao như cà phê, cao su, tiêu... Do nhu cầu giống cây trồng ngày càng lớn nên cơ sở kinh doanh mọc lên như nấm, buôn bán nhộn nhạo khó phân biệt giống bảo đảm chất lượng... Bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên khi chọn giống cây trồng thường nghĩ ngay đến giống Ea Kmat thuộc Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Tuy nhiên niềm tin của họ đang bị lung lay do có hàng trăm cơ sở bán giống cây trồng đều gắn tên Ea Kmat.

- Tiếp tục chương trình Canh tác lúa thông minh - Tác giả Lê Hoàng Vũ. Vừa qua, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Cty CP Phân bón Bình Điền tiếp tục triển khai chương trình "Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu" vụ HT 2017 tại 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Mục tiêu quan trọng nhất của chương trình là cung cấp cho nông dân các giải pháp kỹ thuật canh tác phù hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu, đảm bảo năng suất và thu nhập ổn định. Vụ HT 2016 các mô hình trình diễn ở ĐBSCL đều đạt kết quả rất tốt, năng suất bình quân ở 13 mô hình đạt 6,09 tấn/ha cao hơn 440 kg/ha so với ruộng sản xuất theo tập quán canh tác cũ (5,65 tấn/ha), lợi nhuận bình quân mô hình cao hơn vượt trội so với đối chứng khoảng 3,4 triệu/ha.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Trụ vững trong lúc khó - Tác giả Đỗ Bảo Châu

- Sáng chế máy sấy đảo chiều nhiệt siêu nhỏ - Tác giả PV

- Hỏi & đáp: Cách phòng trị bệnh héo xanh dưa hấu? phòng sâu bệnh hại cho lúa xuân?

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Khởi động đại dự án du lịch Kênh Gà - Vân Trình (Ninh Bình), kỳ 1: Dự án chồng lên vùng thoát lũ - Tác giả Trần Quang. Được thiên nhiên ưu đãi nhiều hang động, suối nước nóng, khu du lịch Kênh Gà – Vân Trình được tỉnh Ninh Bình kỳ vọng sẽ trở thành một dự án du lịch lớn tầm cỡ quốc tế. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học lo ngại khi đại dự án du lịch này được triển khai mà không tính toán kỹ lưỡng, sẽ có thể gây mất an toàn cho hệ thống thoát lũ của sông Hoàng Long.

- Nuôi vỗ béo cua mẹ, nông dân thu lợi khá - Tác giả Chúc Ly. Tận dụng lợi thế chất lượng cua Năm Căn đã được khắp nơi tin tưởng, nhiều hộ dân tại huyện Năm Căn (Cà Mau) đã mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình nuôi “vỗ béo” cua mẹ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn 12 năm gắn bó với nghề “vỗ béo” cua mẹ (hay còn gọi là sản xuất cua mẹ ốp trứng), anh Nguyễn Văn Niêm (ngụ khóm 5, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn) cho rằng đây là mô hình đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần người nuôi có tính tỉ mỉ thì tỷ lệ thành công rất cao. Với mô hình này, bình quân mỗi tháng anh Niêm bán ra được 50-70 con cua mẹ, giá mỗi con giao động từ 1,5-2 triệu đồng tùy thời điểm, trừ chi phí mỗi tháng anh lãi 20-30 triệu đồng.

- Cây mắc ca ra lứa quả đầu tiên trên đất xứ Quảng - Tác giả Công Xuân. Sau gần 30 tháng kể từ khi trồng, không chỉ phát triển tốt và ra hoa; nhiều cây mắc ca, vốn được mệnh danh là cây "triệu đô" đã ra lứa quả bói đầu tiên trên đất Quảng Ngãi. Với kết quả này, các cấp ngành Quảng Ngãi kì vọng sẽ giúp hàng ngàn hộ đồng bào Ca Dong ở huyện miền núi Sơn Tây, có cơ hội đổi đời từ trồng mắc ca.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- An Giang: Chú trọng trồng rau màu phục vụ xuất khẩu - Tác giả BT

- Siết chặt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật - Tác giả Lan Anh

- Xây dựng cảng cá động lực miền Trung - Tác giả P.T

- Khánh Hòa: Công bố nhãn hiệu 3 giống xoài đặc sản - Tác giả Công Tâm

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các bài:

- Thu tiền tỷ từ đất khó - Tác giả Như Quỳnh - Xuân Sơn. Mạnh dạn mang giống cam Xoàn, cam V2 từ Hòa Bình về trồng thử nghiệm trên khu đất sét, đất bạc màu, sau bao nhiêu năm vất vả, trăn trở  với cây cam, gia đình anh Đỗ Xuân Sơn ở thôn 9, xã Xuân Trường (Thọ Xuân - Thanh Hóa) đã thu về tiền tỷ mỗi năm. Anh Sơn đến với nghề trồng cam từ năm 2013, khi địa phương quy hoạch hơn 2ha diện tích đất sản xuất kém hiệu quả của xã, anh đã mạnh dạn đứng ra đấu thầu để trồng cây ăn quả. Sau khi đầu tư trồng 2ha cam Xoàn phát triển tốt, Sơn mạnh dạn đầu tư thêm 4ha đất nữa để trồng thêm các giống cam V2, bưởi Diễn, bưởi Tân Lạc, bưởi Luận Văn, đến nay đều đã cho thu hoạch. Hiện, vườn nhà anh đã có khoảng 200 cây cam Xoàn, cam V2 và 2.000 cây bưởi Diễn, bưởi Luận Văn, bưởi Tân Lạc. Khi quả chín rộ, thương lái đến tận nơi thu mua, có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu. “Mỗi cây cam phát triển tốt cho khoảng 30 - 40kg quả, giá bán ngày thường 30.000 đồng/kg tại vườn, bưởi là 55.000 đồng/kg. Nhờ hai loại cây này, mỗi năm tôi bỏ túi cả tỷ bạc”, Sơn chia sẻ.

- Liên kết trồng rau sạch - Tác giả Hoàng Thị Thanh Huyền. Mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP của Hợp tác xã (HTX) Hào Quang, thôn 2, xã Đắk We (Đắk R’Lấp - Đắk Nông) là một trong số ít tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả. Được thành lập từ tháng 3/2016, với quy mô 3ha, 16 thành viên tham gia, HTX chuyên sản xuất các mặt hàng rau sạch như: cải ngọt, cải cúc, rau ngò (Miền Bắc gọi là rau mùi), xà lách, các loại đậu, mướp đắng, củ cải, cà rốt,… mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 563 tấn rau tươi.

- Giải pháp sản xuất cà phê thích ứng biến đổi khí hậu: Áp dụng các mô hình xen canh - Tác giả Khánh Nguyên. Đẩy mạnh tái canh, áp dụng mô hình tưới tiết kiệm, trồng xen cây che bóng, cây ăn quả trong vườn cà phê là những giải pháp được chuyên gia khuyến cáo nông dân áp dụng để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay. Chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cà phê bền vững tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề: “Canh tác cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu” vừa được tổ chức tại Gia Lai, ông Phan Thế Anh ở xã Bàu Cạn (Chư Prông - Gia Lai) cho biết, sau khi được thăm quan một vài mô hình trồng cà phê có cây che bóng, gia đình ông cũng đã trồng muồng đen quanh bờ lô, còn trong vườn thì trồng xen cây ăn quả là các giống bơ chín muộn. Việc trồng xen cây muồng và cây bơ khiến ong về khá nhiều, có lợi cho sự thụ phấn của hoa cà phê.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Cao Bằng: Tổng kết mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm an toàn trong nông hộ - Tác giả PV

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Cá, tôm hùm chết không ngớt trên sông Chà Và - Tác giả Minh Sáng

- TT-Huế xuất hiện 2 ổ dịch H5N6 - Tác giả Quốc Việt

- Lấy rừng làm “hồn cốt” để làm giàu - Tác giả Lê Bền

- Gỡ thuế NK để tăng XK cá ngừ sang Nhật - Tác giả Sơn Trang

- Ngư dân đánh bắt cá ngừ được mùa kép - Tác giả Kim Sơ

- “Thời tiết kỳ quá, cây không đậu được quả” - Tác giả Trần Hiếu

- Mùa “vàng trắng” - Tác giả Tiến Dũng

- Vụ ớt gian nan - Tác giả An Nhân

- Thanh Hóa: Triển khai toàn diện, xây dựng NTM bền vững - Tác giả Việt Khánh

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Khai mạc Hội chợ và triển lãm “Thành tích nông dân xuất sắc thời hội nhập - nông nghiệp đô thị và giao thương kinh tế vùng ĐNB 2017”: Nhiều cơ hội giao thương, quảng bá sản phẩm - Tác giả Nguyên Vỹ

- Kiếm 400 triệu đồng mỗi năm ở nơi heo hút - Tác giả Vương Thị Mai

- Cầm cố sổ đỏ để duy trì đàn, bắt lợn nhịn… đẻ - Tác giả Nguyên Vỹ

- 5 triệu hộ nuôi lợn chờ được tiếp sức - Tác giả Ngọc Lê

- Trồng tiêu sạch - không lo đầu ra - Tác giả Trần Đáng

- Mưa trái mùa phá hại hàng ngàn ha cây trồng - Tác giả Trần Thế

- Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long vụ hè thu 2017: Cung cấp các giải pháp phù hợp - Tác giả PV

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các tin, bài:

- Khó khăn trong tích tụ ruộng đất: Doanh nghiệp ngại đầu tư - Tác giả PV

- Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Thiếu hành lang pháp lý - Tác giả Anh Thơ

- Nét mới trong hoạt động của HLV Nghệ An: Trẻ hóa và nâng tầm cá bộ - Tác giả Dương An Như

- Vui buồn xuất khẩu nông sản - Tác giả PV

- Khép kín dây chuyền chế biến: Lối mở cho cây mắc ca - Tác giả Văn Việt

- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch cúm A?H7N9 - Tác giả PV

- Gỡ vướng đầu tư nông nghiệp công nghệ cao: Cần sự đồng bộ - Tác giả Hoàng Anh