I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Thời tiết dị thường và vụ lúa đông xuân các tỉnh phía Bắc – Tác giả Trần Xuân Định. Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Bắc bộ đang thu hoạch vụ lúa đông xuân 2022, một vụ lúa được đánh giá đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra. Tác giả có vài nhìn nhận về vụ lúa đông xuân này như sau: Thành công của vụ xuân 2022 trong điều kiện dị thường của thời tiết, trước hết là sự chuyển dịch mạnh cơ cấu các giống lúa ngắn ngày, giống kháng sâu bệnh tốt hơn và có chất lượng cơm gạo cao, đáp ứng nhu cầu thị trường với các mô hình sản xuất an toàn thực phẩm, sản xuất hữu cơ, theo hướng hữu cơ trên đất thuần lúa hoặc đất luân canh lúa - rươi, lúa - cá… được khuyến cáo và mở rộng. Tác giả đề nghị, tiếp tục có chính sách hỗ trợ, đổi mới phương thức sản xuất, dồn đổi đất đai nhằm hình thành các chủ trang trại với quy mô ruộng đất lớn, liên kết với doanh nghiệp để sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình đồng bộ, cơ giới hóa, bón phân tiết kiệm, đúng cách, cân đối để nâng cao hiệu quả và đảm bảo sản xuất an toàn thực phẩm. Khó khăn, nhưng với kinh nghiệm và trình độ của nông dân Miền Bắc, hi vọng và chúc cho một vụ mùa lại tiếp tục được mùa, được giá.

- Năng suất tăng 2,4 tạ/ha, lợi nhuận 7 triệu đồng/ha nhờ IPHM – Tác giả Trung Quân. Mô hình áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên lúa đông xuân giúp lúa rất sạch sâu bệnh, giảm được lượng lớn vật tư, năng suất tăng 2,4tạ/ha… Kết quả thu được cho thấy, những diện tích lúa canh tác theo phương pháp IPHM sinh trưởng và phát triển tốt, đất ruộng được cải tạo trở nên tới xốp, mật độ thiên địch tăng lên, tỷ lệ sâu bệnh hại thấp, lượng giống sử dụng giảm 30%, thuốc bảo vệ thực vật giảm 25%, lượng đạm giảm 30%, giảm được 2 lần tưới nước/vụ, năng suất tăng 2,4 tạ/ha, lợi nhuận thu được cao hơn 7 triệu đồng/ha... so với ruộng đối chứng canh tác theo phương pháp truyền thống.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Thôi hồ tiêu, nuôi chim yến mà phất lên – Tác giả Hoàng Lộc. Nuôi loài chim tiền tỷ, nông dân "thủ phủ hồ tiêu" Gia Lai lại có tiền mua xe hơi, xây nhà lầu. Ông Phạm Tiến Dũng, trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai là một trong những người tiên phong nuôi chim yến ở Chư Sê. Ông cho biết đầu năm 2014, gia đình ông Dũng mạnh dạn đầu tư vào nghề này. Ban đầu, ông xây dựng nhà nuôi chim yến tại nhà với diện tích 90m2. Sau khoảng 3 tháng, nhà yến đã cho lượng yến thô. Đến năm thứ tư thì lượng yến thô mới cho thu nhiều hơn và ổn định. Đến nay ông đã có tổng cộng 5 căn nhà yến. Hiện, 2 căn đã cho thu khoảng 30 kg yến thô/tháng. Với giá thị trường 18 - 22 triệu đồng/kg yến thô và 34 triệu đồng/kg yến tinh chế, gia đình ông Dũng thu lãi từ 500 - 600 triệu đồng/tháng.

- Thừa Thiên - Huế trồng mới 1.000 ha cây ăn quả: Ưu tiên phát triển thanh trà, cam, bưởi… - Tác giả Trần Hòe – Anh Thư. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt đề án Phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện Phong Điền giai đoạn 2022 - 2025. Đề án nhằm phát triển các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, gắn với chuỗi giá trị kinh tế cao theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Phong Điền; cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện Phong Điền. Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ phát triển khoảng 1.475 ha cây ăn quả các loại ở huyện Phong Điền. Trong đó, diện tích hiện có là 475 ha, diện tích trồng mới khoảng 1.000 ha, bao gồm thanh trà 453 ha, bưởi da xanh, bưởi đỏ 756 ha, cam và quýt 216 ha, nhãn 50 ha…. Bình quân mỗi năm huyện Phong Điền sẽ trồng khoảng 360 ha cây ăn quả các loại. 

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Nuôi cá trắm đen thương phẩm – Tác giả KS. Bùi Bá Duyên;

- Hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản giống Hương, Táp Ná – Tác giả Hải Châu (TTKN Cao Bằng);

- Đăk Lăk: Thêm khu ứng dụng công nghệ cao – Tác giả P.T;

- Hà Tĩnh: 7ha trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi thủy sản – Tác giả V.Đ;

- Cần Thơ: Khuyến khích dịch vụ nhân giống – Tác giả T.L.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Xây đường lớn cho vải thiều Lục Ngạn – Tác giả Bảo Thắng;

- Sầu riêng sẵn sàng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc – Tác giả Tùng Đinh;

- “Nước rút” hoàn tất thủ tục xuất khẩu quả nhãn sang Nhật Bản – Tác giả Nguyễn Thủy – Thanh Sơn;

- Trung tâm mạ khay máy cấy vì sao chưa phát triển ở Hà Nội – Tác giả Dương Đình Tường;

- Thiết bị giám sát hành trình “hành” ngư dân – Rào cản gỡ “Thẻ vàng” – Kỳ 5: Khó khăn chồng chất, ngư dân đồng loạt rao bán tàu – Tác giả Minh Sáng – Nguyễn Thủy;

- Bạc Liêu thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững – Tác giả Quốc Việt – Trọng Linh;

- Nông nghiệp hữu cơ vẫn đang trong giai đoạn “chạy đà” – Tác giả Đào Thanh – Văn Thưởng;

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vậy có trách nhiệm một mũi tên trúng hai đích – Tác giả Minh Đảm – Lê Hoàng Vũ.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Tập huấn cho nông dân về nông nghiệp hữu cơ – Tác giả Văn Long;

- Hợp tác giúp hội viên phát triển sản xuất – Tác giả Thu Hà;

- Tổ chức thành công Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2022: Trung ương Hội nông dân Việt Nam, Tỉnh ủy Sơn La gửi thư cảm ơn – Tác giả P.V;

- Vải thiều đi “luồng xanh” xuất khẩu Trung Quốc – Tác giả Khương Lực;

- Cần Thơ: Nâng chất lượng giống cây trồng, vật nuôi – Tác giả P.V;

- Đã có 300.000 ha cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng – Tác giả P.V;

- Làm thương hiệu cho đặc sản khô cá làng nghệ Cần Giờ - Tác giả Trần khánh;

- Diêm dân làng nghề đổi đời nhờ kỹ thuật mới – Tác giả Nguyễn Vy;

- Nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển làng nghề TP. HCM – Tác giả Nguyễn Vỹ;

- Tiến sĩ, nông dân Nguyễn Đức Chinh: Ước mơ mang rau sạch đến mọi nhà – Tác giả Thu Hà – Đức Duy;

- Quế Minh quyết tâm vượt khó hướng đến xã nông thôn mới – Tác giả Trần Hậu – Hiếu Nhi;

- Hạ tầng hoàn thiện, Điện Minh chuyển mình lên đô thị - Tác giả Trần Hậu – Hiệu Nhi.