I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Thu tiền tỷ/ha: khó, nhưng có thể: Cà chua ghép trên gốc cà tím - Tác giả Lê Bền. Không cần đầu tư quá lớn lên tới hàng trăm triệu đồng/sào như trồng hoa lily, người trồng cà chua vụ đông chỉ cần suất đầu tư xoay quanh 7 - 10 triệu đồng/sào là có thể cho thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/sào, tương đương hàng tỉ đồng/ha. Trước đây, cà chua chỉ có thể trồng được vào vụ chính đông, nhưng vẫn gặp rất nhiều rủi ro về dịch bệnh, nhất là sương mai, héo xanh vi khuẩn… Tuy nhiên những năm gần đây, những “kẻ thù” của cây cà chua đã cơ bản được khống chế. Trong đó, việc đưa giống cà chua ghép trên gốc cà tím là một trong những giải pháp kỹ thuật “nhất cử lưỡng tiện” giúp người trồng cà chua gần như trồng là thắng! Thay vì chỉ trồng được vụ chính đông như trước đây, hiện cà chua có thể xuống giống rất sớm từ giữa tháng 7 hàng năm, tới giữa tháng 10 hàng năm đã có thể cho thu hoạch.

- Trồng dưa chuột mùa lạnh - Tác giả Th.S Nguyễn Hải Yến. Làm phên che gió bắc cho dưa chuột trồng trong mùa đông, kết hợp hun khói trong ruộng, lợi nhuận sẽ tăng gấp 5 - 10 lần so với trồng dưa chính vụ. Đất trồng tốt nhất chọn các chân ruộng khuất gió. Chọn các giống dưa chuột có khả năng chịu lạnh như: Thủy nguyên, Mỹ văn, Nếp đăm, hoặc Happy 02 F1, Andaman 883, C715…

- Xã hội hóa dịch vụ môi trường rừng - Tác giả Hạnh Nguyên. Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn, việc huy động các nguồn lực tài chính xã hội hóa là “lối thoát” cho các chủ rừng… Đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân thì số tiền chi trả là động lực để họ cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Đó là nội dung chính của diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ môi trường rừng” tại Hòa Bình, ngày 13/11.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Điểm sáng Thung Nai - Tác giả PV

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:  

- Băn khoăn với giá dịch vụ thủy lợi, bài 2: Làm rõ hơn tác động tới nông dân - Tác giả Thiên Ngân. Nhiều ý kiến cho rằng, việc quy định và áp dụng giá dịch vụ thuỷ lợi thay cho “thuỷ lợi phí” là một chủ trương đúng, góp phần làm thay đổi nhận thức của xã hội về công tác thủy lợi từ “phục vụ” sang đúng bản chất “dịch vụ”... Tuy nhiên, chủ trương này cần có lộ trình thực hiện phù hợp, hiệu quả, nhất là đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các bên.

- Quốc hội thảo luận dự án Luật thủy sản: Không để giá dịch vụ thủy lợi gây khó sản xuất - Tác giả Lương Kết. “Hiện nay chi phí trong sản xuất nông nghiệp rất cao lợi nhuận thấp và biến động, nếu dự luật quy định biến đổi về phí sang giá có thể tạo thêm khó khăn cho nông dân” - đó là ý kiến của đại biểu (ĐB) Nguyễn Thanh Phương khi Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủy lợi sáng 14.11. Giải trình về nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, theo thị trường việc chuyển từ phí sang giá là đúng. Tuy nhiên trước tình hình hiện nay khi thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, chúng ta đang tập trung ưu tiên những đối tượng như người làm nông nghiệp, người ở vùng kinh tế khó khăn, vùng miền núi... Cho nên dự thảo luật phải thể hiện vấn đề này như thế nào cho phù hợp. "Tính được việc này rất khó, nhưng không vì khó mà bỏ qua. Chúng ta phải làm kỹ vấn đề này để một mặt tiếp cận được với quy luật về giá, một mặt đảm bảo giai đoạn chuyển tiếp cho có tính khả thi" - Bộ trưởng Cường khẳng định.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Cấp đủ nước, tiêu úng nhanh cho đồng ruộng - Tác giả Thiên Ngân

- Tôm đông lạnh Việt Nam vào Mỹ: Bị áp mức thuế suất toàn quốc 25,76% - Tác giả B.T

- Hà Giang: Không chấp nhận ong ngoại vào địa bàn - Tác giả TTXVN

- Thái Nguyên: Diện tích và sản lượng chè búp đều tăng - Tác giả B.T

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các bài: 

- Cao Phong, mùa cam ngọt - Tác giả Anh Thơ. Có mặt ở Cao Phong (Hòa Bình) từ những năm 1960, đã từng được xuất khẩu sang các nước Đông Âu, trải qua bao thăng trầm, đến nay, cam, quýt đã trở thành cây làm giàu của người dân nơi đây. Vụ cam năm nay, thời tiết thuận lợi nên cam cho sản lượng cao, thị trường đang rộng mở. Ông Quách Văn Ngoan, Phó chủ tịch UBND huyện Cao Phong, cho biết, xác định lợi thế về phát triển nông nghiệp, những năm qua, chính quyền và ngành chức năng huyện Cao Phong đã có nhiều chính sách giúp người dân phát triển vùng chuyên canh cam, như tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ giống, vốn cho bà con mở rộng diện tích. Bên cạnh đó, để hạn chế sự phát triển quá nóng về diện tích, huyện cũng quy hoạch vùng trồng cam ở những nơi phù hợp; nơi không phù hợp khuyến cáo bà con không trồng cam, quýt bằng mọi giá. Công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu được huyện đặc biệt quan tâm.

- Trồng màu trên đất mặn - Tác giả Nhật Minh. Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi ở xã An Xuyên, TP Cà Mau (Cà Mau) phát triển mạnh, nhiều mô hình mới được áp dụng góp phần nâng cao đời sống của người dân. Anh Võ Hoàng Giang ngụ ấp 8, xã An Xuyên là một gương điển hình sản xuất giỏi như thế. Từ vùng đất mặn, anh đã trồng thành công các loại hoa màu, thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng.

- Khuyến nông Quảng Nam đầu mối liên kết tiêu thụ nông sản - Tác giả Đài Lê. Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam đã làm tốt vai trò cầu nối liên kết, xúc tiến thương mại, tư vấn, hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản cho nông dân theo hướng liên kết với  doanh nghiệp. Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam đã chủ động làm việc và kết nối với trên 50 doanh nghiệp đã và đang triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn; tham mưu để tổ chức các buổi tham vấn doanh nghiệp; xây dựng modun hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên website của trung tâm.

- Canh tác lúa SRI: Làm ít, được nhiều - Tác giả Ma Thế Sơn. Nhằm giúp bà con thay đổi tư duy, thói quen canh tác lúa theo phương pháp truyền thống, vụ mùa 2016, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bắc Kạn phối hợp với UBND xã Yên Nhuận (Chợ Đồn) triển khai mô hình canh tác lúa cải tiến SRI. Mô hình được áp dụng trên quy mô 29,5ha tại 5 khu đồng thuộc 9 thôn với 157 hộ tham gia. Đánh giá tổng kết mô hình thấy, người dân giảm chi phí đầu tư hơn 4 triệu đồng/ha, năng suất tăng 6 tạ/ha.

4. Tạp chí Trang trại Việt tháng 11/2016 đăng các bài: 

- Chuyện “tỷ phú bống bớp” bắt cá “đẻ” theo ý muốn - Tác giả Thu Hà. Nhờ bén duyên với cá bống bớp, anh Nguyễn Văn Sơn ở tổ dân phố 6, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã sở hữu trại ương cá giống bống bớp hiện đại nhất nhì tỉnh và có trong tay tài sản hàng tỷ đồng. Thành quả đó chỉ được tạo dựng sau rất nhiều lần thất bại, có lúc anh đã phải bán nhà trả nợ. Đến nay, trại cá giống của anh Sơn đã đi vào chuyên môn hóa quy trình sản xuất, số lượng cá ương tăng từng năm. Với 104 bể ương (mỗi bể có thể tích 6m3), anh Sơn đang nuôi hơn 1 tấn cá bống bớp bố mẹ, mỗi năm sản xuất hơn 9 triệu con giống. Từ sản xuất con giống cá bống bớp, anh Sơn có thu nhập hơn 5 tỷ đồng/năm.

- Thành đại gia nhờ rau ăn quả - Tác giả Trần Đáng. Với 3ha đất canh tác rau ăn quả sạch được đầu tư hệ thống tự đồng tưới nước nhỏ giọt và bón phân… anh Phạm Chí Tâm ở Bình Hạ Đông (Thái Mỹ, Củ Chi, TP.HCM) thu lợi nhuận hàng năm gần tỷ đồng. Theo Chí Tâm, mỗi năm anh canh tác được 3 vụ rau ăn quả VietGAP, gồm: mướp hương, khổ qua, đậu đũa, dưa leo… Trung bình mỗi ha anh thu 25 tấn/vụ. Số rau quả này anh bán trực tiếp cho chợ đầu mối của thành phố.

- Khuyến nông thăng hoa trên sàn diễn - Tác giả Hoa Trà. Trong 2 ngày 13 - 14/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai tổ chức “Hội thi thao giảng khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Đây là dịp để cán bộ khuyến nông học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ, kiến thức để mỗi thí sinh sẽ trở thành hạt nhân truyên truyền sâu rộng, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- 4 chữ “An” trong mô hình nuôi cá rô phi VietGAP - Tác giả Trần Phượng. Đạt kết quả khả quan từ nuôi thí điểm cá rô phi theo mô hình VietGAP, anh Đoàn Văn Trọng trú ở thôn Phú Cơ, xã Quyết Tiến đã thu được hiệu quả cao. Mô hình thuộc dự án liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm do TTKNQG làm chủ dự án. Kết quả sau hơn 5 tháng nuôi, kích cỡ cá nhỏ đạt khoảng 700 g/con, cá lớn đạt 1,2kg/con, tỷ lệ sống đạt 75%, năng suất trung bình khoảng 18 tấn/ha.

- Thu tiền tỷ từ trang trại gà đồi - Tác giả Văn Phong. Ông Hải “gà đồi” tên đầy đủ là Đào Xuân Hải, ở xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc). Từ việc nuôi gà đẻ, ông hải có thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Trang trại Hải “gà đồi” đang dẫn đầu về quy mô trang trai, cũng như áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất tại địa phương. Trang trại của ông có các khu vực cho gà đẻ, gà trống, mái để úm và lồng ấp riêng rẽ. Tại mỗi chuồng đều có hệ thống quạt thông gió, thoáng khí…

- Kỹ thuật ương cua giống khép kín - Tác giả Ngọc Quyên. Nhận thấy người dân có nhu cầu lớn về cua biển giống, anh Quang Minh Nghiệm (ngụ ấp Thanh Hải, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) đã học hỏi kỹ thuật và mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở ương cua biển giống theo quy trình khép kín, mang lại hiệu quả cao. Anh Nghiệm cho biết, quy trình ương cua giống dễ áp dụng, không đòi hỏi kỹ thuật cao, cua giống ương nuôi mau lớn, rất thích nghi với điều kiện tự nhiên ở các xã vùng ven biển và đặc biệt giảm được tỷ lệ hao hụt cho các hộ nuôi.

- Bội thu trái ngọt nhờ bí quyết trị bệnh cho cam - Tác giả Thu Hà. Gia đình chị Vũ Thị Hiền, anh Ngô Quang Tuấn (thôn Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, Hà Giang) là một trong những hộ có diện tích trồng cam sành nhiều nhất xã. Bí quyết thành công là việc sử dụng các chế phẩm sinh học đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cây cam. Chia sẻ về việc áp dụng chế phẩm sinh học hiệu quả trong trồng cam, chị Hiền cho biết: “Bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cam được coi là những bệnh khó xử lý. Để phòng và trị 2 bệnh này, tôi sử dụng các chế phẩm sinh học… cho cây cam theo đúng quy trình kỹ thuật. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học không chỉ trị được bệnh cho cây, làm tăng năng suất, chất lượng quả, hạn chế nhiễm bệnh, mà còn không ảnh hưởng tới sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường xung quanh.

- “Vượt cạn” cùng ba ba - Tác giả Thu Hà. Từng sạt nghiệp, vỡ nợ từ khi sản xuất gạch nung không hiệu quả, nhưng nhờ nuôi ba ba trơn, anh Nguyễn Văn Tiến ở thôn Vĩnh Thượng, xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã “vượt cạn” ngoạn mục, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Chia sẻ kinh nghiệm nuôi ba ba, anh Tiến khẳng định để thành công thì người nuôi phải hiểu rõ về chúng, trong đó rất quan trọng phải chú ý đến nguồn nước và kỹ thuật cho ba ba ăn.

- Nức tiếng giống “nho 7 sành” - Tác giả Công Tâm. Với niềm đam mê trồng nho và được sự ủng hộ động viên của gia đình, anh Nguyễn Văn Hòa (thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) đã xây dựng được thương hiệu “Nho 7 sành” nức tiếng, cung cấp cây nho giống cho hàng ngàn hộ nông dân.

- Trồng nấm rơm thu lãi lớn - Tác giả Công Tâm. Phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa là một địa phương có nghề trồng nấm rơm từ hàng chục năm nay. “Đặc sản” nấm rơm ở đây khá nổi tiếng, được nhiều khách hàng ưa chuộng đã giúp bà con xóa nghèo. Theo các nông dân địa phương, cây nấm rơm rất dễ trồng, chi phí thấp, làm được nhiều vụ trong năm nên thu hồi vốn nhanh và cho thu nhập cao gấp đôi so với trồng lúa.

- 5 bước làm chuồng nuôi gà Quý Phi - Tác giả Hải Đăng. Gà Quý Phi có nguồn gốc ngoại nhập, nhưng là giống mới, đang mang lại thu nhập cao cho nhiều chủ trang trại ở Việt Nam. Nhưng để nuôi giống gà này thành công thì việc quan trọng đầu tiên là kỹ thuật xây chuồng trại phải phù hợp để gà sinh trưởng và phát triển tốt. Khi xây dựng chuồng nuôi, bà con cần làm theo các bước: chọn vị trí nuôi; làm nền chuồng; thiết kế các giá cho gà đứng, bay nhảy; mái chuồng nuôi; máng cho gà ăn và uống.

- Không chịu làm thuê về quê thành tỷ phú - Tác giả Ngân Phạm - Thu Thủy. Từ quyết định táo bạo “bỏ việc về quê làm kinh tế”, chàng trai trẻ Đỗ Mạnh Hùng ở Thụy Sơn (huyện Thái Thụy, Thái Bình) đã chứng tỏ sự lựa chọn chính xác của mình, khi tự tay gây dựng nên trang trại nuôi lợn rừng rộng 2 ha, cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Với số vốn đàu tư ban đầu hơn 400 triệu đồng, sau 3 năm phát triển và mở rộng, từ 54 con lợn rừng nhập từ Thái Lan, giờ đây trang trại của Hùng đã có hơn 100 con lợn nái, lợn con giao động từ 300-400 con.

- Nên nghiệp nhờ mê… vịt trời - Tác giả Ngân Phạm - Thu Thủy. Với quy mô đàn 2.000 con vịt trời thuần chủng, mỗi tháng ông Phan Văn Thái (51 tuổi), chủ trang trại tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng đã có lãi, bỏ túi hơn 20 triệu đồng.

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Thủy lợi chậm đổi mới theo thị trường - Tác giả Văn Hùng

- Chuyển sang giai đoạn mới - Tác giả Thiện Nhân

- Người có vườn bưởi đỏ vạn quả - Tác giả Bình Nguyên

- Hải Phòng xây dựng 3 vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm - Tác giả Hân Minh

- Lúa gạo đi vào chất lượng - Tác giả Sơn Trang

- AgroViet 2016: Sôi động máy nông nghiệp - Tác giả Lê Bền

- Quảng Trị: Tạm cấp hơn 202 tỷ đồng tiền đền bù cho ngư dân - Tác giả Lâm Quang Huy

- Trái cây tạo hình khan hàng trong dịp Tết - Tác giả Lê Hoàng Vũ

- LCASP Nam Định “cầm tay chỉ việc” - Tác giả Võ  Hồng Nhân

- Đìu hiu nuôi tôm trên cát - Tác giả Nga Đan

- Quảng Ninh chậm giải ngân vốn - Tác giả Hằng Quảng

- Cam kết sản xuất nông sản sạch khi vay vốn - Tác giả VN

- Móng Cái áp dụng kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp - Tác giả PV

- Tăng cường phối hợp quản lý, bảo vệ đê điều - Tác giả Thanh Nga

- Trợ lực cho “đội quân” quản lý đê nhân dân - Tác giả Thanh Tâm

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam - Tác giả Trường Hải

- Xây dựng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp - Tác giả Nguyễn Xuân Cường

- Đà Nẵng: Ra mắt Tổ nghề nghiệp trồng rau an toàn - Tác giả Đăng Bình

- Tôn vinh 51 hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu biểu - Tác giả Trần Quang

- Cá cảnh “đuối sức” khi tìm đường ra nước ngoài - Tác giả Nguyên Vỹ

- Công nghệ vào vườn, nông dân giàu lên - Tác giả Trần Đáng

- Có nước sạch, dân vẫn chuộng… nước giếng - Tác giả Hữu Ký

- Sa nhân giúp dân tậu nhà - Tác giả San Nguyễn

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các tin, bài: 

- Hợp tác xã kiểu mới: Vẹn tròn “một vai hai gánh” - Tác giả Dương An Như

- Hồ tiêu Việt Nam làm sao giữ “ngôi vương”? kỳ 1: Những cảnh báo - Tác giả Khánh Nguyên

- Gia tăng giá trị rau Tân Tiến - Tác giả Văn Việt

- Thị trường Mỹ chuộng tôm thẻ chân trắng - Tác giả Thành Công

- Hội làm vườn Thanh Chương: Tập trung phát triển kinh tế vườn đồi - Tác giả Trần Đình Hà

- Miễn giảm 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân - Tác giả Dương Thanh

- Cần có những thay đổi mạnh mẽ trong xây dựng NTM - Tác giả D.Thanh

- Tín dụng trong phát triển nông nghiệp: Nhiều nút thắt cần tháo gỡ - Tác giả Hoàng Văn

4. Tạp chí Trang trại Việt tháng 11/2016 đăng các tin, bài: 

- Góc khuất thị trường thuốc bảo vệ thực vật - Tác giả Trọng Đạt

- Giữa “ma trận” thuốc bảo vệ thực vật - Tác giả Hải Đăng

- Dụ dỗ nhà nông bằng “chiêu trò” khuyến mãi - Tác giả Khải Huyền

- Thuốc BVTV giả, kém chất lượng “nóng” ở các tỉnh biên giới - Tác giả Đình Thắng

- Thiệt hại kinh tế, hủy hoại môi trường - Tác giả Phương Vy

- Quản lý thuốc BVTV: Chế tài mạnh nhưng thực thi còn vướng mắc - Tác giả Lê Chiên

- Lạm dụng thuốc, nguy hại đủ đường - Tác giả Thanh Xuân

- Lão nông vùng biển thành danh nhờ lợn - Tác giả Trần Quang

- Trang trại rau thủy canh “khủng” nhất Việt Nam - Tác giả Hải Đăng

- Nuôi giun “biến” rác thành tiền - Tác giả Thu Thùy - Ngân Phạm

- Vốn cùng nhà nông “đơm hoa, kết trái” - Tác giả Công Tâm

* Chuyên đề: Đổi thay trên vùng đất thiêng Quảng Trị - Tác giả Đoàn Hồng

- Quảng Trị thay áo mới - Tác giả Ngọc Vũ - Đại Nghĩa

 - “Không vì thành tích mà nóng vội” - Tác giả Đoàn Hồng - Ngọc Vũ

- Khơi luồng đầu tư vào nông nghiệp - Tác giả Ngọc Vũ - Đoàn Hồng

- Dân đồng thuận, mọi việc tất thành - Tác giả Ngọc Vũ - Đoàn Hồng

- Đất lửa chuyển mình - Tác giả Ngọc Vũ - Đại Nghĩa

- Triệu Phong xây dựng từ sức dân - Tác giả Ngọc Vũ - Nghĩa Đại

- Vĩnh Linh phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới- Tác giả Ngọc Vũ - Hồng Đoàn

- Ưu tiên những cây, con chủ lực - Tác giả Công Tâm

- Thuận Nam không vì cạy theo thành tích - Tác giả Công Tâm - Đại Nghĩa

- Gắn xây dựng NTM với bảo vệ môi trường - Tác giả Kiều Thiện