I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

(Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Sâm Bố Chính bén duyên vùng đất cằn – Tác giả Lê Khánh, Như Đồng. Sau 5 tháng trồng thử nghiệm, cây sâm Bố Chính thích nghi tốt trên vùng đất cằn ở Quảng Ngãi, hứa hẹn hiệu quả mang lại cao gấp nhiều lần so với trồng keo. Theo kinh nghiệm của người dân  nơi đây, cây sâm Bố Chính không phải là loại cây khó chăm sóc. Tuy nhiên cần chú ý đến các yếu tố như nguồn nước đảm bảo, tưới đủ ẩm trong thời gian mới trồng; làm cỏ sau bón thúc phân chuồng đã ủ hoai ở giai đoạn cây sắp đẻ nhánh; thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện các loại sâu ăn lá và côn trùng gây hại để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Bí quyết những huyện ít dùng thuốc trừ sâu. Bài 7: Để thoát cảnh “sáng tươi, chiều héo, tối không khéo đổ đi” – Tác giả Dương Đình Tường. Ông Nguyễn Bá Tuệ, Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt Bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc cho biết, hiện tỉnh có 255 cơ sở buôn bán thuốc BVTV, lượng dùng giảm ít nhất 50% so với cách đây hơn 10 năm, đang ở mức 113 tấn với bình quân 2,6 kg/ha/năm. Tổng lượng phân bón sử dụng là 238.955 tấn, trong đó vô cơ chiếm 45,6%, hữu cơ, sinh học chiếm 54,4%. Tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh nhiều năm nay rất thấp mà năng suất cây trồng vẫn đạt khá là nhờ vào nền tảng của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Trong danh sách các tỉnh thực hiện tốt chương trình IPM giai đoạn 2015-2020 có Vĩnh Phúc ở mức đầu tư 3,7 tỷ đồng. Ngoài đầu tư trực tiếp cho IPM, ở Vĩnh Phúc còn nhiều chương trình hỗ trợ khác cho nông nghiệp sạch trong đó phải kể đến hai chương trình tiêu biểu: Kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ giai đoạn 2020-2022, ngân sách hỗ trợ 28 tỷ. Sản xuất rau VietGAP, được thực hiện từ năm 12016, riêng năm 2021 thực hiện 1.840 ha, ngân sách hỗ trợ 15,4 tỷ.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Nuôi gà sao thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao – Tác giả Lê Hoàng Vũ

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Rau móp dại về vườn, nhà nông thu tiền thật – Tác giả Trần Đáng. Tại vùng ngoại thành TP.HCM, chỉ với 1 ha trồng rau móp dại, ông Huỳnh Văn Bờm (xã Trung An, huyện Củ Chi) nhàn nhã thu 200 triệu đồng/năm. Rau móp dại một thời là rau ăn chống đói nay thành đặc sản.

- “Bắt tay” doanh nghiệp trồng bí lấy hạt – Tác giả Minh Phượng. Người dân được ứng trước giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; có cán bộ kỹ thuật hỗ trợ trực tiếp tại địa bàn, cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm… Đây là cách làm từ nhiều năm nay giữa Công ty TNHH Hạt giống Tân Lộc Phát và nông dân xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái) trong mô hình trồng bí lấy hạt. Với mỗi ha trồng bí lấy hạt, nông dân có thể thu lãi trên 200 triệu đồng. Ngoài ra còn tận thu được lá, quả làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt việc ký kết hợp đồng với đơn vị bao tiêu sản phẩm giúp người dân yên tâm sản xuất.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Quảng Ninh: Phát triển mới 300 sản phẩm OCOP- Tác giả Văn Đức

- Hưng Yên: Hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn – Tác giả T.L

- Hà Nam: Sẽ giảm quy mô tổng đàn lợn – Tác giả P.T

- Xử lý xoài ra hoa nghịch mùa bằng Paclobutrazol – Tác giả Phương Thảo

- Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia cầm theo hướng hữu cơ – Tác giả Nguyễn Thị Gái (TTKN Tuyên Quang)

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Không chỉ bảo vệ mà phải tạo ra nguồn lực kinh tế từ rừng – Tác giả Tùng Đinh

- Nâng cao vai trò thanh niên trong các hoạt động an sinh xã hội – Tác giả Trung Quân

- Ngành nghề nông thôn cần thiết, tất yếu – Tác giả Phạm Hiếu

- Tận dụng 120 tấn triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi – Tác giả Nguyên Huân

- Níu kéo và hành chính trong nghiên cứu khoa học – ai cần thay đổi? – Tác giả TS. Phạm Anh Tuấn (Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam)

- Gắn phát triển du lịch với xây dựng nông thôn mới – Tác giả Bảo Thắng, Đức Minh

- Cần chính sách bài bản phát triển du lịch nông thôn – Tác giả Bảo Thắng, Đức Minh

- Gỡ khó cho hoa cúc và cẩm chướng xuất khẩu sang Úc - Tác giả Lê Bền

- ĐBSCL: Nông dân ồ ạt thu hoạch tôm sớm do lo ngại ảnh hưởng Covid-19 – Tác giả Trọng Linh, Minh Đảm

- Người nuôi tôm Quảng Ngãi đang gặp khó – Tác giả Lê Khánh, Như Đồng

- Ngày mới ở Tân Lập – Tác giả Diệp Tú

- Xây dựng lòng tin trong tiêu thụ rau an toàn – Tác giả Nguyễn Thị Thắm

- Giải pháp xử lý đất bằng chất cải tạo SEA cho vườn cây ăn trái – Tác giả Lê Hoàng Vũ

- Hiệu quả diệt chuột tập trung ở Phú Xuyên – Tác giả Ngọc Huyền

- Chậm đường dây 500KV Tây Hà Nội-  Thường Tín: Hà Nội có nguy cơ thiếu điện – Tác giả Huy Bình

- Nông dân không thể ra đồng thu hoạch vì phải có giấy test nhanh – Tác giả Minh Đảm

- Hàng trăm hộ dân xã đảo thiếu nước sinh hoạt – Tác giả Lê Khánh

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Đường cứu hộ, cứu nạn và đê sông bị cày nát – Tác giả Nguyễn Quý

- Vụ mỏ đá nổ mìn lấn sông ở Đăk Lăk: Kiến nghị điều chỉnh giấy phép – Tác giả Ngọc Giàu

- Huyền thoại kho báu trên quần đảo Hải Tặc. Kỳ 2: Đi tìm hậu duệ và sào huyệt của băng cướp- Tác giả Bùi Phụ

- Yêu cầu về giấy xét nghiệm âm tính Sars-Cov-2 khi qua chốt kiểm soát: Làm khó nông dân trồng khóm – Tác giả Trần Đáng

- Bắc Giang: Ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm  - Tác giả Đức Thịnh

- Tuyên Quang: Rốt vốn cho mô hình nuôi trâu sinh sản – Tác giả Ngọc Mai

- Quảng Ninh: Trồng rau an toàn thu nhập tăng 3 lần – Tác giả Thu Hà

- Đa dạng cá mô hình nông dân bảo vệ môi trường – Tác giả Nguyễn Thu

- Chàng trai người Dao giỏi nuôi cá hồi, làm thuốc – Tác giả Gia Tưởng

- “Chắp cánh” thương hiệu hương Bảo Khê – Tác giả Thu Hà

- Sửa đổi Luật Tài nguyên nước: “Bắt nhịp” tình hình biến đổi khí hậu – Tác giả Nguyễn Tố

- Tam Đường siết chặt cấp phép khai thác khoáng sản – Tác giả Phương Liên

- Bỉ chuyển giao công nghệ cảnh báo ngập lụt nội thành Hà Nội – Tác giả Danh Hùng

- “Làn gió mới” đổi thay Quế Phong – Tác giả Trần Hậu, Phú Lộc

- Sản phẩm công nghiệp nông thôn Quảng Nam: Chạy đua giành giải sản phẩm tiêu biểu 2021- Tác giả Trương Hồng

- Nắng nóng kỷ lục “luộc chín” hàng triệu sinh vật biển – Tác giả Nguyễn Thái

- Chú bò nhỏ nhất thế giới chỉ cao 50 cm – Tác giả Lê Phương

- “Ốc đảo” Măng Ri vươn mình với báu vật sâm Ngọc Linh – Tác giả Trần Hiền