I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Hà Nội: Thất thu nhãn muộn - Tác giả Mai Chiến. Nếu như mọi năm, người dân vùng trồng nhãn chín muộn ở 2 huyện Quốc Oai và Hoài Đức (Hà Nội) phấn khởi vì được mùa, được giá thì năm nay họ lại chán chường, mất ăn mất ngủ, “mếu máo” vì thất thu nặng, bởi cây toàn lá… Theo người dân, nguyên nhân khiến nhãn chín muộn mất mùa là do thời tiết nắng nóng kéo dài nên cây sinh trưởng nhanh, hoa nở sớm, tỷ lệ đậu quả thấp. Ngoài ra, trong tháng 5 vừa qua có đợt nóng lên đến hơn 40°C đã khiến nhãn non bị rụng nhiều.

- Luân canh lúa - khoai - Tác giả Thành Hiệp. Khoai lang tím Nhật là một giống cây trồng từng giúp cho nhiều nông dân trở nên khá giả, trong đó không ít người vươn lên hàng tỷ phú. Ông Võ Văn Tước, 49 tuổi, quê ở ấp Tân Dương, xã Tân Thành, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long sở hữu gần 3ha đất vừa trồng khoai vừa cấy lúa theo mô hình luân canh. Ngoài 2 vụ lúa - khoai, ông còn trồng thêm rau màu trên bờ đê, mé ruộng, thu nhập cũng khá cao. Tính bình quân mỗi năm, sau khi trừ hết các chi phí ông Tước còn lời trên 1 tỉ đồng.

- Bắc Giang: Nông nghiệp công nghệ cao khởi sắc - Tác giả Trịnh Lan. Sau gần một năm đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả tích cực. Sản phẩm thuận đầu ra, thậm chí không đủ cung cấp cho nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi nhuận lớn. Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, đến nay các huyện, TP đang triển khai thực hiện 22 mô hình NNCNC. Trong đó, 19 mô hình sản xuẩ rau, còn lại là trồng hoa. Các mô hình đi vào sản xuất đều có hợp đồng ký kết tiêu thụ chặt chẽ với doanh nghiệp, HTX.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Điện Biên: Ghép cải tạo giống nhãn muộn PH-M99-1.1 - Tác giả Hoàng Khắc Tân

- Hỏi & đáp: Cà rốt, lạc giai đoạn cây con bị chết héo tái xanh, rễ không thối hỏng mà bị cắn cụt? Nguyên nhân và cách phòng trừ

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- TP.HCM đưa thịt lợn về 2 chợ đầu mối để kiểm soát, truy xuất nguồn gốc: Cách làm phản khoa học về an toàn thực phẩm? - Tác giả Bảo Ngọc. Các chuyên gia an toàn vệ sinh thực phẩm cho rằng, thịt lợn sau khi giết mổ sẽ bị nhiễm vi sinh, giảm chất lượng nếu để tiếp xúc môi trường bên ngoài. Do đó, việc TP HCM đưa thịt về hai chợ đầu mối Tân Xuân và Bình Điền “giam” thêm 2 - 3 giờ (từ 31.7) để “quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc” là cách làm phản khoa học…Thịt được xem là an toàn, theo chuyên gia Vũ Thế Thành, phải kiểm soát được lợn trước giết mổ (quá trình nuôi, kiểm dịch thú y). Sau giết mổ mới là vấn đề bảo quản, trữ mát, hạn chế tối đa tiếp xúc với con người và môi trường bên ngoài để tránh nhiễm chéo.

- Có máy móc, làm nông vừa khỏe vừa lợi lớn - Tác giả Thuận Hải. Ông Đoàn Huỳnh Thông (ngụ xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP.HCM) là một trong những nông dân xuất sắc, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Ông Thông chia sẻ: “Làm nông bây giờ không còn phải chân lấm tay bùn, chỉ làm những việc đơn giản, phần còn lại, máy móc lo hết!”. Bên cạnh chiếc máy “mặc áo cho hạt giống” ông Thông còn có rất nhiều máy móc khác, hỗ trợ công việc làm nông của gia đình, từ khâu trộn đất, chuẩn bị nguyên liệu để gieo hạt đến hệ thống tưới nhỏ giọt…

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Quy rõ trách nhiệm người đứng đầu khi rừng bị phá - Tác giả Lê Sơn

- Xuất khẩu qua biên giới Việt - Trung chủ yếu là trái cây tươi - Tác giả Anh Thư

- Đẩy mạnh tái canh cà phê và điều, thâm canh chè - Tác giả P.T

- Bình Thuận: Các lô tôm bố mẹ nhập khẩu đều có chất lượng đảm bảo - Tác giả Hà Trang

- Hòa Bình: Nhãn Sơn Thủy được giá, tiêu thụ mạnh - Tác giả B.T

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Rau thủy canh: Tưởng dễ “ăn” nhưng “ăn” không dễ - Tác giả Thanh Sa

- HTX Thạnh Phú làm gạo sạch - Tác giả Quốc Vinh - Nguyễn Mạnh

- Xã kiện doanh nghiệp bội tín - Tác giả Văn Dũng

- Cần một thương hiệu cho cam Con Cuông - Tác giả Phùng Văn Mùi

- Quảng Nam: Tìm phương án phòng chống sâm Ngọc Linh giả - Tác giả Hồng Bằng

- Chữ đường: “Góc tối” ngành mía đường:

+ Muối hoài nghi thường trực về CCS - Tác giả Việt Khánh

+ “Rào cản” người trồng mía - Tác giả PV

- Sáng kiến nông nghiệp các bon thấp: “Thần dược” của vùng chè - Tác giả Đồng Thái - Trần Long

- Dự báo sâu bệnh từ 15 - 21/8 - Tác giả Cục BVTV

 

- Giải pháp cho cây lúa vùng đất phèn - Tác giả ThS Lê Minh Quốc

- Tưới mía bằng béc phun quay tự động - Tác giả Lai Hai

- Tôm giống Ninh Thuận: Giữ được thương hiêu, nhờ tài quản lý - Tác giả Lê Khánh - Miền Trung

- Kiểm tra vật tư nông nghiệp theo Thông tư 45/2014/-TT-BNNPTNT - Tác giả Tăng Thanh Chí - LHV

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Làm giàu với tinh thần người lính - Tác giả Hữu Ký

- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - nhìn từ Lâm Đồng: Đánh giá đúng tiềm năng, ban hành chính sách trúng - Tác giả Duy Hậu

- Ngành nông nghiệp sẽ rà soát, chuẩn hóa trên 500 thủ tục hành chính - Tác giả  Thiên Ngân

- Dịch cúm gia cầm có nguy cơ phát sinh cao - Tác giả B.T

- Hơn 1.500 tấn cá nướng VIệt Nam vào đại siêu thị Nhật - Tác giả Anh Thư

- “Sục sạo” tìm con giống tái đàn - Tác giả Trần Đáng

- Bình Dương chọn cây có múi làm sản phẩm chiến lược - Tác giả Trần Thế

- Tây Ninh hỗ trợ giống chanh dây triển khai cánh đồng lớn - Tác giả T.Đ