I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Giám sát, quản lý hạn hán trong sản xuất nông nghiệp: Dùng công nghệ tránh tình trạng “đo nước, dò đường” - Tác giả Đồng Thái. Theo Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, hạn hán là loại hình thiên tai xếp thứ 3 ở Việt Nam và hiện diện đủ cả 4 loại hình: khí tượng, thuỷ văn, nông nghiệp và kinh tế - xã hội. Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, đợt hạn hán và xâm nhập mặn năm 2014 - 2016 đã gây ra thiệt hại lên tới 5.572 tỷ đồng và xu thế sẽ tiếp tục gia tăng, khó dự báo. Đã đến lúc chúng ta cần chuyển từ cách tiếp cận “quản lý thiên tai” sang “quản lý rủi ro thiên tai” trong việc ứng phó với hạn hán dựa trên cơ sở quản lý nước tổng hợp theo lưu vực sông; chủ động dự báo, giám sát tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Cách làm này sẽ giúp việc phòng chống hạn khoa học và chủ động, tránh tình trạng "đo nước, dò đường". Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ viễn thám trong quản lý rủi ro thiên tai ngày càng phát triển.

- Ninh Bình: Hàng trăm ha tôm chết do dịch bệnh - Tác giả Phan Khánh. Những ao tôm thẻ chân trắng mới thả nuôi hơn 1 tháng ở 3 xã bãi ngang: Kim Trung, Kim Đông, Kim Hải, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) bỗng dưng chết hàng loạt, khiến nhiều hộ đứng trước nguy cơ mất trắng. Về nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt, ông Trần Anh Khôi, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Kim Sơn cho biết, sau khi phát hiện tôm chết rải rác ở các hộ nuôi trên địa bàn huyện từ ngày 10/5, Phòng đã phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Ninh Bình lấy 8 mẫu bệnh gửi đi xét nghiệm tại Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương. Kết quả cho thấy, tôm đã bị nhiễm vi khuẩn V parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND). Theo thống kê chưa chính thức của Phòng NN-PTNT Kim Sơn, hiện có khoảng 685ha trong tổng số 956ha nuôi tôm của 1.053 hộ dân trên địa bàn 3 xã có tôm bị chết do nhiễm khuẩn.

- Nông sản sạch trên xứ nóng - Tác giả Lâm Quang Huy. Mô hình canh tác tự nhiên được sự hỗ trợ của dự án “Phát triển chuỗi giá trị nông sản sạch” tại huyện Triệu Phong, Quảng Trị do Tổ chức Tầm nhìn thế giới và Tổ chức Hợp tác quốc tế Hàn Quốc đồng tài trợ. Đây là phương pháp canh tác được phát triển đầu tiên ở Hàn Quốc. Tại Việt Nam, lần đầu tiên dự án được thực hiện ở tỉnh Quảng Trị. Sản phẩm sạch mới làm ra nhưng rất nhiều khách hàng ở khắp cả nước đã đăng ký tiêu thụ. Cuối tháng 6 này, dự án sẽ khai trương tại TP Đông Hà gian hàng giới thiệu sản phẩm nông sản sạch từ canh tác tự nhiên cho khác hàng. Theo đó, dự án cùng người dân sẽ cung cấp ra thị trường 4 sản phẩm gồm gạo, thịt heo, thịt gà và rau do chính bà con nông dân trong vùng dự án sản xuất.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Tiến bộ kỹ thuật phòng trừ sâu hại rau - Tác giả Trần Long.

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Về vụ gần 700ha tôm chết hàng loạt ở Ninh Bình: Kiểm soát chặt khâu giống, nước - Tác giả Trần Quang. Đó là khuyến cáo của bà Đặng Thị Lụa - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc về biện pháp phòng, trừ bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) đối với những hộ nuôi tôm ở Kim Sơn, Ninh Bình vừa bị thiệt hại do dịch bệnh này. “Nước lấy vào ao nuôi phải là nước sạch; giống thả nuôi phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, được kiểm dịch…” bà Lụa chia sẻ.

- Ghi nhật ký đồng ruộng, lợi nhuận trồng lúa tăng lên 5.000 tỷ đồng - Tác giả Thuận Hải. Ghi chép nhật ký đồng ruộng - thói quen tưởng như đơn giản nhưng lại có thể giúp “giải cứu” nhiều vấn đề của ngành nông sản Việt Nam hiện nay: giá thành sản xuất cao, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, khó kiểm soát chất lượng… Từ năm 2008, Cục Trồng trọt đã in và phát thí điểm 150 cuốn sổ tay ghi chép nhật ký đồng ruộng cho các nhóm sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sau đó, từ năm 2010 - 2013, Cục Trồng trọt đã in thêm 120.000 cuốn phát miễn phí cho nông dân các tỉnh ĐBSCL để phục vụ sản xuất lúa theo cánh đồng lớn và VietGAP. Tuy nhiên, việc ghi chép nhật ký chưa được nông dân tuân thủ phần vì thói quen sản xuất, phần vì nhiều bà con cho rằng, việc ghi chép chưa mang lại lợi ích gì trước mắt.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Mỗi ngày xuất đi Trung Quốc 300 tấn vải tươi - Tác giả Thiên Hương

- Nhà máy thức ăn thủy sản đầu tiên nhận chứng chỉ BAP - Tác giả Thuận Hải

- Đồng Tháp: Nuôi bò sinh sản mỗi năm lãi 5 - 7 triệu đồng/con - Tác giả Chí Trung

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Khơi thông đầu tư nông nghiệp: Phải cho phép tích tụ đất đai - Tác giả Kiên Cường

- Trnee 300.000 hộ vùng biển Gò Công bị đe dọa - Tác giả Minh Sáng

- Hơn 500 ha hoa màu tại Cao Bằng bị châu chấu phá hại - Tác giả Quốc Đạt

- Không xuất khẩu thịt lợn bằng mọi giá - Tác giả GS Lê Viết Ly

- Cần Thơ: Phát hiện hàng loạt cơ sở vi phạm ATVSTP - Tác giả Hưng Phú - Nguyễn Mạnh

- Sẽ có cơ quan chuyển biệt điều phối sản xuất và tiêu thụ nông sản - Tác giả Văn Nguyễn

- Bệnh đạo ôn hại lúa và cách trị hiệu quả - Tác giả TS Nguyễn Minh Tuyên

- ĐBSCL: Xuống giống “né” lũ sớm - Tác giả Đ.T.Chánh - Lê Hoàng Vũ

- Khai thác và phát triển nguồn gen bò u đầu rìu - Tác giả Hồ Quang

- Đà Bắc thay áo mới - Tác giả Nguyễn Xuân Hiền - Mai Văn Chiến

- Hiểu thế nào về giống lúa kháng bạc lá? - Tác giả Th.S Trần Xuân Định

- Giống nào cũng quản cáo là “chân dài, dáng chuẩn” - Tác giả Dương Đình Tường (thực hiện)

- Xung quanh việc ngư dân “tố” ngân hàng BIDV “chỉ định” đơn vị đóng tàu: Nếu đúng, phải xử lý cá nhân liên quan - Tác giả Vũ Đình Thung

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Hỗ trợ 500 triệu đồng sản xuất/tổ hợp tác cho đồng bào dân tộc thiểu số - Tác giả Anh Thư

- Nông dân Hải Hà sống khỏe nhờ chè Ngọc Thúy - Tác giả Đức Thịnh

- Ham sáng chế có vườn cây tiền tỷ - Tác giả Hồ Văn

- Dịch vụ môi trường rừng: “Chìa khóa” bảo vệ rừng ở Hà Giang

- Bình Phước: Dân đổ xô trồng sầu riêng vì giá cao - Tác giả A.N

- Cà Mau: Hơn 11.100 tỷ đồng cho vay phát triển tam nông - Tác giả Hoàng Việt

- Trồng chuối tăng thu nhập, vùng biên Huổi Luông đạt tiêu chí - Tác giả Vinh Duy

- Quảng Bình: Phần bổ 18 tỷ đồng cho các xã đạt chuẩn - Tác giả Minh Huyền

- Trồng khổ qua tạo ra sức khỏe - Tác giả Hồng Cẩm

- Nông dân thủ đô “du học” cách nuôi lợn sạch - Tác giả Thu Hà