I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Bình Thuận: Gieo sạ 8kg giống/1.000 m2 - Tác giả Kim Sơ - Kiều Hằng. Lâu nay nông dân Bình Thuận gieo sạ lúa dày, với lượng giống từ 18 - 25kg/sào, không chỉ tốn nhiều lúa giống, phân bón, nước... mà còn tốn nhiều công chăm sóc. Để giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận, vụ đông xuân 2016 - 2017, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Thuận triển khai mô hình “Thâm canh lúa theo phương pháp SRI”, với lượng giống chỉ 8kg/sào. Các điểm triển khai mô hình cho thấy việc áp dụng SRI giảm được khoảng 40 - 50% lượng giống; giảm lượng nước tưới từ 30 - 35% so với canh tác truyền thống; đồng thời giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt bộ rễ, hạn chế tối đa hiện tượng đổ ngã khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi.

- Diện tích giảm, năng suất tăng - Tác giả Lê Hoàng Vũ. Theo Cục Trồng trọt, vụ ĐX 2016 - 2017 toàn khu vực ĐBSCL xuống giống trên 1,5 triệu ha lúa, giảm 22.630ha so vụ trước, năng suất ước đạt 6,7 tấn/ha, sản lượng ước đạt trên 10,259 triệu tấn, tăng 188.375 tấn so vụ ĐX 2015 - 2016. Nguyên nhân do năng suất tăng bình quân trên 0,219 tấn/ha so với vụ trước. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, kế hoạch triển khai sản xuất các vụ HT, TĐ và vụ mùa sắp tới, các địa phương phải căn cứ vào thực tế diện tích sản xuất lúa, không chạy theo phong trào chuyển đổi cơ cấu từ lúa sang cây trồng khác. Về thời vụ, tùy theo tình hình địa phương để có kế hoạch cụ thể. Chú trọng đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất. Xem xét lại kế hoạch SX lúa nếp, tránh tình trạng dư thừa, dẫn đến giảm giá bán...

- Về làng lập nghiệp - Tác giả Trịnh Lan. Mong muốn lập nghiệp tại nơi mình sinh ra, Nguyễn Văn Đoàn (SN 1986) ở thôn Kỳ Sơn, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã trở về quê bám đồng, bám vườn. Nhờ vậy, chàng trai này có khoản thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

- Hai giống cà phê chín muộn - Tác giả Mai Phương. Trước áp lực thiếu nước tưới vào mùa khô và nhân công khan hiếm khi thu hoạch cà phê, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên chọn tạo thành công 2 giống cà phê vối: TR14 và TR15 đã giải được bài toán trên. Không chỉ vậy các giống trên còn cho năng suất cao, được Bộ NN-PTNT công nhận cho sản xuất thử trong năm 2016. Theo TS Trương Hồng, với đặc tính chín muộn, khi canh tác giống cà phê TR14 và TR15 có thể tiết kiệm một đợt tưới so với giống đại trà. Vì vậy, các giống chín muộn này có thể sử dụng trồng tại các vùng có nguồn nước hạn chế, giải quyết phần nào khó khăn về nguồn nước tưới cho cà phê tại các vùng canh tác.

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- “Cởi trói” hạn điền thúc đẩy sản xuất lớn, bài 3: Không để biến tích tụ đất thành… sân golf, nhà máy - Tác giả Huỳnh Xây - Chúc Ly. Nhiều hộ dân, ngành chức năng và nhà khoa học vùng ĐBSCL cho rằng, việc cho bỏ hạn điền, tích tụ ruộng đất phục vụ cho sản xuất quy mô lớn là rất cần thiết và là đòi hỏi cấp bách nhằm đổi mới nền nông nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, cần giám sát chặt chẽ quá trình tích tụ, không để đất nông nghiệp biến thành… sân golf, nhà máy hay khu nghỉ dưỡng. Trước khi thuê đất của người dân, ngành chức năng phải cho doanh nghiệp cam kết chỉ được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, không được chuyển đổi. Đồng thời, doanh nghiệp phải lo cho nông dân việc làm để họ mưu sinh.

- Đang hình thành 3 xu hướng tích tụ đất đai - Tác giả Thiên Ngân. Ở Việt Nam đang có 3 xu hướng tích tụ ruộng đất (TTRĐ), đó là chuyển dịch giữ nông dân với nông dân bằng 2 hình thức: dồng điền đổi thửa hoặc nông dân mua, thuê lại đất của nhau. Nhóm TTRĐ thông qua hợp tác xã gồm 2 loại hình: Hộ nông dân cùng góp đất vào hợp tác xã để sản xuất, hoặc hộ nông dân không góp đất nhưng thống nhất về định hướng thị trường, phương thức canh tác… Nhóm TTRĐ thông qua các công ty, doanh nghiệp nông nghiệp, gồm 3 hình thức: Nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất; doanh nghiệp thuê lại đất của nông dân và mô hình cánh đồng mẫu lớn.

- Chuyên gia Nhật “mách nước” làm nông nghiệp hữu cơ - Tác giả Hoàng Lam - Nam Việt. Ba chuyên gia từ Nhật Bản sang Bến Tre, cùng bà Ino Mayu, chuyên gia phát triển cộng đồng chia sẻ câu chuyện làm nông nghiệp hữu cơ với nông dân thuộc dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ. Sạch – bẩn bây giờ là chuyện tồn vong, nhưng ai cũng nói khó. Người Nhật cũng thấy khó, nhưng họ quyết tâm làm, thậm chí họ làm giàu từ nông nghiệp hữu cơ.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Vụ “tráo máy nông nghiệp hỗ trợ dân nghèo”: Chính phủ chỉ đạo tiếp tục làm rõ - Tác giả L.S

- Hoạt chất glyphosate không gây ung thư - Tác giả Thu Đào

- Hậu Giang: Giá cá tăng, nhà nông vẫn chưa lời - Tác giả B.T

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Ứng dụng tiến bộ trong theo dõi tài nguyên rừng - Tác giả KL

- Tăng cường ngăn chặn, bắt giữ gia cầm nhập lậu - Tác giả Sơn Trang

- Dân trắng tay vì thủy sản chết hàng loạt - Tác giả Kim Sơ

- Quy hoạch trồng lúa quá “cứng” - Tác giả Dương Đình Tường

- Khan hàng, giá điều cao kỷ lục - Tác giả Thanh Sơn

- Phát triển nông sản sạch Vĩnh Linh - Tác giả Lâm Quang Huy

- Cần Thơ quy hoạch 3 khu nông nghiệp công nghệ cao - Tác giả Hữu Đức

- Tập huấn cơ chế kiểm soát chỉ dẫn địa lý điều Bình Phước - Tác giả B.Phước

- Giữ hay bỏ cây cà phê? - Tác giả Trần Đinh Thế

- Quản lý rầy trên đồng ruộng - Tác giả Hồng Nhung

- Kỹ thuật vèo giống - Tác giả Trần Hiếu

- Tìm giải pháp giữ rừng giáp ranh - Tác giả Đồng Văn Thưởng

- Kiên Giang: Chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm - Tác giả Trung Hậu

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- “Kết tội” lãnh đạo tỉnh, huyện nếu để mất rừng - Tác giả Lương Kết

- Đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu nông sản - Tác giả Ngọc Vũ

- Hỗ trợ nông dân phát huy lợi thế địa phương - Tác giả Chúc Ly

- Hà Tĩnh: Tập huấn phòng bệnh trên cây có múi - Tác giả Ngọc Linh

- Trái cây ngoại “đánh bại” trái cây nội - Tác giả Thuận Hải

- 550 hợp tác xã giải thể mỗi năm - Tác giả Nguyên Vỹ

- Hà Giang: Xây dựng NTM với tiêu chí “mềm” - Tác giả Mỹ Hằng

- Xây dụng vùng sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ ở Sóc Sơn - Tác giả Lê San

- Khuyến khích chế biến điều sâu và sạch hơn - Tác giả P.T

- Lâm Đồng: Sản xuất trên 1 triệu con giống cá tầm mỗi năm - Tác giả San Nguyễn

- Tây Ninh: Hỗ trợ nông dân sử dụng, lai tạo giống mới - Tác giả Lê San