I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Giải pháp quản lý nuôi tôm hùm bền vững - Tác giả Kim Sơ. Trước thực trạng nghề nuôi tôm hùm Phú Yên phát triển “nóng”, gây ra thách thức về ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh trên tôm hùm khiến người nuôi thiệt hại nặng nề, sáng 16/8, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Phú Yên tổ chức hội thảo “Giải pháp quy hoạch chi tiết và quản lý nuôi tôm hùm bền vững ở tỉnh Phú Yên”. Về lâu dài, tỉnh Phú Yên nên quy hoạch chi tiết vùng nuôi cho phù hợp, tăng cường quản lý chặt chẽ nghề khai thác tôm hùm; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi tôm hùm…

- Có nên nuôi tôm thẻ vùng nước ngọt? - Tác giả Trần An. Từ năm 2015 đến nay, nông dân một số xã ở huyện Tam Nông, Đồng Tháp đã bỏ tôm càng xanh chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Mặc dù ngành chức năng không khuyến khích, song đến nay toàn huyện đã có tới 149,3 ha tôm thẻ. Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp cho biết, quan điểm của ngành là không cấm nuôi tôm thẻ mà đưa tôm thẻ vào loại vật nuôi quản lý có điều kiện. Trong đó các điệu kiện cụ thể đó là, quản lý những nơi đã nuôi không vi phạm các điều kiện về vùng nuôi, không khoan giếng, rải muối tác động làm cho nước lợ…

- Kỳ vọng cây dược liệu, hồ tiêu ở Quảng Bình - Tác giả Tâm Phùng. "Tạo điều kiện và hỗ trợ cho các mô hình trồng trọt có hiệu quả cao. Qua đó, để tăng thu nhập, ổn định và phát triển đời sống của người dân”. Đó là phát biểu chỉ đạo của ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình sau khi đi kiểm tra thực tế một số mô hình trồng trọt tại huyện Bố Trạch. Điển hình như mô hình trồng và phát triển cây dược liệu (lá vằng, kim tiền thảo, cà gai leo, ba kích, đinh lăng…) dưới tán rừng cao su của anh Võ Văn Hùng ở thôn Sen Bàng, xã Hòa Trạch cho thu nhập khá cao, sản phẩm làm ra không đủ bán. Tham quan mô hình này, ông Nguyễn Hữu Hoài chỉ đạo: “Ngành NN-PTNT chú trọng việc thay đổi cơ cấu cây trồng. Với diện tích rừng cao su lớn, rừng trồng, rừng sản xuất… nếu tận dụng được để đưa cây dược liệu vào là rất tốt. Đây cũng là hướng đi mới cho vùng bán sơn địa. Vừa tận dụng đất rừng, vừa có thu nhập cao cho bà con là phải đặt lên quan tâm hàng đầu”. Vừa rồi, bà con Phú Quý đã làm hồ sơ gửi các cơ quan chức năng để làm thương hiệu “Tiêu Phú Quý”. Ông Nguyễn Hữu Hoài chỉ đạo Sở KH-CN tỉnh quan tâm hỗ trợ bà con về việc này.

- Nuôi chồn hương, chim công - Tác giả Hồng Bằng. Anh Trần Văn Giang (46 tuổi, ở thôn Trung Sơn, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) sau nhiều thất bại nuôi nhím đã chuyển sang nuôi chồn hương và chim công kết hợp mỗi năm lãi hơn 300 triệu đồng. Chỉ với 60m2 chuồng nuôi khép kín được bố trí hợp lý, trong đó 40 m2 nuôi chồn hương, 20m2 nuôi chim công, chuồng trại luôn giữ được thoáng mát, sạch sẽ giúp vật nuôi phát triển mạnh và tránh được dịch bệnh.

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Miền Tây kỳ vọng mùa “lũ đẹp”, bài 2: Tăng thu nhập nhờ sản vật mùa lũ - Tác giả Huỳnh Xây. Cá linh, cá đồng, lươn, chuột, rùa, rắn, bông điên điển, bông súng… là những sản vật đặc trưng của vùng lũ Đồng bằng sông Cửu Long. Năm nay, nhờ mùa lũ đến sớm và mực nước cao hơn các năm trước nên những sản vật “trời phú” đã giúp cư dân vùng lũ tăng thêm thu nhập.

- Nghịch lý ngành hồ tiêu Việt Nam: Nhất về lượng, “bét” về giá - Tác giả Minh Huệ. Những năm gần đây, hồ tiêu của nước ta luôn lọt top những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tỉ đô và dẫn đầu thế giới về sản lượng. Tuy nhiên, điều nghịch lý là tuy chiếm tới hơn 50% tổng sản lượng hồ tiêu toàn thế giới, song ngành hồ tiêu nước ta luôn phải chạy theo giá của các nước… Theo lý giải của Bộ NNPTNT, giá hạt tiêu của nước ta thấp chủ yếu là do thua kém về chất lượng và không thể theo kịp các mặt hàng tiêu chất lượng cao từ Indonesia, Ấn Độ, Brazil. Ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch VPA nhấn mạnh, nếu tăng cường chế biến sâu thì giá trị gia tăng của hạt tiêu còn lớn hơn rất nhiều khi xuất khẩu (có thể lên đến hàng trăm triệu USD/năm). Vì vậy, các doanh nghiệp cần có chiến lược và quyết tâm chuyển dần tỷ lệ xuất khẩu tiêu đen sang xuất khẩu tiêu trắng; gia tăng sản xuất tiêu ASTA (theo tiêu chuẩn của Mỹ) và đẩy mạnh chế biến tiêu bột…

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Trồng bồn bồn một lần, thu hoạch cả chục năm - Tác giả Chúc Ly.

- Đầu tư cấp điện cho gần 100.000 ha ao nuôi tôm công nghiệp - Tác giả T.A

- Quảng Trị: Thời tiết thuận lợi, ngư dân được mùa ruốc biển - Tác giả B.T

- Bắc Giang: Xây dựng 35 vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - Tác giả Anh Thư

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Công bố quyết định thành lập Tổng cục Thủy lợi và Tổng cục Phòng, chống thiên tai - Tác giả Lê Bền

- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: An ninh lương thực là vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu - Tác giả Khương Lực (thực hiện)

- Dấm gỗ sinh học bảo vệ môi trường, nuôi dưỡng cây trồng - Tác giả Võ Tuấn Toàn

- Vụ thanh long thuận mùa thuận giá - Tác giả Minh Sáng

- Bắc Giang Đầu tư trên 1.500 tỷ đồng quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao - Tác giả Phương Thúy

- Bát nháo thị trường phân bón ở Đăk Lăk:

+ Bón phân có thương hiệu , tiêu vẫn chết - Tác giả Phúc Lập - Anh Tuấn

+ Vẫn hành hành! - Tác giả MS - Hồng Thủy

- Xây dựng mô hình HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả - Tác giả MS

- Philippines lên kế hoạch NK 580 ngàn tấn gạo năm 2018 - Tác giả Sơn Trang

- Chữ đường: “Góc tối” ngành mía đường - Tiếng nói hội người trồng mía - Tác giả Đỗ Quyên

- Hiệu quả hầm biogas - Tác giả Mai Chiến - Trần Long

- Rau sạch trên quê lúa - Tác giả Kim Tiền - Nhật Linh

 - Bón phân Văn Điển cho mía xứ Thanh - Tác giả Công Tiện - Trí Cương

- Miền núi phía Bắc tiếp tục thiệt hại vì mưa lớn - Tác giả Kế Toại

- Cà Mau: Sạt lở có nguy cơ gây vỡ đê ven biển Tây - Tác giả Trần Hiếu

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- 21.000 con bò giống cho người nghèo - Tác giả Minh Nguyệt

- Khu nuôi tôm trên đất quốc phòng cho thuê gây ô nhiễm - Tác giả Trần Hòe - Lê Chiên

- Xử lý triệt để nạn khai thác thủy sản tận diệt - Tác giả Văn Đức

- “Phù thủy” 7X biến đất cằn thành trang trại xanh - Tác giả Thu Hà

- Bình Định: Triển khai hiệu quả 33 dự án từ nguồn vốn Quỹ HTND - Tác giả Thế Hà

- An ninh lương thực là vấn đề “nóng bỏng” của APEC - Tác giả Hà Vũ

- Quảng Ninh: Ra quân tổng lực “tấn công” nạn tận diệt thủy sản - Tác giả Liễu Chang

- Đầu tư trên 1.000 tỷ đồng cho vùng nuôi tôm tại các tỉnh phía Nam - Tác giả HL

- Cam sành miền Tây điêu đứng vì “mã dại” - Tác giả Đặng Huỳnh

- Người cấy lúa thuê kiếm tiền tỷ - Tác giả Trần Trọng Trung