I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Liên kết sản xuất, tiêu thụ hạt giống xác nhận 1 - Tác giả Kim Sơ. Ngày 17/4, tại huyện Tuy An (Phú Yên), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Xây dựng và phát triển mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ hạt giống xác nhận 1 của một số giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao tại các tỉnh miền Trung giai đoạn 2015 - 2017”. Sau 3 năm thực hiện, dự án đã tổ chức triển khai 12 mô hình liên kết sản xuất, cung ứng và tiêu thụ hạt giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao với quy mô 20 - 50ha/mô hình, tại 6 tỉnh duyên hải miền Trung, với tổng diện tích khoảng 800ha với 9 - 10 giống lúa gồm: Thiên ưu 8, VS1, BC15, TBR-1, HT1, BT7, OM4900, OM6976, ML48... Việc xây dựng và phát triển mô hình liên kết nhóm nông dân trong nông hộ với DN trong sản xuất và tiêu thụ hạt giống lúa xác nhận 1 tại các tỉnh miền Trung đã nâng cao diện tích sử dụng hạt giống xác nhận trong sản xuất đại trà, góp phần giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế.

- Đồng Tháp: Đẩy mạnh sản xuất lúa hữu cơ - Tác giả Vũ Trung. Sản xuất lúa hữu cơ nhằm nâng dần chất lượng nông sản, nâng cao giá trị hạt gạo, hạ giá thành sản phẩm giúp nông dân tăng lợi nhuận. Đây là chiến lược phát triển ngành hàng lúa gạo trong đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Nhiều HTX, tổ hợp tác trên địa bàn các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười đã áp dụng phương pháp sản xuất lúa hữu cơ mang lại hiệu quả đáng kể.

- Vùng rau trù phú - Tác giả Kế Toại. Từ một vùng đất bãi trồng ngô năng suất thấp, 15 năm qua, nhờ chuyển đổi sang rau màu, vùng đất Gia Phú, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) từng ngày thay da đổi thịt. Với sự giúp sức của chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp, Gia Phú đang trở thành một vùng rau an toàn, mỗi năm xuất bán hàng nghìn tấn nông sản sạch ra thị trường. HTX Rau an toàn Gia Phú chính thức được thành lập từ tháng 9/2016. Đến nay, đã có 185 hộ đăng ký tham gia, tổng diện tích sản xuất của HTX đạt trên 50ha.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Hỏi & đáp: Cách ghép cây xương rồng? Để kiểm soát tốt các bệnh hại trên cây dưa hấu vụ xuân hè?

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Đông Triều đối mặt vụ vải mất trắng - Tác giả Nguyễn Quý. Vậy là đã 2 mùa vải liên tiếp, người dân Bình Khê - vựa vải lớn nhất của thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) - đối diện với thực trạng mất mùa. Cảnh những chiếc xe tải ùn ùn đến Bình Khê “ăn” vải, thu hoạch 2.500 - 3.000 tấn, doanh thu trên dưới 20 tỷ đồng/năm.... với người dân Bình Khê chưa biết lúc nào trở lại. Đến thời điểm này, hầu hết các cây vải vẫn chỉ có bộ lá thành thục màu xanh vàng, nhiều cây biểu hiện rõ mầm lộc, không phải mầm hoa. Tình trạng này xảy ra ngay cả với những diện tích vải VietGAP, vải trồng theo quy trình Đài Loan… Một số chuyên gia cho rằng, “thủ phạm” chính khiến cho vải không ra hoa trong năm 2016 và năm nay là do sự khắc nghiệt của thời tiết. Bên cạnh đó, hầu hết diện tích cây vải trên địa bàn thị xã đều đã được trồng và thu hoạch trên 15 năm, nên cây đã già và có biểu hiện thoái hoá, năng suất, chất lượng giảm rõ rệt.

- “Phận đen” của cây tiêu đen Kiên Giang - Tác giả Trung Hiếu. Từ giữa tháng 3.2017 đến nay, giá hạt tiêu đen tại Kiên Giang đã giảm gần 50% so cùng kỳ năm 2016. Điều này khiến bà con nông dân trồng tiêu vô cùng lo lắng khi tiêu đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ. Ông Nguyễn Văn Màu - Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông dân trồng tiêu xã Ngọc Hòa, lo lắng nói: “Với giá 110.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm xuống tới gần 100.000 đồng/kg thì nông dân lãi rất ít. Riêng với những hộ thu hoạch vụ đầu sẽ lỗ nặng”. Để đối phó với tình hình giá hồ tiêu rớt mạnh, nhiều nông dân trồng tiêu quyết định trữ lại hàng chờ giá tăng. Nhưng nhiều hộ đang gặp khó khăn, vốn yếu nên đành phải bán ngay để có tiền đầu tư cho vụ sau.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Đề xuất nhiều hỗ trợ đầu tư nông nghiệp công nghệ cao - Tác giả LS

- Bến Tre tổ chức lễ hội cây - trái ngon, an toàn - Tác giả B.T

- Cà Mau: Di dời 220 thùng ong lạ gây nuôi thử nghiệm - Tác giả TTXVN

- Phú Yên: Nạo vét khẩn cấp lạch Đông Tá để tàu cá ra vào - Tác giả Anh Thư

- Lâm Đồng: Bệnh xoăn lá cà chua tiếp tục lan rộng - Tác giả Uyên Hương

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các bài:

- Bảy Núi không thiếu triệu phú người Khmer - Tác giả Phan Trọng An. Những năm trước, cuộc sống của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi (An Giang) chủ yếu dựa vào chăn nuôi bò và trồng trọt, thời vụ sản xuất phụ thuộc vào thời tiết và canh tác lúa theo tập quán. Nhưng nay, bà con đã tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hình thành nhiều mô hình kinh tế mới. “An Giang hiện có 2.749 cá nhân người Khmer đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất và kinh doanh giỏi”, với mức thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng/người/năm. Các xã, thị trấn ở 2 miền núi huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đều có câu lạc bộ nông dân, tổ hợp tác trồng trọt và chăn nuôi”, ông Châu Văn Ly, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang, cho biết.

- Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học: Giải pháp phòng chống cúm gia cầm hiệu quả - Tác giả Hải Đường. Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm A/H7N9 ngay sát biên giới Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, để phòng chống hiệu quả, ngoài việc tăng cường giám sát, quản lý gia cầm nhập lậu, cần đẩy mạnh các mô hình chăn nuôi an toàn, bền vững với phương châm “phòng bệnh là chính”. Để chủ động phòng ngừa, người dân cần áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn, sử dụng bảo hộ lao động khi chăm sóc vật nuôi, rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm, sản phẩm gia cầm. Chính quyền cơ sở, cơ quan thú y cần tăng cường công tác giám sát dịch bệnh để khống chế, khoanh vùng, không để lây lan trên diện rộng.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Bình Thuận khảo nghiệm thành công hai giống tỏi trắng - Tác giả MS

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Nửa đêm đi hái rau quý tộc - Tác giả Thúy Quỳnh

- Kim Sơn: Tái cơ cấu nông nghiệp, bắt đầu tư đâu? - Tác giả Kiên Cường

- Tập đoàn Lộc Trời cung cấp gạo cho ngành hàng không - Tác giả HD

- Phấn khởi với giá tôm - Tác giả Đ.T.Chánh - Trần Hiếu

- Giá phân urê tăng nhẹ - Tác giả Nguyên Huân

- Tan hoang dự án trồng và chế biến chuối xuất khẩu - Tác giả Hồ Quang

- Tuyệt chiêu nuôi cá sạch, lớn nhanh - Tác giả Lại Thị Tuyền

- Bón vôi cho vườn cây ăn trái - Tác giả Vũ Bá Quan

- Xóa tan tiếng xấu về chất lượng lúa lại - Tác giả PV

- Kinh tế xanh ở tỉnh cực bắc Tổ quốc - Tác giả Nguyên Huân

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Kiến nghị lập và thu quỹ phòng chống thiên tai - Tác giả Đình Thắng

- Đột phá nơi khó, ló thuận lợi nhiều nơi - Tác giả Đào Minh Trung

- Chi hội trưởng tiên phong làm mô hình VCR - Tác giả Đăng Bình

- Vườn ươm công nghệ lớn nhất miền Tây “đói vốn” - Tác giả Huỳnh Xây

- Giá lợn khó tăng, người nuôi chịu thiệt - Tác giả Thiên Ngân

- Đồng Tháp: Giá ớt còn 8.000 đồng/kg, càng trồng càng lỗ - Tác giả Chí Trung

- Tàu cá “mắc cạn” do chờ… bảo hiểm - Tác giả Trần Thế

- Đầu tư lớn cho trái xoài xuất ngoại - Tác giả Trần Đáng

-  Ngư dân Đồng Nai trúng đậm cá thát lát cườm - Tác giả T.Đ

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các tin, bài:

- Tổng kết hoạt động Chương trình xây dựng nông thôn mới - Tác giả Anh Bình

- Hội Làm vườn Đồng Tháp: Tiếp tục bám sát cơ sở để tạo sự bền vững - Tác giả PV

- Vài nét về “vua” trồng rừng - Tác giả Khắc Điệp

- Hương Sơn mùa cắt “lộc”  - Tác giả Khánh Hồ

- Phát triển cây dược liệu: Cần chính sách đột phá - Tác giả Vân Nhi

- Giá lợn hơi giảm: Hệ lụy từ nuôi theo phong trào

- Liên kết sản xuất và tiêu thụ hạt giống lúa - Tác giả Hải Yến

- “Hạt ngọc Việt”: Nhìn từ bốn nhà - Tác giả Thanh Hiền

- Suy nghĩ về định danh nền nông nghiệp hữu cơ - Tác giả GS Nguyễn Ngọc Kính

- Dự án nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau củ quả hữu cơ và lúa chất lượng cao: Doanh nghiệp là trụ cột tạo sự đổi thay trên quê lúa - Tác giả PV