I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Độc đáo máy làm tiêu sọ và chưng cất tinh dầu - Tác giả Thanh Sơn. 2 kỹ sư Nguyễn Minh Trúc và Trần Vũ Hoàng, Cty TNHH 6H & T (số 28 Phan Đình Phùng, quận Tân Phú, TP.HCM) đã chế tạo thành công một loại máy làm tiêu sọ vừa mang hiệu quả kinh tế cao, vừa giải quyết được bài toán môi trường. So với cách sản xuất tiêu sọ truyền thống, máy chế biến tiêu sọ của 2 kỹ sư thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội. Trước hết, về mặt thời gian, chỉ hơn 1 tiếng đồng hồ, nhà sản xuất đã thu được sản phẩm tiêu sọ từ những hạt tiêu đen. Lượng nước sử dụng trong quá trình chế biến tiêu sọ bằng máy rất ít, chỉ khoảng 0,6 lít/kg. Lượng tiêu sọ thu hồi được đạt tới 78 - 80% (100kg tiêu đen thu được 78 - 80kg tiêu sọ), trong khi cách làm tiêu sọ kiểu cũ chỉ thu về 75%. Không dừng lại ở đó, 2 kỹ sư còn nghiên cứu, tích hợp vào máy chế biến tiêu sọ bộ phận chưng cất tinh dầu tiêu. Cứ mỗi 1 tấn hạt tiêu đen, khi đem chế biến thành tiêu sọ, có thể lấy ra được 1 lit tinh dầu tiêu chất lượng tốt.

- Tuổi “cổ lai hy” vẫn sản xuất - Tác giả Phương Nguyên. Ở tuổi cận kề 70, ông Nguyễn Văn Bờm ở thôn Bằng Nha, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, Hưng Yên vẫn cần mẫn chiết, ghép nhân giống cây ăn quả các loại, làm ra lợi nhuận 4 - 5 triệu đồng/tháng. Chẳng những giàu kinh nghiệm chiết ghép các giống cây ăn quả, ông Bờm còn có hiểu biết khá sâu rộng về đặc tính kinh tế và đặc tính thực vật của nhiều giống cây ăn quả khác nhau. Nhờ có những kinh nghiệm của ông Bờm, mà các nhà vườn, khi mua giống cây ăn quả của bác, đều chọn được đúng loại cây thích hợp trồng trong điều kiện sinh thái của địa phương.

- Lúa LH12 trên đồng đất Tây Nguyên - Tác giả Lê Khánh. Hai năm trở lai đây, bà con nông dân xã Ia Ake (Phú Thiện, Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi giống lúa LH12 trồng thử nghiệm tại địa phương đã đem lại hiệu quả tích cực. Những ưu thế vượt trội của giống lúa nói trên so với các giống canh tác trước đây đã và đang tạo bước tiền đề để nông dân mở rộng diện tích, hướng tới việc sử dụng giống lúa LH12 làm thương hiệu gạo riêng của huyện.  

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Hậu Giang: Trình diễn máy cơ giới thế hệ mới - Tác giả Bành Đức Tín

- Nghệ An: Phục hồi, nhân giống quế Quỳ - Tác giả Hồ Quang

- Gia Lai: Hội thảo phát triển cây dược liệu - Tác giả Hương Trà

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Tình trạng hàu chết la liệt ở Quảng Nam: Chính quyền cấm, người dân vẫn nuôi - Tác giả Công Xuân. Sau đợt cá bớp nuôi chết vô số, gây thiệt hại tiền tỉ cách đây chưa lâu, vừa qua một số hộ nuôi hàu tại khu vực cảng neo đậu tàu thuyền Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) lại choáng váng vì hàu nuôi chết la liệt. Có tới 80 - 90% tổng số lồng bè hàu nuôi tại đây lâm vào tình trạng hàu chết. Tỷ lệ hàu chết ở mỗi lồng từ 40 - 90%, cá biệt không ít lông nuôi hàu chết sạch, ước tính thiệt hại nhiều tỷ đồng. Việc nuôi hàu tại cảng neo đậu tàu thuyền Sa Huỳnh là tự phát và không nằm trong khu vực quy hoạch nuôi hải sản. Chính quyền địa phương đã nhiều lần khuyến cáo các hộ dân không thả nuôi hải sản tại đây, song bà con vẫn không nghe.

- Nhàn nhã nuôi 50 con trâu bò nhờ… mấy hạt muối - Tác giả Đức Thịnh. Hiện, gia đình anh Đồng Văn Chiêm (SN 1983) dân tộc Tày có quy mô nuôi trâu, bò lớn nhất ở bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn). Dù nuôi gần 50 con trâu, bò nhưng anh Chiêm rất nhàn nhã. Đàn trâu, bò của anh ngày nào cũng tự đi kiếm ăn từ sáng tới chiều no bụng rồi cũng tự về chuồng mà không cần người chăn dắt. Đàn trâu, bò nhà anh cũng không cần thức ăn, cách nuôi trâu của anh là cho ăn mấy hạt muối mỗi khi về chuồng.

- Cho khai thác và tận thu gỗ rừng trồng nghiên cứu - Tác giả LS. Bộ Nông nghiệp và PTNT đang dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản. Trong đó đề xuất bổ sung quy định về khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Giá điều giảm mạnh, doanh nghiệp vẫn “đói” hàng - Tác giả Thiên Hương

- Xuất khẩu thịt, thủy hải sản vào Ả rập Xê út phải đăng ký dữ liệu - Tác giả T.A

- Long An: Trên 150ha tôm bị bệnh phải tháo bỏ - Tác giả Anh Thư

- Chuẩn bị xây dựng nhãn hiệu “Mãng cầu Hậu Giang” - Tác giả B.T

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Dân bản dọi đèn pin đi học trồng ngô - Tác giả Hoàng Anh

- Xuất khẩu gỗ 2017 sẽ đạt 7,5 tỷ USD? - Tác giả Sơn Trang

- HTX giúp giải quyết những vấn đề trọng đại của thế giới - Tác giả Dương Đình Tường

- VAFS và dấu ấn tự chủ trong khoa học - Tác giả Nguyên Huân

- Phòng trừ bệnh thối gốc, lở cổ rễ cây dưa - Tác giả Bùi Văn Viện

- Một số chú ý trồng rau chùm ngây - Tác giả Tú Anh

- Arize Tej Vàng - Giống lúa lai mới giúp nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu - Tác giả Trung Chánh

- Biến phế phẩm nông nghiệp thành phân bón - Tác giả Trung Dũng - Thanh Tuyền

- Kinh nghiệm của Đông Kết - Tác giả Nguyễn Hải Tiến

- Sông Cầu đẩy mạnh huy động vốn xây dựng NTM - Tác giả La Hai

- Anh chủ nhiệm tuổi 20 - Tác giả Kế Toại

- Móng Cái dập ổ dịch cúm A/H5N1 kịp thời - Tác giả VN

- Nửa năm không xong giấy phép sản xuất phân hữu cơ - Tác giả Đỗ Quyên

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Dự báo được thu nhập mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Tác giả Lương Kết

- Lan tỏa hương hoa đất Mê Linh - Tác giả Thu Hà

- Vực dậy nghề trồng nấm ở vùng nhiều gian khó - Tác giả Trần Hiền

- Tôm Việt hướng đến 10 tỷ USD: Đường đi nhiều chướng ngại vật - Tác giả Ngọc Lê

- Ba Trại thành - bại nhờ… chè - Tác giả Thu Hằng

- Ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới - Tác giả Như Hương

- Gia Lâm hỗ trợ đường, điện cho các hộ trồng cam - Tác giả B.T

- Có Cỏ May hậu thuẫn, trồng nấm “làm chơi thu thật” - Tác giả Anh Tuấn

- “Ba nhành lá cọ xanh” giúp cán bộ, hội viên thêm gắn kết - Tác giả Đức Thịnh

- Giá phân bón ổn định do lượng giao dịch thấp - Tác giả Thiên Hương