I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Đất chuyên màu phát huy giá trị - Tác giả Việt Khánh. Tháng 6/2015, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) triển khai đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tái cơ cấu ngành trồng trọt đạt hiệu quả kinh tế cao cho vùng đất chuyên màu ở Thanh Hóa’’. Đề án triển khai từ 6/2015 – 12/2017, tập trung vào 4 mục tiêu cụ thể: Xây dựng cơ cấu cây trồng mới cho vùng đất chuyên màu; Tuyển chọn thành công 1 giống lạc, 1 giống ngô, 1 giống rau màu ăn quả phù hợp với từng cơ cấu được đề xuất; Xây dựng 6 mô hình trình diễn ứng dựng quy trình canh tác tổng hợp cho từng cây trồng, hướng đến mục tiêu tăng hiệu quả kinh tế tối thiểu 20% so với cơ cấu cũ; Đề xuất quy trình kỹ thuật canh tác cho giống cây trồng được tuyển chọn. Sau 2 năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất chuyên màu của tỉnh Thanh Hóa đã phát huy hiệu quả rõ rệt, giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích tăng gấp nhiều lần so với mục tiêu 20% mà đề án đặt ra…

- Chuyển đổi đất lúa sang trồng ngô - Tác giả Hồ Quang. Quỳ Hợp là huyện miền núi cao thuộc tỉnh Nghệ An, diện tích đất tự nhiên lớn, nhưng đất sản xuất nông nghiệp lại rất ít. Riêng lúa nước bình quân mỗi vụ chỉ có trên dưới 2.500ha. Tuy nhiên do nguồn nước không đảm bảo nên năng suất lúa rất thấp. Vì vậy mô hình chuyển đất lúa thiếu nước sang trồng ngô được nông dân nhân ra trên diện rộng. Bình quân mỗi năm các xã trồng được 400ha ngô vụ đông trên đất 2 lúa và trên 700ha chuyên canh (3 vụ/năm).

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Dự báo sâu bệnh từ 20 - 26/6 - Tác giả Cục BVTV

- Hỏi & đáp: Cách phòng trị bệnh loét hại cam quýt? Cách ngâm ủ hạt giống bí xanh - Tác giả Hữu Vân

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Trồng dâu ta lấy quả, mỗi năm có 200 triệu đồng - Tác giả Ngọc Vũ. Bằng ý chí quyết đoán, sáng tạo, ông Trần Văn Quốc (59 tuổi) ở thôn Tân Phú, xã Cam Thành (Cam Lộ, Quảng Trị) đã "lột xác" khi có thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm nhờ trồng cây dâu ta ăn quả. “Ban đầu tôi nghĩ trồng dầu chỉ để ngâm rượu. Phải mất khá nhiều năm tôi mới tìm ra công thức ủ dâu ngâm rượu. Nay thị trường cần cả quả tươi nên phải mở rộng diện tích. Dâu là loại dễ trồng, sạch và nhiều công dụng tốt” – ông Quốc nói. Ông Quốc dự định đến năm 2019 sẽ tăng diện tích lên 4 ha, tương đương 4.000 gốc dâu và đăng kí thương hiệu, nhãn mác cho rượu dâu do ông sản xuất.

- Nuôi gà rừng, chim trĩ - hiểu là có bộn tiền - Tác giả Xuân Tuấn. Chị Lương Thị Quý ở thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc, Hòa Bình đã thành công trong việc nhân giống chim trĩ, gà rừng và gà lôi. Trong số các con vật hoang dã này, chim trĩ là loại mang lại lợi nhuận cao nhất, sau một năm, một con chim trĩ mang lại cả triệu đồng.

- Cho vườn xanh thành tiếng hát - Tác giả Việt Duy. Phải có thông tin thị trường, có quy hoạch, có tổ chức lại sản xuất, có xác lập quy trình và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm… Tất cả đã làm, nhưng vì sao không đến đích? Lời giải đang nằm bên trong của ngành nông nghiệp, của chất lượng “liên kết 4 nhà” còn hình thức, phong trào và tư duy số lượng. Trong “liên kết 4 nhà”, thì đầu tiên phải là Nhà nước đứng ra chủ trì, hai là nhà chế biến, kinh doanh - hai nhà đó quyết định rồi mới đến nhà khoa học, nhà làm vườn. Chỉ khi “4 nhà” đồng tâm, hợp sức cùng nhau thì khi ấy đồng vườn mới đủ rộng, cây mới đủ xanh, hoa trái mới ngon ngọt, thơm lành... Vườn xanh mới thành tiếng hát.

- Triệu phú thỏ ở vùng gió Lào, cát trắng - Tác giả Trần Hoa. Nhờ mạnh dạn đầu tư gây dựng trang trại thỏ Newzealand, chàng trai Nguyễn Quốc Mạnh sinh năm 1983, ở Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã thành công với thu nhập trăm triệu mỗi năm. anh Mạnh cho biết: Thỏ là loài vật rất dễ nuôi, không kén thức ăn, chủ yếu là cám, rau, cỏ, lá cây... toàn những thứ rất dễ kiếm. Thời gian sinh trưởng của thỏ ngắn, thời gian nuôi khoảng 3 - 3,5 tháng sẽ đạt trọng lượng để lấy thịt; khoảng 5,5 - 6 tháng thỏ bắt đầu sinh sản. Một năm thỏ cái đẻ 6 - 7 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con. Nuôi thỏ thu hồi vốn nhanh, phù hợp với khả năng của nhiều gia đình. Tuy nhiên, để chăn nuôi thỏ thành công cần phải nắm vững các yêu cầu về kỹ thuật nuôi, cách chọn giống, làm chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, công tác vệ sinh phòng bệnh...

- Người đưa thanh long ruột đỏ về Cam An Bắc - Tác giả Công Tâm. Anh Hoàng Đức Hào (thôn Cửa Tùng, xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) là người đầu tiên của địa phương đưa giống thanh long ruột đỏ về trồng. Quyết định táo bạo này đã giúp anh có được cơ ngơi vững chắc. Theo anh Hào, vườn cây thanh long mỗi năm có thể cho ra hoa từ 8 – 10 đợt, nhưng anh chỉ cho ra hoa 8 đợt. Anh lý giải, để thanh long ra hoa nhiều thì cây bị mất sức và quả nhỏ nên tốt nhất cho ra 8 đợt, trong đó có 4 đợt chính vụ và 4 đợt trái vụ. Với những đợt thanh long ra hoa trái vụ, anh xử lý bằng cách chong đèn, thanh long cho ra trái vụ có ưu điểm quả to, màu sắc đẹp và bán được giá cao. Với diện tích 2ha thanh long, mỗi đợt cho thu hoạch từ 8 - 12 tấn, với giá bán từ 20.000 – 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh lãi trên 600 triệu đồng/năm.

- Chuyện “vua lợn” tuổi U90 - Tác giả Phương Dung. Ở tuổi 87, lão nông Võ Văn Chung (Hai Chung) hàng ngày vẫn còn sử dụng... kính hiển vi để kiểm tra tinh trùng lợn (heo). Người dân Tiền Giang xem là “vua lợn giống” bởi những đóng góp của ông đối với ngành chăn nuôi... Hiện ông nuôi hơn 1.000 con lợn, trong đó có hơn 200 con nái, 50 con lợn nọc (lợn đực phối giống), mỗi năm cung cấp cho thị trường 4.000 – 5.000 lợn giống và tinh lợn. Ngoài chăn nuôi, ông Chung còn trồng 3ha vườn gồm: Mận An Phước, bưởi da xanh, dừa và nhiều ao cá; sản xuất 1ha giống lúa chất lượng cao. Tính mỗi năm, ông Võ Văn Chung sản xuất được gần 30 tấn lúa giống, hàng chục tấn trái cây các loại và hàng nghìn con lợn giống, nguồn lãi thu được từ mô hình sản xuất này khoảng 1 tỷ đồng/năm.

- Kỹ thuật thiết kế lồng nuôi cá lăng - Tác giả Hải Đăng. Cá lăng là một dòng cá đặc sản mới được đưa vào nuôi ở Việt Nam và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng như ở các tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Hòa Bình… Để nuôi được cá lồng, đặc biệt là loài cá lăng, người nuôi phải có kỹ thuật, kinh nghiệm về xây dựng lồng bè nuôi thì mới có thể thành công. Vị trí đặt lồng phải thuận lợi về giao thông, tiện cung cấp con giống, thức ăn, chăm sóc, quản lý, thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Vùng nuôi lồng, bè nằm trong vùng đã được quy hoạch cho từng đối tượng thủy sản của địa phương.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Tiên phong đưa cà chua giống Nhật về đất Lộc Nga - Tác giả Thu Hằng

- Lão nông bắt ốc bươu… đẻ theo ý muốn - Tác giả Thu Thủy

- Công nghệ mới “đánh thức” đầm tôm - Tác giả Ngọc Quyên.

- Hưng Yên: Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý sản phẩm nhãn lồng - Tác giả Mai Ngoan

- Lào Cai: Bưởi Múc Bảo Thắng được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể - Tác giả Anh Thư

- Trồng chanh trái vụ thu nhập 200 triệu đồng/ha - Tác giả Phúc Hậu

- Cây cam sành đổi đời nông dân Bắc Quang - Tác giả Hoàng Nam

- Tây Ninh: 5 HTX liên kết tiêu thụ nông sản với Saigon Co.op - Tác giả B.T

- Lâm Đồng: Triển vọng nuôi bò Kobe rất khả quan - Tác giả P.T

- Nghệ An: Trồng mía ép nước giải khát, lãi 12 triệu đồng/sào - Tác giả L.A

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các bài:

- Hồ tiêu, những bất ổn ngay trong thời hoàng kim - Tác giả Khánh Nguyên. Sau thời gian dài ở mức cao ngất ngưởng, thời điểm này, giá hồ tiêu đang hạ nhiệt khiến người trồng không khỏi lo lắng. Đây là hệ quả tất yếu của việc phát triển ồ ạt theo phong trào mà nếu không có những giải pháp cứng rắn, rất có thể, người nông dân sẽ phải chịu hệ lụy. Hiện, diên tích hồ tiêu đã vượt xa so với quy hoạch. việc sản xuất theo hướng an toàn, có chứng nhận chưa được thực hiện tốt. Khó hình thành vùng trồng tập trung lớn như cà phê, cao su. Giống tiêu chưa được nghiên cứu chọn lọc có hệ thống, độ đồng đều không cao, dễ nhiễm sâu bệnh; kỹ thuật canh tác còn nhiều tồn tại về thiết kế vườn, bón phân, chăm sóc, chống úng, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất bền vững.

- Để sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Cần giải pháp canh tác hợp lý - Tác giả Phương Nguyên. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH). Thực tế này đòi hỏi ngành chức năng và nông dân phải có giải pháp canh tác mới, sao cho giảm thiểu thiệt hại và thích ứng với tình hình mới. Việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thích ứng với BĐKH. Giãn vụ là giải pháp khả thi với nhiều vùng sản xuất lúa vì vẫn giữ nguyên cơ cấu 3 vụ lúa trong năm. Theo đó, vùng ven biển chuyển từ cơ cấu hè thu - thu đông - đông xuân sang cơ cấu hè thu sớm - thu đông - đông xuân sớm. Chuyển đổi sang cây trồng khác cũng là giải pháp được nhiều địa phương áp dụng. Theo đó, vùng 3 lúa đông xuân - hè thu - thu đông sang cơ cấu lúa đông xuân sớm - màu xuân hè -  lúa thu đông cho vùng phù sa ngọt; lúa đông xuân - màu hè thu - lúa thu đông hoặc lúa đông xuân - màu hè thu - màu thu đông cho vùng ven biển; lúa đông xuân - màu hè thu - lúa thu đông cho vùng ngập lũ. Theo TS. Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đã có nhiều giải pháp về canh tác cây trồng ứng phó với BĐKH được đưa ra, song tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để lựa chọn giải pháp khả thi nhất, hiệu quả nhất. “Để cây trồng né tránh tác hại xấu của BĐKH, cần chuyển đổi thời vụ gieo trồng, chuyển đổi sang cây trồng khác phù hợp hơn, chuyển sang kết hợp nuôi trồng thủy sản… Hệ thống khuyến nông cần tiếp tục tư vấn hướng dẫn nông dân canh tác cây trồng hiệu quả, tuyên truyền khuyến cáo các mô hình sản xuất tốt để lan tỏa ra sản xuất đại trà”, ông Khởi nhấn mạnh.

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Quốc hội thảo luận Luật Bảo vệ và Phát triển rừng - Tác giả Kiên Cường

- Minh bạch - nền tảng bền vững ngành tôm - Tác giả Thanh Hải

- Nỗi lo mất làng - Tác giả Tâm Đan

- Tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp - Tác giả Văn Hùng

- Hỗ trợ DN khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - Tác giả Văn Nguyễn

- Cá tra lại gặp khó - Tác giả Hữu Đức

- Doanh nghiệp Hàn Quốc cần NK ngô nếp - Công ty Mỹ cần mua thanh long khô - Doanh nghiệp Myanmar cần mua trấu viên nén - Trên 9.500 tấn vải thiều đã được XK sang Trung Quốc - Tác giả Lê Bền (tổng hợp)

- Vải là loại quả an toàn - Tác giả Kiều Khải

- Xây dựng chuỗi sản xuất khép kín và vùng nguyên liệu để tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi - Tác giả Hiếu Văn

- Cà chua CVR9 chịu nóng, kháng virus xoăn vàng lá - Tác giả Phương Nguyễn

- Ốc bươu vàng tấn công lúa - Tác giả Đ.Quyên

- Lúa chất lượng Sơn Lâm 1 - Tác giả Mai Chiến

- Nông dân An Giang chuyển sang trồng ngô lai Dekalb Genuity - Tác giả Thành Vân

- Nuôi thủy sản đặc hữu theo khu vực - Tác giả Trần Long

- Đảm bảo tưới, tiêu cho vụ mùa - Tác giả PV

- Xây dựng NTM ở Thanh Hóa: Nhận diện khác quan, triển khai thực chất  -Tác giả Lê Trần Đạt

- Quản lý phân bón, cái gốc là chính sách - Tác giả Nguyên Huân

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Hành trình giải cứu “Tàu 67 mắc cạn” - Tác giả Trần Ngọc Thọ

- Hội chung tay “giải cứu” người nuôi lợn:

+ Nông dân gặp khó, có cán bộ hội - Tác giả Đức Thinh

+ “Báo nhà nông” không đứng ngoài cuộc - Tác giả Bảo Yến

+ Hỗ trợ nông dân nuôi lợn xây dựng chuỗi giá trị - Tác giả Đức Thịnh

- Sâu sát đời sống hội viên để hướng dẫn sản xuất hiệu quả - Tác giả Chúc Ly

- “Sinh sôi” trang trại, gia trại ở vùng cao Cẩm Khê - Tác giả Thu Hà

- Điểm danh “ông lớn” tham gia sản xuất thực phẩm Organic - Tác giả Đông An

- Trứng gà cao cấp Dabaco: Vì sức khỏe và tầm vóc Người Việt - Tác giả Quỳnh Trang

- CASUCO cơ giới hóa trong canh tác mía - Tác giả PV

- Tập trung mọi nguồn lực để làm tốt công tác bảo vệ rừng - Tác giả C.T

- Hướng đến phát triển noog nghiệp bền vững - Tác giả Nguyên Vỹ

- Trồng nấm giỏi, khấm khá nhanh - Tác giả Đức Thịnh

- Cây lúa Thủy Nguyên “hợp duyên” phân bón Văn Điển - Tác giả Nguyễn Tiến Chinh

- Đến trang trại “triệu đô” mua nông sản và… du lịch - Tác giả Duy Hậu

- Hàn Quốc, Nhật Bản muốn tăng nhập hoa Đà Lạt chất lượng cao - Tác giả Anh Thư

- Bình Thuận xây dựng quy hoạch phát triển 5 loại nông sản chủ lực - Tác giả Thành Trung

- “Có ao cá, đồi keo, không lo nghèo nữa” - Tác giả Minh Hà

- Bình Phước: Khuyến khích đầu tư chế biến sâu và bao tiêu sản phẩm điều - Tác giả A.T

- Phúc Thọ mở đường du lịch nông nghiệp sinh thái - Tác giả Trần Quang

- Tìm đất cho doanh nghiệp làm nông nghiệp công nghệ cao - Tác giả Anh Thư

- Hối hả làm chuỗi cung ứng nông sản sạch - Tác giả Trần Đáng

- Nông dân Hóc Môn giàu nhờ hoa lan - Tác giả Khải Huyền

- Nông nghiệp thành phố: Bỏ 1 đồng, huy động được 32 đồng - Tác giả Thuận Hải

- “Bà đỡ” của nông sản sạch miền Tây - Tác giả Hồng Cẩm

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các tin, bài:

- “Mổ xẻ” những vấn đề cốt lõi của ngành nông nghiệp - Tác giả Dương Thanh

- 9 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản - Tác giả Dương Thanh

- Nắm rõ thông tin khoa học để không làm khó nông dân - Tác giả PV

- Thiên ưu 8, nỗi kinh hoàng của nông dân Hà Tĩnh - Tác giả Anh Bình

- “Đổi đời” từ vốn tín dụng chính sách - Tác giả Quanh Huy

- Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh - Tác giả Hải Yến

- Phát triển cây đặc sản quýt hồng Lai Vung - Tác giả Huệ Anh

- Lai tạo và phát triển đàn vịt Cổ Lũng, thu lãi 300 triệu đồng/năm - Tác giả Xuân Sơn

- Tây Nguyên: Giống cây ăn quả “hút” nông dân - Tác giả Bá Thăng

- Thanh Hà, mùa vải thiều bội thu - Tác giả Quốc Vinh

- Quế Sơn nâng tầm thương hiệu gà Tre đèo Le - Tác giả Ngọc Lan

- Tam Đảo bảo tồn, phát triển nguồn “vàng xanh” - Tác giả Dương An Như

- Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình: Sẵn sàng phòng cháy, chữa cháy rừng - Tác giả PV

- Phú Yên tập trung nâng chất chuỗi cá ngừ - Tác giả Anh Thi