I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Khơi nguồn chất lượng nông sản từ mục tiêu số lượng sang tối ưu chất lượng - Tác giả Trung Quân - Lê Bền (Bài Phỏng vấn Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia PGS.TS Lê Quốc Thanh). Theo Giám đốc lê Quốc Thanh, nông nghiệp nước ta đang vận hành chuyển từ một nền nông nghiệp đặt mục tiêu tối đa hóa số lượng sang mục tiêu tối ưu hóa về chất lượng và hiệu quả. Vật tư đầu vào chính là nguyên liệu tạo ra sản phẩm. Cho nên, không thể tạo ra một sản phẩm chất lượng khi nguyên liệu không đảm bảo. Hoạt động khuyến nông hiện nay đang cố gắng đóng vai trò nhằm triệt tiêu khoảng cách, bất cập giữa các quy trình, giải pháp khoa học công nghệ với thực tiễn sản xuất. Hơn ai hết, công tác khuyến nông phải giúp người dân hiểu thấu đáo những quy trình sản xuất. Từ đó, áp dụng, vận dụng phù hợp, chính xác với thực tế sản xuất của bản thân mình. Công tác khuyến nông hiện nay phải đặt trong sự phát triển đồng bộ của nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Do đó, hoạt động phải đa dạng, phong phú, mang tính tổng thể, hướng tới đạt được nhiều mục tiêu: Chuyển giao các giải pháp, tiến bộ khoa học công nghệ; giúp nông dân tiếp cận được với thị trường, môi trường, sinh thái, văn hóa...

- Khơi nguồn chất lượng nông sản tiến vượt bậc phân bón hữu cơ – Tác giả Lê Bền – Trung Quân. Trong bối cảnh giá phân bón vô cơ tăng cao, việc sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ đã có bước tiến vượt bậc, góp phần giảm bớt gánh nặng cho nông dân. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết: Đến nay, Cục  đã lựa chọn ký kết hợp tác, đồng hành cùng với 23 doanh nghiệp tập huấn cho nông dân sản xuất phân bón hữu cơ quy mô nông hộ; xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả trên các đối tượng cây trồng chủ lực như lúa, cây ăn trái, cây công nghiệp. Về phía nông dân, cần tiếp tục đẩy mạnh việc tự sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ từ nguồn nguyên liệu sẵn có (phụ phẩm trồng trọt, chế biến nông sản, chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt...) để vừa cải tạo đất, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm dần sự lệ thuộc vào phân bón vô cơ.

- Khơi nguồn chất lượng nông sản:

+ “Những thợ cấy 4.0” – Tác giả Trung Chánh – Văn Việt – Quang Linh. Cơ giới hóa khâu gieo cấy với máy cấy, máy sạ cụm, cùng với  việc sử dụng giống cấp xác nhận cho sản xuất đã giúp nông dân thay đổi hẳn tập quán sạ dày. Chỉ sau một thời gian ngắn, những chiếc máy cấy, máy sạ cụm đã có mặt tại các địa phương trọng điểm về sản xuất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long, được nông dân hào hứng đón nhận. Điều này đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng giúp giảm lượng lúa giống gieo sạ, tạo hiệu quả cao trong sản xuất lúa.

+ Chuyển biến đáng mừng nông nghiệp hữu cơ – Tác giả Sơn Trang. Theo lời mời của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai, PGS.TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam vừa có chuyến đi thăm, khảo sát nhiều nhà vườn, hợp tác xã, trang trại sản xuất theo hướng hữu cơ, có trách nhiệm trên địa bàn tỉnh này. Theo GS Châu, tại Đồng Nai có nhiều mô hình hay về sử dụng phân hữu cơ như mô hình trồng cam, quýt đường của anh Hà Thắng với diện tích 3 ha ở xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu. Vườn cam, quýt được anh Thắng trồng thưa (các cây cách nhau khoảng 4m) để hạn chế dịch bệnh, vườn được dọn cỏ bằng tay để không phải sử dụng thuốc hóa học. Làm hữu cơ hoàn toàn trên cây ăn trái là rất khó, nên việc nhiều nhà vườn ở Đồng Nai cũng như các địa phương khác đã bón nhiều phân hữu cơ trong vườn cây ăn trái là điều rất đáng mừng.

- Những vùng chè cổ Xứ Tuyên – Tác giả Đào Thanh. Tuyên Quang có những vùng chè shan tuyết cổ thụ bạt ngàn hàng nghìn ha, chất lượng tuyệt đỉnh, song vẫn chưa thể khai thác hết tiềm năng lợi thế để vươn xa. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang, diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn hiện đạt trên 1.600 ha, chủ yếu nằm ở 2 huyện Na Hang, Lâm Bình. Trong đó, riêng Na Hang có khoảng 1.400 ha, tập trung tại một số xã như Sơn Phú, Sinh Long, Hồng Thái, Thượng Nông… Ngoài việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng chè đặc sản, Tuyên Quang luôn tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư xưởng chế biến, thu mua chè búp tươi cho người dân, khuyến khích nâng cao hiệu quả từ sản xuất, chế biến và nâng cao chất lượng chè.

- Nông dân chuyên nghiệp phải là người có nghề - Tác giả Tùng Đinh. Lãnh đạo Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề chia sẻ ý kiến để xây dựng hệ thống nông dân chuyên nghiệp, có nghề, đáp ứng được nhu cầu phát triển chuỗi sản xuất. Theo đó, nông dân chuyên nghiệp phải giỏi kiến thức chuyên môn, kỹ năng thành thạo và có thái độ chuyên nghiệp trong sản xuất. Họ là những người biết định vị nguồn lực, ấn định mục tiêu cụ thể, tổ chức thực hiện theo nguyên tắc và biết quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, nông dân chuyên nghiệp cũng phải luôn tuân thủ chính sách pháp luật, tham gia sản xuất và ứng xử có trách nhiệm cộng đồng cao, gắn mục tiêu sản xuất với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững.

- Thương hiệu “Gạo quê hương Đại tướng” – Tác giả Tâm Phùng. Dù liên tục gặp thời tiết bất lợi, giá vật tư tăng cao, nhưng hơn 500 ha lúa mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp của huyện Lệ Thủy vẫn lãi tốt. Ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình phấn khởi bên những ruộng lúa trĩu hạt. Ông cho biết mấy năm qua, Lệ Thủy chú trọng đến việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp. Từ chuỗi liên kết, đã giúp nông dân thu lợi lớn nên huyện tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp vào đồng hành cùng bà con. Theo ông Mai Văn Chung, xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, vụ đông xuân vừa qua nhà ông làm 10 sào ruộng (0,5ha), năng suất đạt khoảng 7,5 tấn/ha. Giá thu mua của công ty là 7,1 triệu đồng/tấn, thành tiền được khoảng hơn 53 triệu đồng/ha. Trong khi đó, chi phí về giống, phân bón, các khoản dịch vụ, công lao động… hết khoảng từ 23 - 25 triệu đồng/ha.

- Cất cánh từ “Siêu công trình thủy lợi” Tây vàm cỏ - Tác giả Trần Trung. Dự án thủy lợi tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ sẽ thổi làn gió mới, sinh khí mới cho nông nghiệp Tây Ninh. Tây Ninh là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, để được kết quả trên, thời gian qua địa phương rất quan tâm đến công tác thủy lợi. Đặc biệt, được Bộ NN-PTNT quan tâm đầu tư cho dự án đưa nước hồ Dầu Tiếng vượt sông Vàm Cỏ Đông. Công trình được chia làm 2 giai đoạn, với tổng vốn đầu tư trên 1.200 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã hoàn thành trên 90% khối lượng công trình. Trong đó, giai đoạn 1 dự án là kênh chính đã hoàn chỉnh, kênh nhánh đang hoàn thiện, cuối năm nay toàn bộ công trình sẽ được thông tất cả các tuyến. Đây là một công trình lớn có ý nghĩa, không chỉ phục vụ 1.700 ha đất nông nghiệp khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ dự án còn phục vụ nước sinh hoạt, nước sản xuất cho các cụm, khu công nghiệp và người dân trong vùng dự án. Đồng thời, thu hút nhiều doanh nghiệp tầm cỡ chọn địa phương là điểm đến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

- Hết khát nhờ dự án hồ thủy lợi – Tác giả Minh Quý. Dự án Hồ chứa nước Ea H’leo 1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt đầu tư xây dựng ngày 29/9/2017, với dung tích thiết kế 25,51 triệu m3 nhằm cấp nước tưới ổn định cho các cây trồng có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cấp nước phục vụ dân sinh, chăn nuôi, công nghiệp, du lịch… góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nâng cao đời sống nhân dân. Cụ thể, hồ cung cấp nước tưới cho 5.000ha đất canh tác, tạo nguồn nước sinh hoạt khoảng 10.000 người dân trong vùng dự án, cấp nước công nghiệp với lưu lượng nước 15.000 m3/ngày đêm và nước phục vụ chăn nuôi 1 triệu m3/năm, qua đó góp phần cải thiện môi sinh, môi trường.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Doanh nghiệp Tiến Nông: Khoa học công nghệ, trụ cột phát triển – Tác giả PV;

- Xây dựng huyện Hòa Bình đạt đô thị loại IV vào năm 2025 – Tác giả ông Hồ Văn Linh – Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Hiệu ứng dây chuyền sau những bài báo – Tác giả Phúc Lập;

- Quản lý rủi ro thiên tai rất cần báo chí – Tác giả Diệu Linh;

- Chuyện ấm ức và khởi đầu của truyền thông nông nghiệp trách nhiệm – Tác giả Dương Đình Tường;

- Hành trình dẹp loạn vacxin, thuốc thú y lậu – Tác giả Minh Phúc;

- Truyền thông trách nhiệm vì nền nông nghiệp trách nhiệm – Tác giả Thanh Sơn;

- Những bài báo “dắt” doanh nghiệp về đầu tư – Tác giả Vũ Đình Thung;

- Không nên chỉ nhìn vào hiện tượng – Tác giả Sơn Trang;

- Lãnh đạo không sâu sát, nông nghiệp khó bứt phá – Tác giả Nguyễn Bá Thắng;

- Nông nghiệp Việt Nam thân thiện, tin cậy và trách nhiệm – Tác giả Nguyễn Đỗ Anh Tuấn;

- Chuyên gia Mỹ gốc Việt nhìn về nông nghiệp Việt Nam – Tác giả GS.TS Nguyễn Duy Luận;

- Để nông sản lên ngôi – Tác giả Kim Hạnh;

- Người Hàn Quốc sẵn sang trả nhiều tiền mua nông sản chất lượng – Tác giả Đức Huy – Minh Phúc;

- Tôi mong muốn nhất là lan tỏa thương hiệu nông sản quốc gia – Tác giả Hoàng Anh;

- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp cần bơt cứng nhắc – Tác giả Đồng Thái;

- Chiến lược nông nghiệp cần ở quy mô lớn – Tác giả Trần Thị Hải (GĐ chương trình phát triển bền vững WWF – Việt Nam);

- Cơ hội đưa Việt Nam trở thành nhà sản xuất ca cao có vị thế - Tác giả Gricha Safarian (Tổng GĐ Công ty Puratos Grand – Place Việt Nam);

- Truyền thông chấm dứt coi thương lái Trung Quốc như tội đồ - Tác giả Vân Đình;

- Chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém – Tác giả Trần Thanh;

-  Hiệu quả từ những chuyến xe dẫn vốn cho người dân – Tác giả Mai Hà – Thân Vinh;

- Hệ thống kênh chính Tân Mỹ hoàn thành, nhiều vùng không lo nước tưới – Tác giả PV.