I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Phát triển rừng trồng gỗ lớn - Tác giả Lâm Quang Huy. Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) đã triển khai thành công mô hình rừng gỗ lớn với giống cây keo lai. Sau 13,5 năm, trữ lượng gỗ đạt từ 168 - 219 m3 gỗ/ha, tương đương trị giá hàng trăm triệu đồng/ha. Hiện mô hình được nhiều địa phương đến nghiên cứu học tập kinh nghiệm.

- Thu tiền tỷ/ha: Khó nhưng có thể - Bắt đất “nhả vàng” - Tác giả Thái Sinh. Hơn chục năm trước mảnh đất cằn cỗi trước nhà của gia đình ông Nông Văn Ba ở thôn Nà Bó, xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) trồng tạp nham đủ loại cây mà chẳng cho thu nhập ra hồn. Chỉ khi ông đưa giống cam Vinh về trồng khiến mảnh đất hồi sinh trở lại, mỗi năm đều đặn “nhả” dăm bảy cây vàng cho ông... Đến nay nhà ông có gần 500 gốc cam các loại: Cam Vinh có 400 gốc, trong đó có 100 gốc 12 tuổi, 300 gốc từ 1 - 4 tuổi; cam sành 70 gốc. Năm ngoái gia đình thu 180 triệu, năm nay dự kiến thu chừng 200 - 250 triệu.

- Phát triển thâm canh sắn bền vững ở tỉnh Đồng Nai - Tác giả Thanh Bình. Diện tích trồng sắn hàng năm ở Đồng Nai vào khoảng 20.000ha; năng suất bình quân đạt từ 22 - 23 tấn củ/ha. Hiện nay Đồng Nai, Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam bộ khác là vùng có năng suất sắn cao nhất cả nước. Tuy nhiên sản xuất sắn của vùng Đông Nam bộ nói chung và Đồng Nai nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức: Chưa có bộ giống sắn có năng suất cao, chất lượng tốt; thoái hóa đất, dịch hại chổi rồng, rệp sáp bột hồng đang là những vấn đề hết sức nghiêm trọng; cơ khí hóa còn yếu; công nghệ chế biến sắn còn lạc hậu; giá cả không ổn định, thị trường xuất khẩu yếu... Nhằm giúp cho nông dân trồng sắn của Đồng Nai phát triển các mô hình canh tác sắn bền vững, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc đã triển khai Dự án “Xây dựng và nhân rộng mô hình trồng giống mới và thâm canh sắn bền vững tại vùng nguyên liệu của nhà máy chế biến” trên 30 hộ nông dân với tổng diện tích 15ha…

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Hỏi & đáp: Cách để hoa lan nở hoa đúng Tết? Cách chữa trị vịt Super bị sưng khớp chân?

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:  

- Lại nóng “cuộc chiến” ong nội - ong ngoại, bài 2: Phi lý việc cấm cản ong ngoại - Tác giả Việt Tùng. Được phép nuôi rộng rãi, với nhiều ưu điểm vượt trội so với ong nội, con ong Ý (ong ngoại) đã và đang tạo nên bước “đột phá” cho nghề nuôi ong, giúp hàng vạn người thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Vậy nên việc tỉnh Hà Giang “ngăn sông cấm chợ” con ong ngoại vào địa bàn tỉnh này khiến không chỉ người nuôi ong mà dư luận cũng bức xúc. Ông Nguyễn Văn Điệp (Hải Dương) - người đang có 800 đàn ong thuê đặt tại xã Thanh Hải (Lục Ngạn) cho hay: “Con ong ngoại rất hung dữ với người lạ, nhất là lúc lấy cầu mật, song lại “hòa bình” gần gũi với ong nội, chứ chúng không cắn nhau như ong ruồi, hoặc các loại ong đối địch khác nên không gây ảnh hưởng đến giống ong nội”.

- Nuôi chim cút sạch để bán trứng… sang Nhật - Tác giả Hữu Danh. Từ cuối năm 2013 đến nay, trại cút Nguyễn Hồ ở Tiền Giang đã xuất sang Nhật Bản hàng chục triệu trứng cút sạch với giá cao hơn thị trường nội địa khoảng 20%. Ít ai biết rằng, ông chủ Nguyễn Hồ từng có lúc thua lỗ tới tiền tỷ chỉ vì quyết tâm nuôi cút sạch... Từ vài chục nghìn con chim cút đẻ ban đầu, đến nay, trang trại của ông Trần Nguyễn Hồ đã có trên 60.000 con được nuôi theo quy trình an toàn sinh học trong hệ thống chuồng trại hiện đại, hạn chế tối đa sử dụng thuốc kháng sinh. Hàng ngày, thức ăn, nước uống cho đàn chim cút đều được ghi chép cẩn thận trong sổ sách; việc phòng bệnh cho đàn cút được thực hiện bằng các loại kháng sinh sinh học được chiết xuất từ một số loài thực vật. Ngoài cung cấp trứng cút cho thị trường nội địa, trung bình mỗi tháng, trang trại Nguyễn Hồ xuất khoảng 2 triệu quả trứng sang Nhật Bản.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Bố trí số đàn ong phù hợp diện tích bạc hà - Tác giả Trần Quang

- Quảng Bình: Trồng thêm 1.350ha rừng tập trung - Tác giả T.A

- Bắc Ninh: Làm lúa “3 cùng”, lãi thêm 11 triệu đồng/ha - Tác giả A.T

- Tiền Giang: Vùng ngọt hóa Gò Công không làm lúa 3 vụ - Tác giả B.T

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các bài:

- Ba Tơ: Trồng và phát triển cây mây nước, sa nhân tím - Tác giả Phương Dung. Mây là nguyên liệu sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; sa nhân tím là cây dược liệu quý. Hai cây trồng này đều có giá trị kinh tế, thị trường tiêu thụ ổn định và giá trị xuất khẩu cao, thích ứng rộng trên nhiều chân đất có tán rừng, có khả năng bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường. Trên địa bàn huyện Ba Tơ, mây nước và sa nhân tím sinh trưởng, phát triển dưới tán rừng tự nhiên, tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, bà con thu hoạch chủ yếu tự phát, chưa biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nên sản phẩm của hai cây trồng này ngày càng cạn kiệt. Trước thực tế đó, Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ đề xuất thực hiện dự án: “Trồng và phát triển cây mây nước, cây sa nhân tím dưới tán rừng phòng hộ cho đồng bào dân tộc H’rê” nhằm giúp người dân sống bằng nghề vườn rừng và những người tham gia quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ có thêm nguồn lợi lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng. Dự án được triển khai tại các thôn Con Dốc, Bùi Hui và Nước Đang, xã Ba Trang, huyện Ba Tơ. Qua 3 năm triển khai với 3 đợt trồng (1/2013, 7/2014, 3/2015), dự án đã xây dựng mô hình với tổng diện tích 100 ha/106 hộ, trong đó diện tích cây mây nước là 80 ha/75 hộ, cây sa nhân tím 20 ha/31 hộ.

- Lai Châu, liên kết sản xuất giống lúa đặc sản - Tác giả Đặng Đình Thản. Nhằm duy trì và phát triển các giống lúa đặc sản địa phương cũng như cung cấp cho nông dân những giống lúa đảm bảo chất lượng, vụ mùa 2016, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu liên kết với các hộ dân xã Tả Lèng (huyện Tam Đường) triển khai mô hình sản xuất giống lúa Tẻ Râu trên diện tích 5ha với 12 hộ tham gia. Sau hơn 4 tháng triển khai thực hiện, giống lúa Tẻ Râu sinh trưởng tốt, năng suất bình quân đạt 4,8 tấn thóc tươi/ha.. Với giá bán 11.000 đồng/kg thóc tươi, bà con thu nhập 52,8 triệu đồng/ha.

- Nâng cao hiệu quả dịch vụ môi trường rừng: Thu đúng, thu đủ và minh bạch thu - chi - Tác giả Khánh Nguyên. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là chính sách đầu tiên về lâm nghiệp coi việc bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của rừng là các dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay, việc thực hiện chính sách vẫn còn một số khó khăn, tồn tại cần tháo gỡ, trong đó có việc điều chỉnh mức chi trả tiền DVMTR để khuyến khích người dân gắn bó với rừng. Ông Phạm Hồng Lượng cho biết, để thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR, các địa phương, ngành chức năng cần đảm bảo thu đúng, thu đủ các loại dịch vụ đã quy định đối tượng thu, mức thu; kiện toàn bộ máy Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, kịp thời xử lý những vướng mắc, khó khăn ở địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc thu nộp tiền DVMTR và các khoản đóng góp bắt buộc theo quy định. Phát hiểu tại Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề: “Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ môi trường rừng” vừa được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tại Hòa Bình, TS.Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh, để thực hiện hiệu quả chính sách này, cần khuyến khích các chủ rừng thực hiện quản lý bảo vệ rừng theo cộng đồng dân cư hoặc nhóm hộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chi trả DVMTR cho chủ rừng, đánh giá chất lượng rừng để đảm bảo đúng đối tượng và tiêu chuẩn chi trả theo quy định; tăng diện tích giao khoán cho các hộ gia đình để ổn định thu nhập cho người dân.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Áp dụng “3 giảm, 3 tăng”: Đầu tư ít thu lợi lớn - Tác giả Nguyễn Thị Bích Trâm

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Quyết liệt triển khai 7 vấn đề lớn - Tác giả Lê Bền

- Dồn sức cho 10 nhóm ngành hàng chủ lực - Tác giả Lê Bền

- Thủ tướng yêu cầu Sóc Trăng tái cơ cấu nông nghiệp mạnh mẽ hơn - Tác giả PV

- Điện Biên: Vẫn chỉ có duy nhất 2 xã nông thôn mới - Tác giả Trịnh Xuân Tư

- Bình Thuận: Quyết tâm xây dựng các trung tâm nông nghiệp công nghệ cao - Tác giả Minh Phúc

- Đồng Tháp: Xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới - Tác giả Lê Hoàng Vũ

- Cà Mau: Diện tích nuôi tôm thâm canh tăng mạnh - Tác giả Trần Thành Nên

- Kiên Giang: Sản lượng tôm nuôi tăng mạnh - Tác giả Đ.T.Chánh

- Hội chợ nông nghiệp - thương mại khu vực Tây Bắc 2016: Ngán ngẩm! - Tác giả Nghĩa Thái

- Kỳ vọng chuỗi thịt lợn sạch Thủ đô - Tác giả Nguyên Huân - Đại Từ

- Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế trưng bày nhiều máy móc, công nghệ hiện đại - Tác giả Trần Hiếu

- Trồng lan công nghệ cao: Kinh nghiệm Thái Lan - Tác giả Minh Sáng

- Quản lý có dại đầu vụ đông xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long - Tác giả KS Dương Quốc Phong

- NPK-S Lâm Thao vững chân trên thị trường Thanh Hóa - Tác giả Thuần Đào

- Tiếp tục hoàn thiện Bản đề xuất Quỹ xây dựng NTM - Tác giả Đỗ Thùy Mỵ

- Hải Phòng: Phấn đấu 25 - 30 xã về đích, chỉ đạt 1 xã - Tác giả Hân Minh

- Sông Nhuệ ô nhiễm nặng, sản xuất nông nghiệp bị đe dọa - Tác giả Minh Phú - Trần Long

- Trắng đêm canh trộm cà phê - Tác giả Lê Khánh

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Ngành nông nghiệp tập trung khắc phục 7 vấn đề - Tác giả PV

- Hội Nông dân Việt Nam - Liên minh hợp tác xã Việt Nam: Hợp tác phát triển các hình thức kinh tế hợp tác - Tác giả Thu Hà

- “Vinh điên” - tỷ phú mê trồng cây trái ở bản sâu - Tác giả Kiều Thiện

- An Giang: Kiểm tra công tác hội và phong trào nông dân - Tác giả Thùy Linh

- “Lên đời” cho khoai lang, dứa bằng công nghệ Nhật Bản - Tác giả Thuận Hải - Nguyên Vỹ

- Trồng nho VietGAP - không lo mất giá, mất khách - Tác giả Lê San

- Nông dân Mường La thỏa sức lựa chọn bò giống - Tác giả Kiều Thiện

- Người Mông ở Mù Cang Chải không cho đất nghỉ - Tác giả San Nguyễn

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các tin, bài:

- Hồ tiêu Việt Nam: Làm sao giữ “ngôi vương”? kỳ 2: Hướng đến chuỗi sản xuất và cung ứng an toàn - Tác giả Anh Thơ

- Dương Xá: Bảo tồn giống lúa Nếp cái hoa vàng - Tác giả Dương An Như

- Vụ sắn 2016: Tây Nguyên lâm cảnh “hai mất” - Tác giả Bá Thăng

- Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang: Hướng dẫn hội viên phát triển kinh tế VAC gắn với XDNTM - Tác giả Bùi Ngọc

- Quảng Nam: Phát triển kinh tế vườn, trang trại theo hướng bền vững - Tác giả T.H

- Thủ tướng: Tái cơ cấu nông nghiệp cần đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao - Tác giả Dương Thanh

- Yên Thắng xây dựng nông thôn kiểu mới - Tác giả Đình Hợi