I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Đánh thức tiềm năng thủy sản sông Đà - Tác giả Tuyết Nga. Cùng với khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, những năm qua, nghề nuôi cá lồng trên sông Đà, nhất là ở hồ Hòa Bình đã phát triển mạnh mẽ với số lượng lông nuôi tăng theo từng năm. Đến cuối năm 2016, toàn tỉnh Hòa Bình có 4.200 lồng bè nuôi cá với sản lượng khoảng 3.700 tấn cá/năm, tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động. Bình quân sản lượng mỗi lồng nuôi cá thu hoạch 3,5 - 4 tạ cá/lồng, trừ chi phí đầu tư, thu lãi khoảng 12 - 14 triệu đồng/lồng. Trăn trở lớn nhất trong việc nuôi cá ở lòng sông hiện nay là nguồn vốn và đầu ra cho sản phẩm…

- Bảo hộ bản quyền giống lúa OM - Tác giả Hưng Phú. Đến nay, Viện Lúa ĐBSCL đã chọn tạo và phát triển trên 180 giống lúa, trong đó có 82 giống đã được công nhận là giống quốc gia, số còn lại là giống được công nhận tạm thời và nhiều giống triển vọng. Theo điều tra của Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, trên tổng số 6,88 triệu ha gieo trồng lúa của cả nước, diện tích sử dụng giống lúa do Viện Lúa ĐBSCL chọn tạo đã đạt trên 3,5 triệu ha, chiếm trên 50%. Trong 10 giống lúa được trồng phổ biến trên cả nước, Viện đóng góp 5 giống lúa mang tên OM. Trong vài năm gần đây việc áp dụng quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ giống lúa tại Viện được khuyến khích và hỗ trợ nhằm mục đích khai thác kết quả nghiên cứu bảo đảm hài hòa lợi ích nhiều bên.

- Xen canh thoát nghèo - Tác giả Dương Lam. Thời gian gần đây, những mô hình sản xuất xen canh nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích nương rẫy đã mang lại nguồn thu lớn cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Vân Canh (Bình Định). Bà Nguyễn Thị Tố Trân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư Bình Định cho biết: “Trong hoạt động, Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư Bình Định luôn ưu tiên xây dựng các mô hình, điểm trình diễn tại các xã miền núi, vùng cao; giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nắm bắt được các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới để phát triển sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng”.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Bùng phát bệnh xì mủ trên cây sầu riêng - Tác giả Kim Thao

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Vỡ mộng mô hình liên kết cá tra, bài 2: Khó khăn khắc phục hậu quả - Tác giả Huỳnh Xây. Không chỉ có dự án liên kết sản xuất cá tra ở tỉnh An Giang đổ bể, thời gian qua, ở ĐBSCL, nhiều mô hình liên kết theo các hình thức khác cũng xảy ra tình trạng tương tự mà việc khắc phục hậu quả rất khó khăn. Theo các chuyên gia kinh tế, nhiều doanh nghiệp, đại gia gặp hoàn cảnh khó khăn, vỡ nợ... đa phần chuyển từ doanh nghiệp thương mại sang  nuôi trồng, chế biến thủy hải sản. Do nghiên cứu thị trường không kỹ, không am hiểu luật pháp của các nước nhập khẩu dẫn đến đơn hàng không xuất được hoặc bị chậm, hủy, dẫn đến những hệ luỵ khó lường. Hoặc đang làm thủy sản, các doanh nghiệp, đại gia lại chuyển sang kinh doanh bất động sản, vàng... Đến khi thị trường sụp đổ thì các doanh nghiệp gặp khủng hoảng về nợ.

- Khẩn cấp tìm nguồn điện phục vụ nuôi tôm - Tác giả Hà Vũ. Ngày 21.3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành về vấn đề cấp điện cho ngành tôm, thống nhất việc xả nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và an toàn đập, trồng rừng thay thế… Để phục vụ chiến lược phát triển ngành tôm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo Tổng cục Thủy sản cần sớm hoàn thiện thiết kế hạ tầng cho ngành nuôi tôm, trong đó có giải pháp về hạ tầng điện…

- Mất tiền tỷ do lũ, người trồng hoa mong được hỗ trợ - Tác giả Công Xuân. Đợt lũ chồng diễn ra vào tháng 12.2016 vừa qua, người trồng hoa Quảng Ngãi bị thiệt hại nặng nề, với số tiền ước tính trên 15 tỷ đồng. Thế nhưng theo quy định đây là loại cây trồng không thuộc diện được hỗ trợ, nên người trồng hoa Quảng Ngãi phải chịu thiệt thòi và gặp khó khăn để ổn định cuộc sống. Ông Nguyễn Công Binh, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa xác nhận: "Hoa là loại không nằm trong quy địnhđược hỗ trợ do mưa lũ làm hư hỏng, cuốn trôi. Dù thiệt hại của người trồng hoa ở địa phương trong đợt lũ vừa rồi ước gần 2 tỷ đồng, thế nhưng vì quy định như vậy nên chúng tôi đành chịu. Rất mong tỉnh có đề xuất, kiến nghị với cấp bộ ngành trung ương điều chỉnh bổ sung để người trồng hoa bớt thiệt thòi".

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Quảng Nam: Tôm nuôi chết do bệnh đốm trắng, hoại tử gan - Tác giả Trương Hồng

- “Buon Ma Thuot Coffee” được 10 quốc gia, vùng lãnh thổ bảo hộ - Tác giả Thu Hằng

- Doanh nghiệp Hà Lan tìm cơ hội đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam - Tác giả Nguyên Vỹ

- Quảng Trị: Thiếu trầm trọng vacccine tiêm cho đàn gia cầm - Tác giả N.V

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Việt Nam và Ấn Độ thống nhất gỡ bỏ một số lệnh cấm nhập khẩu nông sản - Tác giả Đình Mạnh

- Giải bài toán hạ tầng điện cho nuôi tôm - Tác giả Khương Lực

- Bộ Công Thương vào cuộc vụ Nhà máy DAP số 2 Vinachem khiến cá chết hàng loạt - Tác giả Hoàng Anh

- Bình Điền ký kết hợp tác chiến lược phân bón với Campuchia - Tác giả Lê Hoàng Vũ

- Giảm đất lúa, ở đâu? Giảm thế nào ở vựa lúa quốc gia? - Tác giả Trần Hữu Hiệp

- Đồng Nai: Xây dựng cánh đồng lớn xoài GAP - Tác giả MS

- Xem xét ngừng nhập khẩu thịt từ Brazil - Tác giả VM

- Bảo vệ thương hiệu cà phê Cầu Đất - Tác giả Thanh Sa

- Đồng hành cùng sự phát triển của nông dân Tây Nguyên - Tác giả Nguyễn Tâm

- Nên xóa bỏ hợp chuẩn, hợp quy phân bón NPK - Tác giả Nguyên Huân

- Đồng bằng sông Cửu Long: Quản lý dịch hại tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao - Tác giả  Ngọc Huệ

- Thách thức xây dựng NTM ở Con Cuông - Tác giả Phùng Văn Mùi

- Phân bổ 120 tỷ “giải nguy” cho 5 công ty thủy nông - Tác giả Minh Phúc

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Đề xuất hạn ngạch khai thác để tránh tận diệt hải sản - Tác giả Lương Kết

- Vụ doanh nghiệp bị tố xù hợp đồng bao tiêu chuối: Doanh nghiệp nói do “chuối chín đúng tết” - Tác giả Nguyễn Vỹ

- Có nông dân, tái cơ cấu nông nghiệp mới thành công - Tác giả Hữu Danh

- Giúp vườn cam, mía hồi sinh sau hạn mặn - Tác giả Gia Hân - Đông Hoàng

- Hợp tác giúp nhà nông nâng cao thu nhập - Tác giả Đình Thắng

- Chấn động bê bối Brazil xuất khẩu “thịt thối”: Nhiều người Việt đang lo “sốt vó” - Tác giả Thuận Hải

- Trồng măng tây xanh, nhanh thành triệu phú - Tác giả Hải Đăng