I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Nuôi gà Ai Cập lãi 50 triệu đồng/năm - Tác giả Mai Chiến. Là một trong những người làm giàu từ nuôi gà Ai Cập đẻ trứng, ông Triệu Văn Tấn (SN 1960, xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) được nhiều người dân trong vùng nể phục, noi theo. Hiện trang trại gà của ông phát triển lên 8 nghìn con gà thịt/lứa và 12 nghìn con gà đẻ. Theo ông Tấn, mỗi ngày gia đình ông thu hoạch về 6 nghìn quả trứng, được bán với giá 2 nghìn đồng/quả, còn gà thịt một năm ông xuất chuồng 5 lứa, mỗi lứa khoảng 5 tấn gà (750 triệu đồng/lứa). Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi năm gia đình ông thu lãi gần 500 triệu đồng.

- “Gác chèo” nuôi thỏ - Tác giả Tâm Đan. Với mô hình nuôi thỏ trên diện tích gần 1.000 m2, mỗi năm hợp tác xã nuôi thỏ của những ngư dân thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) thu về hơn 1 tỷ đồng. HTX nuôi thỏ được thành lập năm 2016 với tổng số vốn hơn 1 tỷ đồng. Sau hơn 1 năm hoạt động, đến nay HTX đã có 20 thành viên tham gia, trên 500 thỏ sinh sản và hàng ngàn thỏ thịt. Bà Võ Thị Thìn - Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Kỳ Anh cho biết: “Mô hình nuôi thỏ khá phù hợp với quy mô hộ gia đình, mức đầu tư vừa phải, ít rủi ro nên đang được người dân chú trọng phát triển.

- Nghề bắt thức ăn cho tôm hùm - Tác giả Lê Khánh. Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 4 - 5 tiếng, những người dân sống ở quanh khu vực cảng Hòn Khói (TX Ninh Hòa, Khánh Hòa) có thể kiếm được vài trăm ngàn có khi lên đến cả triệu từ việc bắt thức ăn bán cho người nuôi tôm hùm. Theo người dân thì công việc chỉ kéo dài từ khi thủy triều rút cho đến lúc nước lên lại. Tùy vào người làm nghề này là nam hay nữ mà họ chọn hình thức bắt thức ăn cho tôm khác nhau. Những người phụ nữ thường chọn cách đi dọc các bãi bồi rồi dùng các dụng cụ như dao, đục hay các thanh sắt mỏng để đào bới các loại hải sản như chiêm chiếp, sò giá, hàu... Đàn ông thường chọn cách bắt thức ăn cho tôm bằng việc lặn xuống đáy biển để mò.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Hội thi nhà nông đua tài toàn quốc khu vực IV - Tác giả Lê Hoàng Vũ

- Mở rộng diện tích lạc - Tác giả Vũ Ngọc Tuyên

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Thu bộn tiền từ… trái cây nghịch vụ, bài 3: Không dễ thu trái ngọt - Tác giả Huỳnh Xây. Thu hoạch nông sản mùa nghịch, nhiều hộ dân nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long trở nên khá giả. Hiện nay, xu hướng sản xuất này ngày càng được chú trọng nhân rộng nhằm tránh tình trạng “được mùa mất giá”. Tuy nhiên, trong xử lý cho cây ra trái nghịch vụ, nhiều người dân cho rằng phải hết sức thận trọng, không khéo sẽ gây thiệt hại nặng nề. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương ĐBSCL, việc sản xuất trái cây nghịch vụ là cần thiết, tuy nhiên phải hướng đến tính bền vững, tránh xử lý chất hóa học làm ảnh hưởng không tốt đến sức sống của cây, sẽ dẫn đến việc phát sinh ra nhiều bệnh mới, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt như hiện nay.

- Hồ tiêu Việt - số 1 về sản lượng, số 0 về… giá - Tác giả Thuận Hải. So với Indonesia, Malaysia, Trung Quốc…, các mặt hàng tiêu đen và tiêu trắng của Việt Nam đang có giá thấp nhất trên thị trường thế giới. Giá xuất khẩu thấp khiến giá thu mua hồ tiêu nội địa cũng tụt giảm đến 50% trong vài tháng qua.

- “Thay máu” cho vườn nhãn già cỗi, nông dân kiếm bộn tiền - Tác giả Văn Chiến - Vì Định. Thực hiện “trẻ hóa” vườn nhãn già cỗi bằng cách ghép cải tạo, mỗi khi mùa nhãn về, anh Lò Văn Xôm – Bí thư Chi bộ bản Kéo, xã Huổi Một (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) lại kiếm được bộn tiền từ bán quả tươi. Anh Xôm chia sẻ: "Thời kỳ ghép cành tốt nhất là tháng 4 hàng năm. Từ gốc cây sau khi cưa đốn, mỗi cây giữ lại 5 cành cấp 1 để ghép. Sau khi cành ghép bật mầm và phát triển thành thục thì bấm ngọn. Khi cành ghép mọc nhiều chồi mới thì tỉa định chồi để quyết định số cành cho quả".Cũng theo anh Xôm, sở dĩ, vườn nhãn nhà anh ra quả đều và sai như vậy là do được chăm bón đúng quy trình kỹ thuật. Ngoài việc cân đối giữa bón phân vi sinh và phân NPK đối với các thời điểm ra hoa, ra quả... anh còn thường xuyên tưới đủ ẩm vào các thời kỳ nhãn sinh trưởng lộc, chuẩn bị ra hoa, nở hoa và quả phát triển.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Đầu vụ thu hoạch, giá thảo quả khô đạt 400.000 đồng/kg - Tác giả Tiến Lâm

- Thu gần 400 tỷ đồng/năm từ bưởi Phúc Trạch - Tác giả Nguyễn Duyên

- Chưa có thuốc đặc trị bệnh khảm lá trên cây mì - Tác giả Thiên Ngân

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Kiểm tra tiến độ sửa chữa tàu vỏ thép 67 tại Bình Định: Vẫn giằng co giữa thay mới hay “vá” - Tác giả Vũ Đình Thung

- Lào Cai: Tan tác vùng lúa đặc sản sau ngập úng - Tác giả Kế Toại

- Giá ớt tăng cao, nông dân trúng lớn - Tác giả Phú Lộc

- Tây Nguyên: Bơ booth mất nặng - Tác giả Văn Thanh

- Tạo hành lang pháp lý cho nông nghiệp hữu cơ - Tác giả Thanh Sơn - Nguyễn Mạnh

- Triển lãm APEC về công nghệ mới trong nông nghiệp - Tác giả Lê Hoàng Vũ

- Lâm Đồng hợp tác cho vay đầu tư phát triển cây mắc ca - Tác giả PV

- Quyết tâm minh bạch chữ đường - Tác giả Võ Văn Lương

- Phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi “hút hàng” - Tác giả Đình Thung - Kim Sơ

- Trồng ổi sạch lãi khá - Tác giả Trần Hồ - Hưng Giang

- Quỹ khuyến nông, một “đặc sản” của Hà Nội - Tác giả Tuyết Nga

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gắn với xây dựng NTM - Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Giám đốc nông dân đóng tàu cho ngư dân - Tác giả Ngọc Vũ

- Nhà nông đua tài khu vực IV: Cần Thơ, Tiền Giang giành chiến thắng - Tác giả Hồng Cẩm

- Băn khoăn áp thuế tự vệ phân bón - Tác giả An Nhiên

- Hà Nội hỗ trợ trên 187 tỷ đồng các xã xây dựng NTM - Tác giả Trần Quang

- Tháo gỡ nút thắt cho vay đóng tàu theo Nghị định 67 - Tác giả Hà Thành

- Được bón phân NPK-S Lâm Thao, cây khoai lang sống khỏe - Tác giả TS Bùi Huy Hiền