I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Bước tiến chuyển đổi cây trồng - Tác giả Trịnh Lan. Tăng năng suất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân là những ưu điểm nổi bật khi đưa giống mới vào canh tác để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Bắc Giang nhằm mục tiêu hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững. Thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Hiệp Hòa, 5 năm gần đây, toàn huyện chuyển đổi khoảng 300ha đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác. Trong đó, chủ yếu là rau màu chế biến xuất khẩu. Đánh giá sau chuyển đổi cho thấy, lợi nhuận bình quân đạt hơn 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 5 - 6 lần so với độc canh cây lúa. 

- Đổi đời nhờ nghệ - Tác giả Trần Hồ. Không chỉ là cây trồng bám trụ lâu nhất ở địa phương, cây nghệ ở xã Chí Tân (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) đã giúp nhiều nông dân đổi đời. Theo lãnh đạo xã Chí Tân, cây nghệ được trồng tại địa phương khoảng 50 năm trước. Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ củ nghệ lớn và bán được giá, bà con đã mạnh dạn đưa cây nghệ vàng xuống trồng ở ruộng và vùng đất bãi ven sông. Hiện toàn xã có 415ha đất nông nghiệp, trong đó 164ha nghệ. Bình quân mỗi ha trồng nghệ cho thu hoạch trung bình khoảng 27 tấn. Hiện giá bán củ tươi khoảng từ 23 - 33 nghìn đồng/kg, giá trị trên 1ha ước đạt 500 - 600 triệu đồng. Ngoài ra, người dân còn tận thu từ các loại cây trồng xen như cây lạc, cây đỗ, cây rau màu…

- Phục tráng giống vịt Cổ Lũng - Tác giả Việt Khánh. Là cán bộ BQL dự án Nguồn lợi ven biển và sự phát triển bền vững (CRSD) thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa, thạc sĩ Trương Tiến Hải đã triển khai rất nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản có hiệu quả. Đáng kể là mô hình nuôi cá lồng trên sông Mã ở phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa, mô hình nuôi cá lồng trên hồ Đồng Bể ở huyện Triệu Sơn… Bên cạnh niềm đam mê lĩnh vực thủy hải sản, Th.S Trương Tiến Hải còn dành tình yêu đặc biệt cho những con nuôi đặc sản gắn liền với mảnh đất xứ Thanh. Anh Hải bộc bạch: “Mục tiêu lớn nhất của tôi là tìm hiểu và khôi phục những con vật nuôi đặc sản gắn liền với tỉnh Thanh Hóa, trong đó vịt Cổ Lũng là ưu tiên hàng đầu. Sau gần 2 năm ròng rã (đầu 2012 đến cuối 2013), trải qua 4 thế hệ lai tạo, anh Hải mới chọn lọc ra được bộ giống thuần ưng ý nhất.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Hỏi & đáp: Cách chăm sóc nuôi dưỡng lợn con sau khi tách mẹ?

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Nông dân xứ Quảng cười với dưa, khóc vì ớt - Tác giả Trương Hồng. Hiện ở Quảng Nam đang vào thời điểm thu hoạch nông sản vụ đông xuân. Trái với niềm vui của những người trồng dưa hấu khi vừa bội thu vừa được giá, những hộ trồng ớt đang lâm vào cảnh điêu đứng vì giá ớt rớt thê thảm, bán cả sào vẫn không thu đủ tiền giống, tiền phân. “Năm ngoái giá ớt lên tới 30.000 - 40.000 đồng/kg, nông dân chúng tôi trúng lớn, thu lãi hơn 30 triệu đồng/sào. Thấy giá ớt cao, vụ mùa vừa rồi, người dân đã mở rộng diện tích để trồng các giống ớt phục vụ xuất khẩu như F1-20, 365, Phù Sa…, ai dè tới lúc thu hoạch, thương lái không chịu thu mua dù giá rẻ bèo” - bà Lê Thị Sáu (xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) cho biết.

- Kỳ công nuôi, luyện ong để không bị trắng tay - Tác giả Quang Trần. Theo anh Phùn Văn Sáu, một thợ nuôi ong chuyên nghiệp ở huyện Sơn Động (Bắc Giang), nghề nuôi ong tuy dễ, nhàn hạ nhưng để nuôi được loài “con bay” này người nuôi cũng phải có kinh nghiệm và phải có duyên với nghề mới có thể thành công được. Hiện, mỗi năm anh Sáu chăn hơn 200 đàn ong (hơn 200 thùng), mỗi năm quay mật, anh thu khoảng trên dưới 10 tấn mật, có năm được vài chục tấn, thu về hàng trăm triệu đồng.

- Thuần hóa 5.000 gà rừng, bán không đủ nhu cầu - Tác giả Hải Đăng. Trang trại gà rừng NTC là một trong những trang trại chăn nuôi gà rừng thuần chủng lớn nhất Việt Nam với quy mô 30ha, nuôi hơn 5.000 con gà rừng bố, mẹ. Đến thăm một trong 3 trang trại gà rừng của trang trại NTC tại thị trấn Đông Anh(Hà Nội), chúng tôi có cơ hội gặp được ông Hoàng Thắng – chủ trang trại gà rừng NTC chia sẻ về quá trình thuần hóa loài gà rừng quý hiếm tại Việt Nam.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Giá hồ tiêu giảm thêm 3.000 đồng/kg - Tác giả Thiên Ngân

- Yêu cầu các địa phương kiểm tra an toàn hồ chứa - Tác giả T.A

- Xây dựng nhãn hiệu “Cá ngừ đại dương Bình Định” - Tác giả B.T

- Tiền Giang: Giá bưởi da xanh tăng 15.000 đồng/kg - Tác giả Minh Trí

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các bài:

- Hoa lan rừng làm giàu cho Tả Phìn - Tác giả Dương An Như. Cách thị trấn Sa Pa 12km, xã Tả Phìn (Sa Pa - Lào Cai) vốn nổi tiếng với dịch vụ tắm lá thuốc của người Dao đỏ, hơn 10 năm nay lại có thêm nghề trồng hoa lan rừng, đem lại thu nhập cao và việc làm ổn định cho bà con các dân tộc Mông, Dao. Đặc biệt, hai thế mạnh này còn giúp đồng bào phát triển dịch vụ du lịch homestay. Theo thống kê, Tả Phìn hiện có 60 - 70% gia đình trồng lan (tương đương 500 -600 hộ), bình quân lãi ròng 100 - 300 triệu đồng/hộ/năm; hộ mới tham gia trồng đạt 50 - 70 triệu đồng/năm.     

- Thâm canh lúa lai tại Vĩnh An - Tác giả Minh Tiến. Vụ đông xuân 2016-2017, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với UBND xã Vĩnh An (huyện Tây Sơn) triển khai mô hình thâm canh lúa lai với diện tích 3ha, 34 hộ nông dân tại 3 thôn: Kon Giọt 1, Kon Giọt 2 và Kon Giang tham gia. Năng suất thực thu lúa lai TH3-3 trong mô hình ước đạt 64 tạ/ha, cao hơn ngoài mô hình 7 tạ/ha. Lợi nhuận trong mô hình 8.764.000 đồng/ha, cao hơn ngoài mô hình 1.423.000 đồng/ha. Mô hình đã góp phần ổn định nguồn lương thực trong gia đình, ổn định sản xuất, tăng thu nhập, giảm thiểu việc khai thác tài nguyên rừng phòng hộ của người dân địa phương.

- Về nơi có 60% nông dân sản xuất giỏi - Tác giả Nguyễn Trang. Trên mảnh đất còn khô cằn, khắc nghiệt của xã Bình Trung (Thăng Bình - Quảng Nam), người nông dân đã biết tập hợp, lập các câu lạc bộ để tìm hướng phát triển sản xuất. Từ đây, những “ngôi sao” đã xuất hiện, Bình Trung trở thành nơi có nhiều nông dân sản xuất giỏi nhất nhì huyện Thăng Bình. Theo thống kê của Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam, Thăng Bình dẫn đầu tỉnh về số lượng nông dân sản xuất kinh doanh giỏi từ cấp xã đến cấp Trung ương với  13.786 nông dân sản xuất giỏi. Trong đó, chỉ riêng xã Bình Trung đã có hơn 900 nông dân đạt danh hiệu này, chiếm 60% số hộ dân trong xã. Để làm được điều này, mỗi hộ dân phải đi đầu trong phong trào học hỏi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và chủ động vươn lên làm giàu.

- Hasco Feed đồng hành cùng trang trại heo sạch - Tác giả PV. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong chăn nuôi heo, anh Kim Xuân Cường, xã Quang Lãng (Phú Xuyên - Hà Nội) hiện đang sở hữu trang trại nuôi heo sạch quy mô lớn nhất vùng. Với diện tích hơn 2ha,  trang trại heo sạch của anh Cường đang nuôi 1.500 heo thịt/lứa, tạo việc làm cho 6 công nhân với thu nhập cao. Họ đều là người có kinh nghiệm và chuyên môn kỹ thuật về nuôi heo. Hiện, trang trại của anh Cường sử dụng hoàn toàn thức ăn chăn nuôi của Hasco Feed, hàng tháng 1.500 con tiêu thụ hết 120 - 130 tấn thức ăn.

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Giải pháp lâu dài cho ngành chăn nuôi lợn:

+ Lời hiệu triệu của Bộ trưởng - Tác giả Văn Hùng

+ Hành động của doanh nghiệp - Tác giả Thiện Nhân

+ Xuất tiểu ngạch là con dao hai lưỡi - Tác giả Nguyên Huân

- Ấn tượng vườn giống mắc ca Him Lam - Tác giả PV

- Giống tốt, sạ thưa, đầy thóc - Tác giả Kim Sơ

- Cây ngô trên đồng Gia Lộc - Tác giả Bùi Văn Viện

- Tiên Yên ưu tiên phát triển sản xuất - Tác giả Tân Yên

- Vay tiền mua rừng - Tác giả Tâm Phùng

- Đồng hành cùng nhà nông - vì sức khỏe cộng đồng - Tác giả Trần Long

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Cuộc “khủng hoảng” của ngành chăn nuôi lợn: Nhiều doanh nghiệp hứa cứu nông dân - Tác giả Đình Thắng

- Mong triển khai kiểm soát số đầu lợn và số trại lợn - Tác giả Nguyên Vỹ - Khải Huyền

- Hiểm họa từ cây ngô đồng tại các trường học - Tác giả Quỳnh Nga - Cảnh Thắng

- Nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân: Tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện 5 nhiệm vụ - Tác giả Phương Đông

- Máy xới cỏ tự chế vừa rẻ vừa hữu dụng - Tác giả Quốc Định

- Lật lại vấn đề tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp, bài 2: Vừa cho thuê đất, vừa có việc làm - Tác giả Hà Hiền - Trần Dũng

- Hình thành các mô hình tích tụ đất đai - Tác giả Trần Dũng

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các tin, bài:

- Bình Định: Tập trung hỗ trợ các xã về đích NTM năm 2017 - Tác giả Phú Mỹ

- Phúc Thọ (Hà Nội), du lịch nông nghiệp: Hướng đi mới - Tác giả Dã Liên

- Hiệu quả kinh tế của cây cao su ở Tây Bắc: Vẫn là ẩn số! - Tác giả Khánh Nguyên

- Hội nghị BCH TƯ HLVVN lần thứ tư kháo VI: Giải pháp vượt qua thách thức được xác định - Tác giả PV

- Liên kết trồng rừng giữa doanh nghiệp và người dân: Bao giờ “thuận buồm xuôi giá”? - Tác giả Anh Thơ

- Người chăn nuôi Bình Định lao đao - Tác giả Phú Mỹ