I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Hai giống mía mới - Tác giả KS Hoàng Thị Hạnh. Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa có quyết định về việc công nhận cho sản xuất thử 2 giống mía mới do Viện Nghiên cứu Mía đường (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) nghiên cứu, tuyển chọn, gồm giống mía KK3 cho các vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên và giống mía LK92-11 cho vùng Tây Nam Bộ. Giống mía KK3 có nguồn gốc từ Thái Lan, nhập nội chính thức về Việt Nam năm 2010. Tính đến vụ mía 2014 - 2015, cả nước đã có gần 5.000ha trồng giống mía KK3. Đây là giống mía có hình thái đẹp, chịu thâm canh cao; chịu úng tốt, chịu điều kiện đất nhiễm phèn và nhiễm mặn nhẹ tốt, chống chịu gió bão khá tốt, chịu hạn tốt. KK3 là giống mía chín trung bình sớm, cho tiềm năng năng suất và chữ đường cao, thích hợp cho chế biến đầu vụ ép.

- Phòng trị bệnh cá nước ngọt - Tác giả Thành Đồng. Trong hai ngày 23 và 24/3, tại Thái Nguyên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tọa đàm với chủ đề “Giải pháp phòng trị bệnh cho cá nước ngọt”. Tọa đàm được đánh giá cao về hiệu quả tác động, làm hài lòng cả nhà nông, nhà quản lý và doanh nghiệp. Không tổ chức chương trình tọa đàm khuôn thước với lối đọc văn bản đã được chuẩn bị sẵn, BTC đã cho cán bộ và nông dân trực tiếp thị sát kỹ thuật chuẩn bị, thiết kế ao nuôi của xí nghiệp thủy sản Núi Cốc (Thái Nguyên). Những thắc mắc, trăn trở được hỏi đáp tại thực địa. Đặc biệt, BTC đã chuẩn bị sẵn các loại cá mang bệnh khác nhau tại tọa đàm để mọi người cùng nhau tìm hiểu kỹ thuật.

- Người tiêu dùng chưa hiểu đúng về thịt mát - Tác giả Nguyên Huân. Sau gần 3 tháng phát động, đã có 8 chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm đăng ký tham gia giới thiệu sản phẩm thịt mát, thịt cấp đông với sản lượng 9,4 tấn thịt lợn và 7 tấn thịt gà/ngày, song có một thực tế người tiêu dùng Thủ đô đa phần chưa hiểu đúng về thịt mát, thịt cấp đông. “Thịt mát, thịt cấp đông chúng tôi đang khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng ở đây là thịt cấp mát, cấp đông theo đúng quy trình. Theo đó, lợn, gà phải có nguồn gốc rõ ràng được giết mổ bằng quy trình công nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thịt sau đó sẽ được làm ráo nước rồi đưa vào kho làm lạnh đột ngột ở nhiệt độ 0 - 4 độ C trong vòng 12 - 24 tiếng. Đến khi miếng thịt đạt nhiệt độ 8 độ C sẽ được cắt thành từng miếng theo yêu cầu, đóng túi hút chân không hoặc bọc màng co đem bán. Trong suốt quá trình lưu thông, sản phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 6 độ C”, ông Tạ Văn Tường - Giám đốc Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội chia sẻ.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Đà Nẵng: Hỗ trợ giống cá nước ngọt - Tác giả Đăng Bình

- Dự báo sâu bệnh tuần từ 27/3 - 2/4 - Tác giả Cục BVTV

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- “Hạn” kép, nhiều người trồng tiêu sắp “tiêu” - Tác giả Duy Hậu - Tiến Ninh. Những ngày gần đây, giá hồ tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên liên tục giảm, dao động từ 105.000 – 107.000 đồng/kg. Nếu so với năm 2015, mức giá này chỉ bằng một nửa. Trong khi đó, tình trạng tiêu chết hàng loạt đang diễn ra ở nhiều nơi, khiến bà con vô cùng lo lắng.

- Sâu bệnh hoành hành, phá vườn cây thuốc lá - Tác giả Nguyên Vỹ. Trước đây, cây thuốc lá vàng được coi là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân ở các huyện Trảng Bàng, Bến Cầu (Tây Ninh) và TP HCM , tuy nhiên, năm nay thời tiết thất thường cùng với sâu bệnh hoành hành khiến năng suất thuốc lá giảm mạnh. Nhiều hộ đã phải bỏ cây thuốc, quay về trồng ớt, ngô, đậu…

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Giá lúa vẫn tăng, tiêu thụ thuận lợi - Tác giả Hứa Chung.

- An Giang: Hướng đến trung tâm giống lúa, thủy sản, lợn của ĐBSCL - Tác giả L.S

- Nam Định: Chính phú hỗ trợ hóa chất chống dịch cúm gia cầm - Tác giả B.T

- Bắc Giang: Thu hoạch 8.000 tấn cá thương phẩm - Tác giả Anh Thư

3. Báo Tiền phong thứ 7 đăng các bài:

- Nhập nhèm thực phẩm hữu cơ - Tác giả Hiểu Minh. Người tiêu dùng đang quen dần với những khái niệm như rau hữu cơ, thịt lợn hữu cơ, thịt gà hữu cơ, cá hữu cơ… Cùng với đó, các mô hình chăn nuôi hữu cơ cũng bắt đầu xuất hiện tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc nhập nhèm chứng nhận hữu cơ diễn ra khá phổ biến.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Chăm sóc nhãn thời kỳ ra hoa, đậu quả bằng phân Văn Điển - Tác giả Chu Công Tiện

- Tổng thống Israel ăn thử rau tại vườn VinEco Tam Đảo - Tác giả Phạm Anh

- 140 ngàn ha lúa có liên kết với doanh nghiệp thu mua - Tác giả Hiểu Minh

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Long An: Độ mặn 4g/l xâm nhập nội đồng hơn 40km - Tác giả Sơn Trang

- Phú Yên: Tôm hùm chết hàng loạt - Tác giả Mạnh Hoài Nam

- Thổng thống Israel khen rau xanh của VinEco - Tác giả Văn Hùng

- Lào Cai: Chưa tìm ra nguyên nhân dứa thối - Tác giả Kế Toại

- Trường Đại học Nông lâm Huế đóng góp cho sự phát triển nền nông nghiệp - Tác giả Hải Yến

- Nơi rô-bốt bò lổm ngổm như cua đồng - Tác giả Thúy Quỳnh

- Thanh Hóa quyết tâm chuyển đổi 27.000 ha đất lúa - Tác giả Việt Khánh

- Cục Thú y khẳng định: Thịt nhập khẩu phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mới được phép tiêu thụ - Tác giả Dương Trường

- Trà Vinh: Đầu tư hơn 159 tỷ đồng gia cố công trình thủy lợi trọng yếu - Tác giả M.Nguyên

- Khánh thành NM phân bón NPK tháp cao đầu tiên - Tác giả KS

- Thái Nguyên: Sản phẩm chè đoạt giải  Bạc tại Bắc Mỹ - Tác giả Đồng Văn Thưởng

- Ruộng lúa bờ hoa: Đẹp cảnh quan, lợi kinh tế - Tác giả Dương Trường

- Măng tây xanh thu nhập cao - Tác giả Trần Hồ

- Quy hoạch chăn nuôi gắn với thị trường - Tác giả Nguyễn Linh

- Tân Hòa và giá trị “5 chữ S” - Tác giả Nguyễn Minh

- Tăng tốc dự án LCASP - Tác giả Minh Phúc

- Vì một Việt Nam không còn nạn đói - Tác giả Trần Long - Tuyết Nga

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Mục tiêu 10 tỷ USD của ngành tôm: Chính phủ quyết tâm, nhưng nhiều quy định cần sửa - Tác giả Ngọc Thọ - Thuận Hải

- Nông sản Úc trồng trên đất Việt, tại sao không? - Tác giả Quốc Phong

- Ươm khát vọng tỷ phú trên bãi hoang Đa Đa - Tác giả Hoàng Minh

- Lâm Đồng: Hơn 61.800 hộ nông dân giỏi - Tác giả Trà Thượng

- Bạc Liêu: Giải ngân hơn 1 tỷ đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân - Tác giả Đông Hoàng

- Giá rớt thảm, người nuôi cá kèo điêu đứng - Tác giả Chúc Ly

- Nông dân Khánh Hòa mất mùa sắn - Tác giả Công Tâm

- Vẫn còn “đánh trống ghi tên”… - Tác giả Minh Nguyệt

- Đủ dinh dưỡng, cây cao su khỏe cho năng suất cao - Tác giả Nguyễn Xuân Thự

- Lạc giúp hồi sinh vùng đất “chết” - Tác giả San Nguyễn

- Trồng cà chua Hà Lan trên giá thể - Tác giả Ngọc Quyên