I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Khi nhà nông mê cây cam - Tác giả Văn Dũng. Nói đến cam xứ Nghệ phải kể đến các vựa cam Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Con Cuông… Tại những vùng đất này, diện tích cam vẫn không ngừng tăng lên từng ngày. Năng suất cao, giá cả tương đối ổn định, đầu ra rộng rãi đang giúp cây cam chiếm thế “thượng phong” trong các loại cây ăn quả.

- Bệnh “vàng đầu” cây có múi - Tác giả Vũ Bá Quan. Thời gian gần đây, bên cạnh triệu chứng vàng lá do bệnh vàng lá gân xanh (greening) vàng lá thối rễ do nấm, hiện tượng “vàng đầu” trên cây có múi xuất hiện khá phổ biến trên cây có múi ở ĐBSCL. Theo PGS.TS Trần Kim Tính, hiện tượng “vàng đầu” trên cây có múi chủ yếu do hệ thống rễ có vấn đề, không lấy được dưỡng chất, gây ra triệu chứng vàng lá do thiếu cả các nguyên tố đa, trung và vi lượng. Có thể phân biệt được triệu chứng vàng lá do bệnh greening và triệu chứng “vàng đầu”. Theo đó, vàng lá do bệnh greening thì phiến lá bị vàng nhưng gân vẫn xanh, lá nhỏ lại, mọc thành chùm thẳng đứng (lá tai thỏ); trong khi đó lá “vàng đầu” có kích thước bình thường, cả lá có màu vàng.

- An Giang tập trung tái cơ cấu cây lúa - Tác giả Xuân Lộc - Hoàng Vũ. Cùng với phát huy vai trò then chốt của doanh nghiệp, tỉnh An Giang xây dựng đề án phát triển sản phẩm lúa gạo gắn với vùng sản xuất chuyên canh. Việc triển khai đồng loạt các giải pháp về thị trường, thu hút đầu tư, tổ chức lại sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ được kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng, giá trị, xây dựng thương hiệu cho hạt gạo An Giang. Cùng với thực hiện tái cơ cấu chung ngành hàng lúa gạo, An Giang đang xây dựng Đề án phát triển vùng chuyên canh sản xuất lúa nếp, Jasmine và lúa Japonica gắn với thị trường tiêu thụ. Đây là những mặt hàng có giá trị cao, nhu cầu thị trường lớn, mang lại hiệu quả cho nông dân khi có doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ hàng hóa.

- Nuôi dê núi đá - Tác giả Tiểu Ngọc. Với mục đích khai thác tiềm năng của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập và giúp đỡ người dân, năm 2013 Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình làm đầu mối hỗ trợ bà con xã Quy Hậu (huyện Tân Lạc) vay vốn nuôi dê. Đến nay nhiều hộ không những hoàn trả đủ số nợ mà còn sở hữu đàn dê vài chục con. Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình nhận thấy việc đầu tư chăn nuôi dê sinh sản là hướng đi phù hợp và có tính bền vững nên đã phân bổ 300 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho Hội Nông dân xã Quy Hậu cho 15 hộ dân vay vốn để mua giống.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Quản lý dịch hại IPM trên cây lúa - Tác giả Thục Quyên

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Thấp thỏm trước vụ tiêu mới - Tác giả Nguyễn Lê. Mặc dù mới vào đầu vụ thu hoạch, nhưng giá hồ tiêu tại Tây Nguyên đã giảm khá mạnh so với năm ngoái. Bên cạnh đó, một số diện tích tiêu đang bị chết hàng loạt do hạn hán và sâu bệnh..., khiến bà con vừa lo lắng, vừa hoang mang.

- Cho lợn nghe… nhạc Pháp - Tác giả Hải Đăng. Đó là phuowgn pháp nuôi lợn độc đáo của bà Nguyễn Thị Liên - chủ trang trại giun quế PHT ở xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Nhờ áp dụng thành công phương pháp chăn nuôi độc đáo này, trang trại mỗi năm cung cấp cho thị trường Hà Nội gần 100 tấn thịt lợn thương phẩm VietGAP.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Thơm ngon nếp “tiến vua” trồng ở cánh đồng Sa Huỳnh - Tác giả Chí Công

- Bình Phước: Sau lốc xoáy, trụ tiêu và dây kẽm khan hiếm - Tác giả Đậu Tất Thành

- Brazil đình chỉ quyết định nhập cà phê vối từ Việt Nam - Tác giả TTXVN

- Bạc Liêu: Nông dân lãi hơn 30 triệu đồng/ha lúa - Tác giả Huỳnh Sử

- Tiền Giang: Giá sầu riêng cao kỷ lục nhưng hiếm hàng - Tác giả B.T

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các bài:

- Hiệu quả mô hình quản lý dinh dưỡng cây hành củ ở Hải Dương - Tác giả Trần Thị Liên. Vụ đông 2016, Trạm Khuyến nông Nam Sách (tỉnh Hải Dương) đã thực hiện trình diễn mô hình “Quản lý dinh dưỡng cây hành củ”. Mô hình quản lý dinh dưỡng cho hành sử dụng các chế phẩm vi sinh với nhiều hệ nấm cộng sinh (Rhizomyx), phân bón hữu cơ cao cấp tưới thúc (Rootwell - phân nhập khẩu được chiết xuất từ cá) và các chế phẩm phân bón qua lá cần thiết (DS80, Silimax)... Qua đánh giá kết quả khi so sánh năng suất hành củ ở thời điểm cuối vụ thấy: năng suất cao hơn khoảng 10% (tương đương 60 - 70kg hành củ/sào), thu nhập cao hơn 820.000 - 970.000 đồng/sào.

- Nuôi gà, lợn trên đệm lót sinh học bằng chế phẩm Balasa No.1: Lợi đơn lợi kép - Tác giả Trịnh Thị Thanh Hòa. Trạm Khuyến nông Khuyến - lâm huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã thực hiện mô hình sử dụng chế phẩm BALASA No.1 làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà tại thị trấn Đà Bắc. Mô hình được triển khai từ tháng 9/2016 đến đầu tháng 1/2017. Diện tích đệm lót sinh học cho gà là 45 m2, số lượng 250 con gà Mía và diện tích làm đệm lót sinh học cho lợn 26m2. Qua đánh giá tại điểm trình diễn thấy, mô hình áp dụng tương đối thành công, phân thải của lợn, gà được phân hủy nhanh, không có mùi hôi, tăng cường sức đề kháng đối với dịch bệnh và tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Lợn, gà lớn nhanh, khỏe mạnh. Trọng lượng gà xuất chuồng bình quân đạt 1,5 kg/ con, lợn sau 4 tháng nuôi đạt 80- 95 kg/con.

- Gio Linh (Quảng Trị): Bệnh chết nhanh gây hại nặng trên cây hồ tiêu - Tác giả Thục Quyên. Từ giữa tháng 12/2016 đến nay, do ảnh hưởng của nhiều đợt mưa lớn kéo dài nên nhiều diện tích hồ tiêu trên địa bàn huyện Gio Linh (Quảng Trị) bị chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế và tâm lý lo lắng cho người dân. Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện có gần 150ha tiêu bị bệnh, trong đó bị nặng gần 24ha. Qua kiểm tra có thể nhận định các vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh. Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại trên cây tiêu, bà con cần phải vệ sinh vườn tiêu sạch sẽ, khơi thông mương rãnh thoát nước ở các vườn tiêu, rắc vôi bột và phun các loại thuốc phòng bệnh. Đối với trụ tiêu bị bệnh nhẹ và các trụ liền kề trụ tiêu bị bệnh thì có thể xử lý bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật như Aliette 800WG, Amistar top 325SC, Agrifos 400… Đối với trụ tiêu bị bệnh nặng và cây tiêu đã chết, cần thu gom đưa ra khỏi khu vực vườn tiêu rồi đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm - Tác giả PV

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Lấy nước đổ ải vụ đông xuân vượt tiến độ - Tác giả Minh Phúc

- Heo chết hàng loạt, xác vứt khắp nơi - Tác giả Vũ Đình Thung

- Thông tin thêm về cây siêu quả Magic-S - Tác giả PV

- Tuyên Quang: Thu hút đầu tư nhiều dự án nông nghiệp lớn - Tác giả Đồng Văn Thưởng

- Sản xuất nông nghiệp hữu cơ góp phần mang lại đẳng cấp - Tác giả Đồng Văn Thưởng

- Khởi công Dự án nông nghiệp công nghệ cao 3.000 tỷ tại Thái Bình - Tác giả Nguyên Huân

- EC tạm dừng xem xét lại dư lượng Metalaxyl trên hạt tiêu đến 2018 - Tác giả Sơn Trang

- Lúa thơm RVT “khai sơn phá thạch”: Nhân duyên với đất “chín rồng” - Tác giả Đồng Thái

- Ra mắt HTX rau an toàn Vân Hội Xanh - Tác giả PV

- Đà Nẵng: Rau quả thu nhập gấp 4 - 8 lần lúa - Tác giả Đăng Bình

- Lân Ninh Bình cải thiện chất lượng cà phê Tây Nguyên - Tác giả Bồng Sơn

- Nâng cao năng lực sản xuất giống gia cầm - Tác giả TS Hạ Thúy Hạnh

- Mô hình trồng ngô ngọt Sugar 75 - Tác giả Đặng Đình Thản

- Cần xem lại tiêu chí chợ trong xây dựng NTM - Tác giả Phùng Mỹ

- An Giang: Phú Bình đạt chuẩn xã NTM - Tác giả Hương Huệ

- Đồng Tháp: An Hòa đón nhận danh hiệu xã NTX - Tác giả Trần Trọng Trung

- Hà Nam: Huy động hơn 1.000 tỷ đồng để xây dựng NTM năm 2017 - Tác giả Mai Chiến

- Mía ngọt và sắn… đắng - Tác giả Phùng Văn Mùi

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Yêu cầu bố trí ngân sách bổ sung Quỹ Hỗ trợ nông dân - Tác giả Hùng Phiên

- Ham học hỏi, thỏa ước mơ có trang trại khép kín - Tác giả Kim Oanh

- “Liều mình” nuôi cá ở ruộng chiêm trũng - Tác giả Lê Bích

- Ninh Bình: Ký phối hợp phát triển kinh tế tập thể - Tác giả Đông Hoàng

- Hợp tác xã giải thể, xã viên mất trắng tài sản, bài 1: Điêu đứng vì “ăn bánh vẽ” - Tác giả Nguyên Vỹ

- Giá lúa tăng cao, doanh nghiệp không dám mua - Tác giả Thuận Hải

- Thực phẩm sạch “đổ bộ” chợ nông thôn - Tác giả Trần Thế

- Đồng Nai dẫn đầu cả nước về số trang trại - Tác giả T.Đ

- OCOP và câu chuyện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Quảng Ninh: Khởi dậy lợi thế, hiệu quả kinh tế cao - Tác giả Nguyễn Quý (thực hiện)

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các tin, bài:

- Kinh nghiệp XDNTM của TP Móng Cái: Không áp đặt kế hoạch từ trên xuống - Tác giả T. Nghĩa - K.Thủy

- Đạp Thanh chuyển mình với nông thôn mới - Tác giả Thủy - Nghĩa

- Kinh tế lâm nghiệp là mũi nhọn - Tác giả T.Nghĩa - K.Thủy

- Đồn Đạc vượt khó vươn lên - Tác giả Kiều Thủy

- Nhờ NTM, Nam Sơn đổi thay - Tác giả Thủy - Nghĩa

- Thanh Sơn: Đẩy nhanh tiến độ để cán đích đúng lộ trình - Tác giả Nghĩa - Thủy

- Gam màu sáng ở Quảng Chính - Tác giả Thủy - Nghĩa

- Huy động mọi nguồn lực - Tác giả Kiều Thủy

- Hoạt động của HTX: Ngày càng thực chất - Tác giả Khánh Nguyên

- Tích cực đưa chính sách tái canh cà phê vào cuộc sống - Tác giả Thái Anh

- Nỗi lo gà bệnh tràn vào Việt Nam - Tác giả Danh Hùng

- Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM - Tác giả Hùng Sơn

- Ninh Xá phấn đấu cán đích trong năm 2017 - Tác giả Đình Hợi

- Nâng cao các tiêu chí NTM sau khi về đích - Tác giả Bảo Loan

- Đồng vốn góp mùa xuân thêm ấm - Tác giả Mỹ Tú