I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Thời tiết đang khiến đạo ôn phát sinh mạnh - Tác giả Văn Dũng. Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 3.005,5ha lúa xuân bị nhiễm đạo ôn. Trong đó có 262,6ha bị nhiễm nặng, diện tích cháy lá trên 70% là 24,4ha. Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân sử dụng các loại thuốc đặc trị để phòng trừ. Không chỉ đối mặt với đạo ôn, lúa xuất ở mộ số địa phương còn bị nạn chuột phát sinh, gây hại.

- Hai giống mía mới (tiếp) - Tác giả KS Hoàng Thị Hạnh. Giống mía LK92-11 có nguồn gốc từ Thái Lan. Hiện nay, giống LK92-11 đang chiếm gần 30% tổng diện tích trồng mía và đứng thứ hai trong số các giống trồng phổ biến nhất ở Thái Lan. Viện Nghiên cứu Mía đường đã nhập nội giống LK92-11 từ năm 2005. Tính đến vụ mía 2014 - 2015, cả nước đã có trên 22.000ha trồng giống mía LK92-11, tập trung chủ yếu ở các vùng mía phía Nam và đang có xu hướng phát triển mở rộng ở vùng Bắc Trung bộ. LK92-11 có tiềm năng cho năng suất và chất lượng cao. Là giống mía chín trung bình sớm (10 - 11 tháng tuổi), không trổ cờ hoặc ít trổ cờ, thích hợp cho chế biến đầu vụ ép.

- Khá lên nhờ xoài - Tác giả Hồng Thủy. Xoài vốn là một trong những loại trái cây chủ lực của vùng ĐBSCL, nhưng nhiều năm nay đã được bà con nông dân mang về trồng khá nhiều ở tỉnh miền Đông Bình Phước. Kết quả cho thấy, nhiều giống xoài phù hợp với vùng đất mới và đang là nguồn thu đáng kể cho bà con nông dân. “Cây xoài thích hợp với vùng đất Bình Phước và đang là nguồn thu đáng kể cho bà con nông dân. Tuy nhiên, trước khi quyết định đầu tư cho cây xoài, bà con cần nắm rõ kiến thức về chăm sóc, đặc tính từng giống xoài, tham khảo những nhà vườn đi trước và cán bộ khuyến nông. Sau đó là đầu ra. Muốn có đầu ra ổn định và phát triển bền vững, yếu tố sống còn là phải cung cấp cho thị trường sản phẩm sạch, an toàn”, ông Nguyễn Văn Lộc, GĐ Sở NN-PTNT Bình Phước cho biết.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Hỏi & đáp: Cách phòng trừ bệnh đạo ôn hiệu quả? Hạn chế thiệt hại do sâu gây ra cho cam, quýt? - Tác giả Đông Đức - Khang Thái

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Nông dân Việt xuất ngoại thuê đất trồng xoài - Tác giả San Nguyễn. Thời gian gần đây, từ miền Nam tới miền Bắc, trái xoài keo Campuchia đang tràn ngập thị trường, phần nào “đánh bật” trái xoài nội địa từ mẫu mã cho tới giá cả... Đáng nói, hầu hết lượng xoài này do nông dân Việt Nam sang nước bạn thuê đất trồng. Giống xoài keo dễ trồng, mau cho trái, chỉ 2 - 2,5 năm sau trồng với giống là cây ghép, 3 năm với cây giống gieo bằng hạt (đã cao 40cm). Tuy nhiên, cũng giống xoài keo này mang về Việt Nam trồng nhưng chất lượng lại không ngon bằng, chua hơn nhiều, vì thế thị trường không ưa chuộng...

- Biết nhiều điều hay, tự tin mở rộng nuôi cá - Tác giả Trần Tuấn. Đó là ý kiến của nhiều nông dân và đại diện doanh nghiệp sau khi tham dự buổi tọa đàm “Giải pháp phòng, trị bệnh cho cá nước ngọt”, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức cuối tuần qua. Tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia, kỹ sư nuôi trồng thủy sản, đại diện TTKN và nông dân nuôi cá nước ngọt từ 7 tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Thay cho việc trao đổi, hỏi đáp đơn thuần trên hội trường, tại đây, nông dân được tham gia với hình thức vừa hỏi đáp trên hội trường, vừa được nghe - quan sát - trả lời trực tiếp thắc mắc; xem chuyên gia thao tác, trình diễn về cách chọn giống, chỉ ra biểu hiện dịch bệnh... ngay tại các lồng cá của Xí nghiệp Thủy sản Hồ Núi Cốc. Đặc biệt các chuyên gia còn trực tiếp thao tác mổ cá để phân tích về cách nhận biết bệnh, hướng dẫn cách chọn giống…

- Trồng nấm linh chi đỏ theo chuỗi khép kín - Tác giả Nguyễn Vũ Thành Đạt - Thông Hải. Mô hình trồng nấm linh chi đỏ ở xã Đông Hòa, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) hiện đang được các hộ nông dân trong vùng đầu tư theo chuỗi khép kín từ phối giống đến nuôi trồng, chế biến. Việc trồng nấm linh chi đỏ không mất nhiều công chăm sóc mà chỉ cần người trồng tuân thủ nghiêm túc quy trình kỹ thuật với các công đoạn từ cắt bầu, hấp, cấy giống, ủ cùng nhiều kỹ thuật chăm sóc khác.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Giám sát chặt chẽ việc mua bán, giết mổ gia cầm - Tác giả L.S

- Cung cấp hơn 15 triệu cây giống cà phê chất lượng cao - Tác giả P.T

- Lỗ 15 triệu đồng/ha sắn - Tác giả Anh Thư

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Người giữ rừng vẫn “rưng rưng nước mắt” - Tác giả Lê Bền

- Thủ tướng ra công điện phòng chốn cúm A/H7N9 - Tác giả Lê Bền

- Hà Tĩnh tiêu hủy gần 1.700 con gia cầm vì dịch H5N1 - Tác giả Phan Quân

- An Giang: Trồng đậu bắp xuất khẩu - Tác giả Lê Hoàng Vũ

- Phú Yên: Công bố quy hoạch Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Tác giả Mạnh Hoài Nam

- Đất nhiễm mặn chuyển nuôi tôm thu gấp 80 lần lúa - Tác giả Lâm Quang Huy

- Tăng sản lượng, không tăng diện tích nuôi tôm - Tác giả Hữu Đức

- Nỗ lực xuất khẩu tôm trở lại Australia - Tác giả Q.Trang

- Hiệu quả chương trình “1 phải 5 giảm” - Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh

- Nghệ An: Đến 2020, trồng thêm 5.635ha cao su - Tác giả Hồ Quang

- Núi, đồi, ruộng làm nên NTM - Tác giả Đỗ Bảo Châu

- Trà Vinh: 42.323 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi - Tác giả Phương Nghi

- Đường Khánh Hòa gặp sự cố, nông dân và nhà máy đều thiệt hại - Tác giả Kim Sơ

- Biến tiêu lép thành tiêu chất lượng - Tác giả B.Phước

- Việt Nam - Philippines chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp thông minh - Tác giả Nguyên Huân

- Nông nghiệp Thái Nguyên: Những mảng màu tối, bài 1: Yếu tố nhân sự - Tác giả Việt Bắc

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Tái cơ cấu nông nghiệp phải bắt đầu từ người nông dân - Tác giả Trần Dũng

- Nhận thức rõ mô hình để phát triển hợp tác xã - Tác giả Phương Thảo

- Dưa, ớt cùng cho vị… đắng - Tác giả Công Xuân

- Sản xuất VietGAP, na núi Bà Đen không lo đầu ra - Tác giả San Nguyễn

- Ngư dân Bình Định đã đánh bắt 3.446 tấn cá ngừ đại dương - Tác giả Ban Thư

- Đa dạng hóa cây trồng - lợi nhuận tăng, bớt “trồng - chặt” - Tác giả Trần Đáng