I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Nản lòng tôm càng xanh - Tác giả Lâm Trọng Nghĩa. Từng được mệnh danh là “thủ phủ” tôm cành xanh của ĐBSCL, thế nhưng hiện nay đa phần bà con nuôi tôm cành xanh ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã chuyển sang nuôi đối tượng khác, một số quay lại trồng lúa, số khác cho thuê đất để đi làm ăn xa. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên: chất lượng con giống không đảm bảo, điều kiện môi trường không thuận lợi, thị trường tiêu thụ ngày càng hạn hẹp. Vị thế của con tôm nước ngọt đang dần mất đi nhưng người dân vẫn luôn trông chờ vào một ngày sẽ khôi phục lại nghề nuôi, cái nghề đã từng giúp họ làm giàu trong nhiều năm qua.

- Thoát nghèo nhờ bò sữa - Tác giả Lê Hoàng Vũ. Nằm giữa vùng đất trung tâm thành phố Cần Thơ là một “làng bò sữa” với hơn 50 hộ tham gia nuôi ở phường Long Hòa, quận Bình Thủy. Nguồn sữa bò được doanh nghiệp bao tiêu, có đầu ra ổn định giúp người dân thoát nghèo, cuộc sống sung túc hơn.

- Măng tây cho lãi khá - Tác giả Kim Sơ. Nông dân xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận hiện đang thu hoạch măng tây xanh. Đây là loại cây trồng được bà con nơi đây rất tâm đắc vì không chỉ dễ trồng, đầu tư thấp, mà còn cho thu nhập khá. 1 kg măng tây có giá bán 60-70 nghìn đồng (loại 1), 30-40 nghìn đồng (loại 2). 1 sào trồng măng tây có thể cho thu nhập từ 400-600 nghìn đồng/ngày.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Triển khai dự án chè an toàn - Tác giả: Dương Trung Kiên

- Đa dạng mô hình nuôi ghép thủy sản – Tác giả: Đ.T. Chánh

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Cuộc “Khủng hoảng” của ngành chăn nuôi lợn: Lợn “ăn” nhà cửa, đất đai - Tác giả Lê Hân – Trần Quang – San Nguyễn. Theo khảo sát của phóng viên tại nhiều địa phương, giá lợn đang xuống cực thấp, thậm chí có nơi chỉ còn 15.000 – 16.000 đồng/kg, nhưng nông dân vẫn không bán được lợn. Nhiều hộ dân đã phải xót xa áp dụng các biện pháp tiêu cực là bỏ đói lợn, cho uống nước cầm hơi, thậm chí có nơi còn chủ động tiêu hủy lợn sữa để khỏi lỗ thêm.

- Người nuôi chán nản, lợn chạy đầy đường – Tác giả Đình Thắng. Tại Hà Nội, giá lợn hơi thấp tới mức khủng hoảng, lợn vẫn dư thừa đầy chuồng. Trước tình cảnh này, ngành chăn nuôi lợn sẽ phải đối mặt với những nguy cơ về dịch bệnh. Giải pháp lâu dài để ổn định sản xuất chăn nuôi lợn, cần tăng cường công tác sản xuất giống, nâng cao năng suất chăn nuôi, giảm thêm giá thành và từng bước đưa sản xuất giống là sản phẩm chủ lực của ngành để vừa cung cấp giống cho thành phố và các tỉnh khác.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Sáng nay, tọa đàm trực tuyến: Giải cứu ngành chăn nuôi lợn.

- Bộ NNPTNT đề nghị các tỉnh vào cuộc – Tác giả: Thiên Ngân

- Đề nghị xác minh về thịt gà nhập khẩu – Tác giả: San Nguyễn

II - THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Không ồ ạt chuyển vải sang cây trồng khác - tác giả: Lê Bền

- Người trồng chuối vui trở lại – Tác giả: Nhật Vy

- Tìm mọi cách tiêu thụ thịt heo – tác giả: Thanh Sơn

- Đẩy mạnh tiêu thụ tại chỗ - tác giả: Sơn Trang

- Người nuôi lợn hãy bình tĩnh! – tác giả: Nguyên Huân

- Phát triển trang trại bấp chấp nhiều thứ - Tác giả: Thanh Nga

- Những “chiến binh” vụ mùa – tác giả: Đồng Thái

- Giảm lượng giống gieo sạ - tác giả: PV

- Chăm sóc lúa xuân cuối vụ - Tác giả: Bùi Văn Viện

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Đổi mới tư duy, hành động để hỗ trợ nông dân hiệu quả - tác giả: Hữu Ký – Trần Đáng

- Nông nghiệp đóng góp GDP cao nhưng đầu tư lại thấp – Tác giả: Hữu Ký

- Liên kết cung cấp đầu vào, bao tiêu đầu ra cho nông dân – tác giả: Thuận Hải

- Thêm cơ hội làm giàu từ những chuyến đi – Tác giả: Đức Thịnh

- Kinh nghiệm từ xứ sở hoa anh đào – tác giả: Phương Đông

- Chín sớm, chín đều, đào Sơn La có giá rẻ - Tác giả Anh Thư

- Vướng “lưới” an toàn, cá da trơn đối diện nhiều thách thức – Tác giả: Quốc Hải

- Tạo thương hiệu với cà phê mang hương vị riêng – Tác giả: Trần Hiền