I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Nuôi gà “ba chung” - Tác giả Đồng Văn Thưởng. Trong bối cảnh người chăn nuôi trong cả nước lao đao thì những xã viên nuôi gà của HTX Dịch vụ nông nghiệp Đông Thịnh ở xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, Thái Nguyên vẫn tự tin duy trì tổng đàn, kỹ thuật chăn nuôi và đặc biệt là giữ giá bán. HTX Đông Thịnh được thành lập trên cơ sở tổ hợp tác, trước đó là câu lạc bộ chăn nuôi gà. HTX sẽ quản lý việc chăn nuôi của xã viên theo quy trình mà HTX đưa ra (quy trình đã được kiểm nghiệm, mang lại hiệu quả cao trên thực tế: thịt gà chắc, thơm, tốt cho sức khỏe người ăn). Cách thức quản lý cũng sẽ được thực hiện giống như của VietGAHP - nghĩa là cũng có sổ theo dõi từ việc tiêm phòng, sử dụng loại thức ăn, trọng lượng gà từng giai đoạn… Đổi lại, các xã viên sẽ được bao tiêu sản phẩm với 1 mức giá ổn định trong cả năm, dù giá thị trường có liên tục bấp bênh. Chung giống, chung kỹ thuật chăn nuôi an toàn và bán chung một giá chính là giải pháp, bí quyết để HTX Đông Thịnh phát triển chăn nuôi ổn định.

- Rau hữu cơ Thanh Xuân - Tác giả Trần Hồ. Sau 9 năm tiên phong sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ, xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã mở rộng diện tích lên 36ha, cung cấp cho thị trường Hà Nội từ 500 - 700 tấn rau sạch mỗi năm. Theo bà Hoàng Thị Hậu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Xuân, mô hình sản xuất rau hữu cơ đã tạo vùng chuyên canh, cải thiện môi trường đất, nước, đặc biệt là môi trường làm việc của chính người nông dân. Bà Hậu nhấn mạnh: “Đây là mô hình rau hữu cơ đầu tiên ở Hà Nội. Nhờ đó thu nhập của người nông dân tăng lên, nhiều hộ thoát nghèo. Trừ chi phí mỗi gia đình thu lãi 5 - 6 triệu đồng/tháng. Hiện nhu cầu về rau sạch của người tiêu dùng rất lớn, song chúng tôi chỉ đáp ứng 1/4 đơn hàng”.

- Ứng dụng công nghệ mới khai thác thủy sản - Tác giả An Nhân. Từ nghề cá thủ công, tự phát, nhờ nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương trong công tác chuyển giao công nghệ mới khai thác hải sản, ngư dân đã từng bước chuyển sang nghề cá công nghiệp, năng suất, chất lượng sản phẩm được cải thiện đáng kể. Hiện một số tàu cá ở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Ninh Thuận… hoạt động ở vùng biển xa bờ đã được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử hiện đại như máy dò ngang, ra đa, máy đo dòng chảy, điện thoại vệ tinh.

- Trồng ớt bán quả xanh - Tác giả Đăng Bình. Nhận thấy nhu cầu của người dân Bồ Bản trong việc đầu tư phát triển mô hình ớt xanh, Hội Nông dân huyện Hòa Vang và Trung tâm Khuyến ngư nông lâm Đà Nẵng phối hợp xây dựng mô hình với diện tích 1,3ha. 27 hộ đã đăng ký tham gia thực hiện. Các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông lâm ngư và Hội Nông dân xã đã vào cuộc và bám sát cơ sở, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, sản xuất gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó cây ớt phát triển tốt, ít sâu bệnh hại. Bà con nông dân đã tiến hành thu hoạch, ước đạt năng suất trung bình 2,5 tấn/sào (500m2) tăng gấp 2 - 3 lần so với vụ trước. Ước tính hiệu quả của việc trồng ớt/sào sau 8 tháng trồng với mức giá từ 5.000 - 7.000 đồng/kg như hiện nay, lợi nhuận thu được 10 - 14 triệu đồng/sào (đã trừ các chi phí, không tính công lao động).

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Nông nghiệp hữu cơ thiếu điểm tựa - Tác giả Lê Chiên. Theo bà Từ Thị Tuyết Nhung - Trưởng ban Điều phối hệ thống đảm bảo có sự tham gia, Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam: Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã có ở Việt Nam hơn 10 năm qua, nhưng vẫn chậm phát triển là do hiện nay Nhà nước chưa có định hướng, chủ trường rõ ràng, cụ thể về NNHC; sản xuất NNHC mang tính tự phát, không có tiêu chuẩn cùng một bộ máy giám sát, đánh giá một cách chính thống nên làm chi thị trường sản phẩm hữu cơ ngày càng hỗn loạn; người tieeudungf không có khả năng phân biệt được các sản phẩm, trước hết, Nhà nước cần ban hành một bộ tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia; phát triển hệ thống đánh giá và đội ngũ đánh giá viên; cần có gói hỗ trợ tài chính cho sản xuất hữu cơ…

- Vượt “bão giá”, xuất khẩu nông sản thu về 17 USD - Tác giả Minh Huệ. Bộ NNPTNT vừa cho biết, giá trị kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của nước ta trong tháng 6.2017 ước đạt 2,97 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2017 đạt 17,1 tỷ USD, tăng 13,1% so 2 với cùng kỳ năm 2016. Thực tế cho thấy, từ đầu năm đến nay, ngành nông nghiệp đã trải qua không ít phen lao đao, nhất là cuộc đại khủng hoảng giá lợn đến nay vẫn chưa đến hồi kết. Tương tự, giá các loại trứng gia cầm, thịt gà, vịt cũng bị giảm theo giá lợn hơi, khiến nông dân lâm vào cảnh thua lỗ. Một số loại nông sản khác cũng có thời gian chung cảnh ngộ như chuối, dưa hấu, ớt... Điều đáng mừng là trong bối cảnh lợn hơi và nhiều loại nông sản khác phải kêu gọi giải cứu thì hầu hết các mặt hàng nông sản chính đã có sự tăng trưởng cả về sản lượng lẫn giá trị trên thị trường xuất khẩu.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Mở đường cho cây sở Bình Liêu xuất ngoại - Tác giả Nguyễn Quý

- Đầu tư 30,6 tỷ đồng xây dựng 10 HTX kiểu mới - Tác giả BT

- TP Hồ Chí Minh: Diện tích trồng rau an toàn tăng gần 20% - Tác giả A.T

- Cà Mau: Nuôi 1 ha cá bổi có thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm - Tác giả TTXVN

- Lô xoài Sơn La đầu tiên lên đường sang Úc - Tác giả B.T

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Chọn Bắc Ninh làm điểm về chuỗi giá trị thực phẩm sạch - Tác giả Khương Lực

- Quảng Bình: Hỗ trợ gần 500 con bò giống cho hộ nghèo - Tác giả T.Phùng

- Nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2017: Lấy lại đà tăng trưởng - Tác giả Lê Bền

- Tăng trường GDP 6 tháng đàu năm đạt 5,73% - Tác giả Văn Hùng

- Cơ cực đời diêm dân - Tác giả Việt Khánh

- Việt Nam không có nhiều công cụ, sức mạnh để đàm phán - Tác giả Dương Đình Tường

- Bò Úc “húc tung” bò Việt: Cán cân thương mại bị chổng ngược - Tác giả Vân Đình

- Dừa khô tăng giá mạnh  - Tác giả Thành Hiệp

- Nông dân trúng giá kiệu - Tác giả Chí Trung

- Lợi nhuận trồng khoai cao hơn trồng lúa 130.000 triệu đồng/ha - Tác giả Hưng Phú

- “Giải cứu” heo còn lận đận - Tác giả Nhật Vy

- Đông Nam Bộ và ĐBSCL: HTX kiểu mới, bước tiến mới - Tác giả Hữu Đức

- Nghệ An: Giá muỗi tăng, diêm dân phấn khởi - Tác giả Văn Dũng

- ĐBSCL: Phân rơm tăng giá - Tác giả Lê Hoàng Vũ

- Mô hình canh tác lúa thông minh: Đủ cơ sở nhân rộng - Tác giả Trần Đình Huệ

- Bệnh đạo ôn hại lúa - Tác giả TS Nguyễn Minh Tuyên

- Trồng sen lấy lá - Tác giả Trần Trọng Trung

- Chăm sóc lúa giai đoạn làm đòng - Tác giả Hồng Nhung

- Cần Thơ: VnSAT gắn kết để chuyển đổi cơ cấu sản xuất - Tác giả PV

- 850 tỷ đồng cho Chương trình OCOP - Tác giả Văn Nguyễn

- “Chẩn bệnh” hồ đập trước mùa mưa bão:

+ Nghệ An: Nhiều hồ đập “thương tích” đầy mình - Tác giả Văn Dũng

+ Quảng Bình Ngay ngáy lo vỡ - Tác giả Quang Bình

+ Ẩn họa đập dâng Nam Thạch Hãn - Tác giả Lâm Quang Huy

- Cấp bách sửa chữa đập Hồ Núi Cốc - Tác giả Đồng Văn Thưởng

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Đình chỉ công tác trưởng ban quản lý rừng để điều tra sai phạm - Tác giả Công Bắc

- Ồ ạt phá rừng vì tin đồn - Tác giả Văn Thiện

- Sạt lở ven sông, biển, hàng trăm ha đất biến mất mỗi năm - Tác giả Huỳnh Anh

- Làm vườn bằng công nghệ… điện toán đám mây - Tác giả Nguyễn Văn Thiện

- Diễn biến vụ tàu 67 hư hỏng:

+ Tàu mắc cạn, ngư dân mắc cạn - Tác giả Dũ Tuấn

+ Sau đất võ, đến lượt ngư dân xứ Thanh kêu trời - Tác giả Hồng Đức

- Xây dựng nông thôn mới bằng du lịch nông nghiệp: Vừa làm vừa… chơi, nhà nông vẫn có thu nhập khá - Tác giả Trần Trang

- Quảng Ninh đầu tư 850 tỷ đồng làm “mỗi xã, phường một sản phẩm” - Tác giả Nguyễn Quý

- Thái Nguyên bắt tay xây dựng 9 xã nông thôn mới kiểu mẫu - Tác giả Thiên Ngân

- “Ngả mũ” trước vườn ớt quả nhiều hơn lá - Tác giả Nguyên Vỹ

- Quảng Trị trồng lúa “3 không” - Tác giả Ngọc Vũ