I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Ngô sinh khối “lên hương” - Tác giả Tuyết Nga. Cùng với làn sóng đầu tư vào chăn nuôi bò thịt của các DN lớn, nhu cầu ngô sinh khối phục vụ cho chăn nuôi đang có cơ hội bùng nổ mạnh mẽ. Ngoài yếu tố ưu việt về dinh dưỡng, ưu điểm của ngô là rất thuận lợi để cơ giới hóa. Nếu như các loại cỏ hay cây thức ăn gia súc khác chỉ có thể cơ giới hóa 1 - 2 công đoạn thì trồng ngô sinh khối có thể cơ giới hóa 100%. Thời gian qua, giống ngô LCH9 của Viện Nghiên cứu Ngô đã được các trại chăn nuôi của Tập đoàn Hòa Phát đưa vào sản xuất sinh khối xanh cho chăn nuôi trên diện rộng với diện tích hàng trăm ha trên phạm vi cả nước. Với năng suất khoảng 50 tấn/ha, giá thu mua ngô sinh khối từ 800 - 1.000 đ/kg, mỗi năm người trồng ngô sinh khối có thể sản xuất được từ 3 - 4 vụ, cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa trước đây.

- Nên diệt trừ côn trùng hại xoài ban đêm - Tác giả Kim Sơ. Nông dân Đào Văn Tám ở thôn Tân Sinh Tây, xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) chia sẻ, để tiêu diệt các loại côn trùng hại xoài hiệu quả nên chăm sóc và phun thuốc phòng trừ vào ban đêm... Theo ông, phun thuốc diệt côn trùng vào ban ngày gặp trời nắng, gió làm thuốc bốc hơi nhanh nên hiệu quả mang lại không cao, ít thấy côn trùng bị chết nên tốn nhiều chi phí. Nhưng từ ngày chuyển qua phun thuốc vào ban đêm thì chi phí tiền mua thuốc BVTV giảm đến 30%. Để tăng hiệu quả diệt côn trùng phải “canh” khi xoài đang giai đoạn ra hoa và mỗi tuần chỉ cần phun thuốc 1 lần là đủ. Thời gian phun từ sau 7 giờ tối trở đi.

- Rau má lãi gấp 5 lúa - Tác giả Văn Dũng. Cây rau má được người dân xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) trồng tự phát từ 10 năm nay. Năm 2012, với việc triển khai mô hình trồng rau má theo hướng VietGAP, UBND xã Quảng Thọ đã quy hoạch trên 40ha rau má hàng hóa. Nhờ đó, nông dân thu trên 16 tỷ đồng/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Cuối năm 2014, HTXNN Quảng Thọ 2 đã đầu tư hệ thống máy móc để sản xuất trà rau má. Sản phẩm Trà rau má Quảng Thọ hiện đã được đăng ký nhãn hiệu thương mại.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Hỏi đáp: Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh lem lép hạt lúa? Tại sao phải tiêm sắt cho lợn con?

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Khuyến nông viên mong được tiếp sức, bài cuối: Nên đề xuất thêm chức danh, phụ cấp - Tác giả Trần Quang (thực hiện). Xung quanh thực trạng khuyến nông viên cơ sở dù đảm đương khối lượng công việc “khổng lồ” nhưng chế độ đãi ngộ lại kém, không tương xứng với sức lao động bỏ ra, không thu hút được người giỏi tham gia công việc này… phóng viên Báo NTNN đã trao đổi với ông Trần Văn Khởi - Giám đốc TTKNQG, Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ông Khởi cho biết: “Trong thời gian tới Trung tâm sẽ phối hợp các đơn vị hữu quan của Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục nghiên cứu và đề xuất Chính phủ xem xét việc kiện toàn đầu mối thống nhất thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về khuyến nông theo Nghị định 02/2010, có hướng dẫn quy chế tuyển chọn, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và cơ chế, chính sách đối với mạng lưới khuyến nông cơ sở…”

- Siêu lợi nhuận từ nuôi gà siêu trứng - Tác giả Phú Lãm - Vĩnh Thắng. Vài năm gần đây, phong trào nuôi gà siêu trứng Ai Cập rộ lên tại xã Thanh Vân, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc). Từ thành công của một số hộ dân đầu tiên nuôi giống gà mới, phong trào nuôi gà Ai Cập đã lan rộng trong xã. Hiện, xã Thanh Vân đã có khoảng 150 hộ nuôi gà siêu trứng Ai Cập. Trong đó, đa phần là những tỉ phú, giàu nhanh như “nhặt được tiền” nhờ thu được lợi nhuận từ giống gà “siêu mắn đẻ”. Với những hộ nuôi gà siêu trứng Ai Cập ở xã Thanh Vân, hộ nào nuôi ít cũng từ 1.000 con đến vài nghìn con, hộ nuôi nhiều lên đến hàng chục nghìn con. Vào thời điểm trứng được giá, với giá bán từ 2.500-2.800 đồng/quả, sau khi khấu trừ chi phí, trung bình 1.000 gà siêu trứng Ai Cập đem lại lợi nhuận trên dưới 1 triệu đồng cho hộ nuôi.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Giá cá tra tăng cao, người nuôi “tiếc đứt ruột” - Tác giả Thiên Ngân

- Công ty Nhật hợp tác trồng hoa tại Đà Lạt - Tác giả TTXVN

- Trà Vinh: Phân bổ 90 tấn hóa chất để chống dịch bệnh tôm - Tác giả B.T

- 3 tháng, nhập số thuốc bảo vệ thực vật trị giá 183 triệu USD - Tác giả Nguyễn Lê

- Phú Yên: Sản xuất điện sinh khối từ bã mía - Tác giả Hùng Phiên

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các bài:

- Hoành Bồ phát triển thể mạnh cây dược liệu - Tác giả Long Vũ. Trồng và phát triển cây dược liệu đang là hướng đi được huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) chú trọng nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh. Việc phát triển cây dược liệu sẽ góp phần khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao thu nhập cho người dân. Theo Chủ tịch UBND xã Tân Dân, mô hình trồng cây thuốc Nam hứa hẹn sẽ cho giá trị kinh tế cao. Đơn cử như cây hoài sơn, sau một năm trồng sẽ cho thu nhập khoảng 85,5 triệu đồng/ha; cây kim ngân từ năm thứ hai bắt đầu cho thu hoạch, bình quân 95 triệu đồng/ha/năm, cây xạ đen 127 triệu đồng/ha/năm…

- Để khai thác tiềm năng nuôi cá nước ngọt vùng Trung du miền núi phía Bắc: Cần quản lý tốt dịch bệnh - Tác giả Khánh Nguyên. Theo các chuyên gia, khu vực Trung du miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng nuôi cá nước ngọt  bởi có hệ thống sông, hồ chứa, hồ thủy điện tương đối lớn. Tuy nhiên, để phát triển bền vững nuôi cá nước ngọt, công tác quản lý dịch bệnh cần được đặc biệt chú trọng. Tại Tọa đàm “Giải pháp phòng trị bệnh cá nước ngọt” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức mới đây tại Thái Nguyên, ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm cho biết, nếu chú trọng phòng trừ các loại dịch bệnh của cá, nuôi theo quy hoạch thì tiềm năng của nghề còn rất lớn. Để phát triển bền vững nghề nuôi cá nước ngọt vùng Trung du miền núi phía Bắc, góp phần thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành thủy sản, cần tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị từ cung ứng vật tư đầu vào đến nuôi, chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm cá…

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang: Địa chỉ cung cấp tinh và vật tư thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò uy tín - Tác giả Nguyễn Thị Thanh

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Nông nghiệp tăng trưởng khá - Tác giả Lê Bền

- Tranh cãi xung quanh 2 giống điều AB29 và AB05-08 - Tác giả Phúc Lập

- Phòng, chống dịch bệnh trên tôm hùm - Tác giả PV

- Người đàn ông lạ đời ở Nảy Tài - Tác giả Việt Khánh

- Tan tành “giấc mơ vàng đen”, bài 2: Vì sao tiêu chết? - Tác giả Trần Đăng Lâm

- Thủy sản nắm cơ hội thị trường Trung Quốc - Tác giả Ngọc Duyên

- Kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Cam Lộ - Tác giả LQH

- IFC hợp tác với Tập đoàn Lộc Trời sản xuất lúa gạo bền vững - Tác giả Gia Bảo

- Bao giờ có nền nông nghiệp hữu cơ, bài cuối: Rau rừng hữu cơ, tại sao không? - Tác giả TS Vũ Đăng Toàn (Trung tâm Tài nguyên Thực vật)

- NPK + đất hiếm mở đường lên Tây Bắc - Tác giả Thái Sinh

- Hà Tĩnh: Kiểm tra các xã có khả năng đạt chuẩn kiểu mẫu - Tác giả Tâm Đan - Tâm Thắng

- Cảnh báo cam Con Cuông cung vượt quá cầu - Tác giả Phùng Văn Mùi

- Quyết tâm chặn đứng nạn tôm tạp chất - Tác giả Trọng Linh

- Kon Tum: Hàng trăm con trâu, bò chết rét - Tác giả Kim Hải

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Nông nghiệp vẫn là chỗ dựa vững chắc của nền kinh tế - Tác giả Anh Thư

- Phú Yên: Dừng việc phá rừng tự nhiên để lấy đất nuôi bò - Tác giả Hùng Phiên

- Công an mai phục tóm băng trộm… thanh long - Tác giả Thạch Thảo

- Vừa có rau quả sạch, vừa thành điểm tham quan - Tác giả Duy Hậu

- Bình Định: Giải ngân 1,5 tỷ đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân - Tác giả Đông Hoàng

- Hợp tác chăn nuôi - tăng cả thu nhập, kinh nghiệm - Tác giả Hồng Chiêm

- Tan mộng làm giàu theo… giá tiêu - Tác giả Ngọc Quyên

- Sau bài “Gửi tâm thư “nỗi đau” cà phê”: Công nhân bị tận thu kiểu “5 không” - Tác giả Lê Đình Hoàng

- Bình Dương quyết giữ vườn cây đặc sản - Tác giả Trần Đáng

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các tin, bài:

- Quế Phong: Tan hoang rừng 163 - Tác giả Đình Lam - Duy Ngợi

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua làm VAC giỏi - Tác giả PV

- Thanh Chương: Phát huy hiệu quả kinh tế vườn đồi - Tác giả Trần Đình Hà

- Chuyển động trên xứ chè Thái - Tác giả Phương Dư

- Vốn nhỏ cho gia tài lớn - Tác giả Thái Bình

- Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Chưa tương xứng tiềm năng - Tác giả Vân Nhi

- Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành - Tác giả Văn Việt

- Nông dân Thái Bình điêu đứng vì cà chua - Tác giả Lê Sơn