I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Trồng chè lãi nửa tỷ đồng/năm - Tác giả Phạm Ngọc Chuẩn. Từ 8.000 m2 đất trồng chè, mỗi năm gia đình ông Lê Quang Nghìn, người dân tộc Ngái, ở xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên thu được hơn nửa tỉ đồng/năm. Chè của ông Nghìn có 3 sản phẩm chính, gồm chè móc câu truyền thống, chè đinh và chè tôm nõn. Ông chủ yếu làm theo đơn đặt hàng nên trong nhà không có sản phẩm tồn đọng. Ông là một trong những nông dân vùng chè đi đầu phong trào sản xuất an toàn.

- Cây bơ nhả vàng - Tác giả Huỳnh Quang. May mắn sở hữu cây bơ có tuổi đời trên 35 năm tuổi, lại cho quả trái vụ thơm ngon hiếm thấy, anh Nguyễn Ngọc Đức ở thôn 7, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin (Đăk Lăk) được mệnh danh là “vua" bơ trái vụ. Có “cây bơ vàng” trong tay, anh Đức mày mò học kỹ thuật ghép chồi, mở vườn ươm, cung ứng ra thị trường mỗi năm 1 vạn cây giống chất lượng tốt. Hiện vườn nhà anh có 60 cây bơ trái vụ từ 2 - 4 năm tuổi trồng xen với cây cà phê. Những cây trồng được 3 năm bắt đầu cho quả bói, chất lượng bơ không thua kém cây mẹ.

- Lúa - cá tăng thu nhập - Tác giả Trần Long. Mô hình lúa - cá kết hợp được Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) kết hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 triển khai trên một số địa phương ở Ninh Bình và Nam Định. Kết quả thu được sau khi triển khai mô hình lúa - cá tại các xã Yên Đồng (huyện Yên Mô, Ninh Bình), Yên Khánh, Yên Chính (huyện Ý Yên, Nam Định) cho thấy thu nhập của bà con tăng đến 2 lần so với độc canh lúa. Cụ thể, năng suất các giống thủy sản tại mô hình 1 lúa - 1 cá đạt 4,5 - 4,9 tấn/ha (thống kê 56/81 hộ đã thu hoạch), năng suất mô hình 2 lúa - 1 cá đạt 4,1 tấn/ha (thống kê 12/35 hộ đã thu hoạch), cao hơn mô hình canh tác truyền thống từ 1,2 - 1,9 tấn/ha, thu nhập 121,0 - 177,0 triệu đồng/ha. Năng suất các giống lúa trong mô hình đạt từ 58,4 - 61,5 tạ/ha trong vụ xuân, 55,6 tạ/ha trong vụ mùa. Thu nhập từ mô hình lúa đạt từ 48,5 - 62,5 triệu đồng/ha.

- Nuôi thủy sản an toàn sinh học - Tác giả An Nhân. Những mô hình nuôi tôm xen cua, cá an toàn sinh học tại các huyện Tuy Phước, Hoài Nhơn cho thấy hiệu quả khả quan, hạn chế được dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đó chính là “đòn bẩy” để ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định tiếp tục hỗ trợ nhân rộng…

- Hoa gọi ong về - Tác giả Trịnh Lan. Tháng 3, nhiều loài ha đua nhau khoe sắc như gọi những đàn ong về làm mật. Nắm bắt quy luật này, không ít người di chuyển ong đến một số vùng cây ăn quả trọng điểm của tỉnh Bắc Giang để khai thác mật hoa và thu lợi nhuận lớn. Ong lấy mật hoa ngoài làm lợi kinh tế cho người nuôi ong còn giúp cây thụ phấn tốt, tỷ lệ đậu quả cao. Thế nên chính quyền, người dân sở tại đều tạo điều kiện cho các chủ ong đặt địa điểm, dựng lán khai thác mật.

- Làm giàu trên đất núi - Tác giả Thành Hiệp. Ông Đào Văn Đua, 74 tuổi là một nông dân đã gắn bó đời mình với núi Dài (Ngọa Long Sơn) từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Hơn 40 năm qua, ông vừa có công bảo vệ rừng phòng hộ, vừa trồng cây ăn trái để  phát triển kinh tế gia đình tại Ô Vàng (Núi Daì), nay thuộc xã Lê Trì, huyện Tri Tôn, An Giang. Tính đến nay, trong khu vườn rừng rộng trên 2 ha của ông đã có trên 200 cây bưởi da xanh trên 8 năm tuổi đang ra trái; xoài cát Hòa Lộc trên 50 cây, mỗi năm cho 2 tấn trái. Ngoài ra còn có 100 cây quýt hồng và quýt đường; 100 cây cam sành, bơ, vú sữa, mãng cầu… Năm 2016 gia đình ông đã thu nhập trên 600 triệu đồng.

- Khắc tinh của chuột đồng - Tác giả Văn Dũng. Chỉ một vài thao tác, thay đổi kết cấu chiếc bẫy và dựa vào đặc tính của chúng để đặt bẫy, ông Trần Thanh Tùng (xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã cải tạo thành công chiếc bẫy chuột bán nguyệt để lũ chuột rơi vào “ma trận” do con người tạo ra. Một tổ đội diệt chuột do ông Tùng làm “thủ lĩnh” ra đời. Họ đánh từ cánh đồng này sang cánh đồng khác; ở đâu có mặt ông, lũ chuột không còn đường sống.

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Thịt gà Việt “bước chân” sang Nhật Bản: Theo dự kiến, đầu tháng 7.2017, lô thịt gà Việt Nam đầu tiên sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản. Sau khi xuất khẩu thành công sang đất nước mặt trời mọc, thịt gà thương hiệu Việt Nam sẽ tiếp tục có mặt ở Hongkong, Singapore, Malaysia, Myanmar, Hàn Quốc...

+ Mỗi tháng xuất khẩu 300 tấn - Tác giả Đình Thắng. Đến thời điểm này Công ty TNHH Koyu & Unitek đã hình thành được chuỗi sản xuất khép kín từ con giống, quy trình nuôi, thức ăn, quy trình giết mổ, chế biến chuỗi hoàn chỉnh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Công ty TNHH Koyu & Unitek đã tiến hành liên kết với một số trang trại trên địa bàn Ðồng Nai và một số tỉnh tại khu vực Ðông Nam Bộ để chuẩn bị nguồn nguyên liệu phục vụ cho công tác chế biến. Đại diện Công ty TNHH Koyu & Unitek cho biết, nếu không có gì thay đổi thì vào tháng 7 tới, lô sản phẩm chế biến từ ức gà đầu tiên của sẽ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với số lượng 300 tấn/tháng. Chia sẻ với NTNN, ông Nguyễn Đức Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho rằng: “Việc xuất khẩu thành công thịt gà sang thị trường Nhật Bản không những giúp nâng cao giá trị con gà Việt Nam, mà cái được lớn nhất là mở ra hướng đi mới cho người chăn nuôi gà, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường trong nước, từ đó nâng cao vị thế của con gà nội”.

+ Mở hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi - Tác giả Nguyên Vỹ. Kế hoạch xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đã gần chạm đích và lô hàng của doanh nghiệp đầu tiên đã sẵn sàng tiếp cận thị trường Nhật Bản. Những nỗ lực tiêp phong của tỉnh Đồng Nai đang mở ra hướng đi tích cực cho thị trường chăn nuôi trong nước.

+ Mặt hàng tiềm năng lớn để xuất khẩu - Tác giả An Nhiên. Trao đổi với NTNN, ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi đánh giá: “Xuất khẩu thịt gà là hướng đi đúng đắn của ngành chăn nuôi. Hàng năm ngành chăn nuôi gia cầm cung cấp cho thị trường khoảng 500-700 tấn thịt và khoảng 8 tỷ quả trứng. Tuy nhiên đến nay ngoài sản phẩm trứng vịt muối được xuất sang thị trường Hongkong và Singapore, phần lớn các sản phẩm gia cầm khác chỉ được tiêu thụ trong nước. Trước sức ép của thị trường, trước sức ép của xuất khẩu, bắt buộc chúng ta phải đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế, thịt gà cũng là một trong những mặt hàng có tiềm năng lớn để xuất khẩu”.

- Những dân phố đắm đuối ruộng vườn - Tác giả Hùng Phiên. Họ làm đủ ngành nghề nhưng luôn dành tình yêu cháy bỏng cho ruộng vườn, bởi “không dứt được”, bởi muốn tự tay làm ra nông sản sạch, kiếm thêm thu nhập, bởi muốn “đổ mồ hôi” để nhẹ bớt sự đời… Ông Nguyễn Đồng Ghi - Chủ tịch Hội Nông dân phường 9 (Tuy Hòa) tâm đắc: “Tôi quen biết nhiều anh chị làm nghề bàn giấy, kinh doanh nhưng sản xuất nông nghiệp rất giỏi. Nhiều người dành thời gian, công sức đầu tư rất bài bản nên thu nhập từ ruộng vườn khá cao, đôi khi hơn cả tiền lương của nghề “tay phải”. Nhiều anh chị không là hội viên nhưng rất siêng năng đi dự các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp, do Hội Nông dân đại phương tổ chức”.

- Dân vùng cát trồng ớt thu “trái ngọt” - Tác giả An Sơn. Những năm trở lại đây, người dân nhiều xã vùng cát ven biển và đầm phá khác trên địa bàn Thừa Thiên- Huế cũng đổi đời nhờ mô hình trồng ớt. Hiện ớt được trồng phổ biến ở các xã Phong Hiền, Phong Hòa, Điền Lộc (huyện Phong Điền), Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng An, Quảng Thọ (huyện Quảng Điền), là cây trồng chủ lực giúp nông dân thoát nghèo. Những diện tích đất lúa, rau màu cho hiệu quả kinh tế thấp ở những địa phương này đang dần được chuyển sang trồng ớt ngọt và ngày càng có nhiều vùng chuyên canh ớt được hình thành. Cùng với việc hỗ trợ người dân về kỹ thuật, những năm qua, ngành nông nghiệp nhiều địa phương trồng ớt ở Huế đã kết nối doanh nghiệp với DN nhằm giải quyết khâu bao tiêu sản phẩm. Với cách làm này, mô hình trồng ớt đang phát triển bền vững và thu nhập của ND ngày càng tăng lên.

- Trồng cây phật thủ, no đủ quanh năm - Tác giả Hải Đăng. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang trồng phật thủ đến nay trung bình mỗi năm gia đình anh Tạ Hữu Hùng ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức (Hà Nội) có thu nhấp đến hàng tỷ đồng. Trung bình mỗi năm, gai đình anh trồng hơn 4 mẫu phật thủ. Nhờ có kinh nghiệm cũng như giống tốt, sản phẩm của gia đình làm ra đến đâu khách mua hết đến đó, có thời điểm còn cháy hàng.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Nhiều thị trường ngách với gà Việt - Tác giả Phương Thảo

- Nam Định: Phụ nữ liên kết nuôi giun quế có thu nhập cao - Tác giả B.T

- Lào Cai: 8 doanh nghiệp, HTX tham gia liên kết sản xuất - Tác giả P.T

- Đồng Tháp: Triển khai 3 mô hình sinh ké cho 11.400 nông hộ - Tác giả Anh Thư

- Cà Mau: Xây dựng chuỗi giá trị cá bổi khô - Tác giả B.T

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Trước thềm hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Thái Bình:

+ 10.000 ha đất sạch đang chờ nhà đầu tư - Tác giả Minh Phúc

+ Những “siêu dự án” đổ bộ về Thái Bình - Tác giả Văn Thùy

+ Chiếc cần nào “câu” nhà đầu tư? - Tác giả Đồng Thái

- Đề xuất chính sách góp phần thúc đảy nông nghiệp phát triển - Tác giả Nguyễn Thế Trung

- Xuất khẩu rau quả rất khả quan - Tác giả Minh Sáng - Thanh Sơn

- Xuất khẩu rau quả năm 2017: Phải đầu tư công nghệ bảo quản - Tác giả Thanh Sơn - Minh Sáng

- Trăn trở với tiềm năng cây ăn quả đất Tổ - Tác giả Lê Bền

- Bắt tay sản xuất trái cây có chứng nhận - Tác giả Nghĩa Tân - Sơn Trang

- Mắt trắng rau, hoa vì dùng không đúng thuốc BVTV - Tác giả Hoàng Hạnh

- Sẽ nuôi cá bè trên sông Hậu ngay miệng ống xả của Nhà máy Giấy Lee&Man - Tác giả Phạm Duy Khương

- Bình Phước: Cá chết hàng loạt trên suối Ru do ô nhiễm nguồn nước - Tác giả Dương Chí Tưởng

- Bón phân Đầu Trâu cho cà phê Tây Nguyên - Tác giả GS Mai Văn Quyền

- Hà Nội lập “phòng tuyến” ngăn chặn cúm gia cầm - Tác giả TH

- Lân nung chảy Ninh Bình tăng chất lượng mủ cao su - Tác giả TS Nguyễn Viết Cường

- Xử lý ớt bị giảm năng suất - Tác giả Trọng Trung

- Đưa khoa học - công nghệ mới vào đồng mía - Tác giả Minh Điền

- Thu nhập cao từ nuôi gà xương đen - Tác giả Phạm Văn Phú

- “Bí kíp” chọn giống ngô mới cho nông dân - Tác giả Bùi Thảo

- Gạo tươi sạch Vinaseed - Tác giả Phúc Minh

- Lục Yên nâng cao vai trò người nông dân - Tác giả Khắc Điệp

- Ngô xứ Thanh đón làn gió mới - Tác giả PGS.TS Mai Quang Vinh

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Chuyện “vua muối” miền Trung - Tác giả Lê Thọ Bình

- Biến cam sành thành sản phẩm chủ lực - Tác giả Hoàng Anh

- Đăk Nông nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi - Tác giả Anh Thư

- Kỹ sư bỏ việc về quê làm trang trại rau - Tác giả Bùi Hiếu

- Tiêu chí xác định dự án nông nghiệp công nghệ cao - Tác giả San Nguyễn

- Quê hương quan họ “dệt trang sử mới” - Tác giả Trần Quang

- Hình thành các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất - Tác giả Lan Anh

- “Sống khỏe” nhờ trồng chè sạch - Tác giả Đình Tuấn

- Lão nông vùng biên “say” cây mít tiền tỷ - Tác giả Trần Đáng

- Đầu tư “ra tấm ra món” để nông dân có sức bật mạnh - Tác giả Thu Hà

- Thành lập tổ hợp tác giúp nhau làm giàu - Tác giả Mai Dương

- Thêm vốn, thêm động lực cho hợp tác xã - Tác giả Hứa Phương