I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Làm giàu từ nuôi trâu với 75 triệu đồng – Tác giả Phạm Văn Phú. Từ hộ nghèo và số vốn vay ngân hàng 75 triệu đồng, sau 5 năm nuôi trâu, anh Vàng Mí Ná đã vươn lên làm giàu, là tấm gương vượt khó điển hình của xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc. Đầu năm 2017, anh Ná đã nhờ Hội Nông dân của xã đứng lên bảo lãnh để làm đơn vay Ngân hàng Chính sánh xã hội huyện Mèo Vạc 75 triệu đồng. Từ số tiền này, anh Ná đã đầu tư mua 4 con trâu giống hết 60 triệu đồng, số tiền còn lại anh dùng để làm chuồng trại và trồng gần 0,8 ha cỏ voi. Khi trồng cỏ, gia đình anh Ná còn được huyện hỗ trợ về giống và cán bộ khuyến nông tư vấn hỗ trợ về kỹ thuật. Anh Ná chia sẻ: Muốn phát triển chăn nuôi trâu thành công, việc chọn giống đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó phải luôn chủ động nguồn thức ăn cho đàn trâu, nhất là về mùa đông. Chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ vào mùa hè và che chắn kín gió vào mùa đông. Khi nhiệt độ xuống thấp, gia đình phải tận dụng củi, lõi ngô để đốt sưởi cho đàn trâu.

- Dự án 3 triệu USD tăng giá trị rau quả phía Bắc – Tác giả Bảo Thắng. Ngày 6/6/2022, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo Khởi động Dự án "Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc". Dựa trên kết quả từ dự án điểm của Bộ Nông nghiệp và PTNT về xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn tại Sơn La, cũng như dự án thí điểm khuyến nông cộng đồng hỗ trợ Hợp tác xã và phát triển vùng nguyên liệu tại Sơn La, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và JICA sẽ triển khai dự án sắp tới trên địa bàn 7 tỉnh gồm Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định và Sơn La. Kinh phí thực hiện dự án là 3 triệu USD, được triển khai trong vòng 4 năm, từ 2022 đến 2026. Nhấn mạnh tính lan tỏa và ý nghĩa cộng đồng của dự án, ông Lê Quốc Thanh bày tỏ: "Dự án có vai trò quan trọng hướng tới thúc đẩy sản xuất bền vững cây trồng an toàn tại các vùng dự án, phục vụ mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, đề án khuyến nông cộng đồng và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp".

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Mô hình phụ nữ thu gom, xử lý hơn 2.000 bao phân hữu cơ – Tác giả Tráng Xuân Cường;

- Đào tạo 30 giảng viên IPM nòng cốt cho Quảng Trị - Tác giả Phan Việt Toàn;

- Giống dưa hấu lai AD779, năng suất 35 tấn/ha – Tác giả Hải Ninh.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Bước đột phá sản xuất của nông dân Sơn La: Đưa cây ăn quả lên đất dốc, mở rộng bao trái – Tác giả Thiên Hương. Có dịp đến các xã vùng cao của tỉnh Sơn La những ngày này đâu đâu cũng gặp những vườn cây ăn quả xanh ngát ngút tầm mắt, những vườn xoài được gắn biển sản xuất VietGAP, theo hướng hữu cơ được bà con dùng túi bao trái cẩn thận. Đó chính là kết quả từ phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, thay đổi tư duy làm nông nghiệp của bà con nông dân Sơn La. Làm việc với tỉnh ủy Sơn La cuối tháng 5/2022 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Minh Chính đánh giá, tỉnh Sơn La có bước bứt phá trong phát triển nông nghiệp, trọng tâm là cơ cấu lại cây trồng và vật nuôi; trong đó việc "đưa cây ăn quả lên sườn dốc" là thay đổi tư duy quan trọng. cho thấy tư duy đột phá, đổi mới sẽ tạo nguồn lực, động lực mới cho phát triển, để "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể".

- “Tay ngang” nuôi chim trĩ, vài năm là giàu – Tác giả Phan Anh. Vốn là “tay ngang” trong ngành chăn nuôi, nhưng với niềm đam mê chim cảnh, ông Trần Tuấn Khanh, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Mai, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã mạnh dạn mở công ty và rót vốn đầu tư nuôi hàng ngàn con chim trĩ đỏ khoang cổ trắng để bán thịt, lấy trứng và con giống. Giữa năm 2016, ông đã quyết định mở trang trại nuôi chim trĩ trên phần đất của gia đình. Gia đình ông lên trang trại ở Tây Ninh tham quan, học hỏi và mua 40 con chim trĩ về làm giống (gồm 35 mái và 5 trống). Với tốc độ đẻ mỗi ngày mỗi trứng liên tiếp trong 4 tháng, sau đó nghỉ 2 tháng rồi đẻ tiếp, đàn chim giống này nhanh chóng cho ra đời hàng ngàn quả trứng. Số trứng này lại được cho ấp để nhân đàn. Tiếp tục vừa nuôi, nhân rộng mô hình và bán thương phẩm, trang trại đã có số lượng thường xuyên lên tới 7 ngàn con, trong đó 200 chim giống. Năm 2021, ông mở thêm trang trại tại xã Xuân Phú thì gặp dịch Covid-19. Trang trại vẫn đang trong quá trình nhân giống, hoàn thiện với 4 ngàn con chim trĩ bố mẹ, chim thịt và gần 1 ngàn con chim giống. Với giá bán 14 ngàn đồng/trứng chim trĩ, 230 ngàn đồng/kg thịt chim trĩ bán trong siêu thị, gần 1 triệu đồng/cặp chim giống, thì mô hình này đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông. 

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Trồng cây dổi ăn hạt bằng cây ghép – Tác giả Hoàng Thị Thế;

- Sinh sôi đàn dê ở vựa lúa Yên Thành – Tác giả Lệ Hằng;

- Thái Bình: Triển khai làm thủy lợi vụ mùa, vụ đông – Tác giả N.A;

- Ninh Thuận: Chuyển đổi cây trồng vượt kế hoạch – Tác giả Thành Lân;

- Hà Tĩnh: Thả cá và trai tái tạo nguồn thủy sản – Tác giả Văn Đức.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Ngành nông nghiệp ứng phó linh hoạt với khó khăn thị trường – Tác giả Tùng Đinh;

- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phải xác định nông nghiệp là một lợi thế của quốc gia – Tác giả Hà Linh;

- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Tam nông giữ vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng – Tác giả Đinh Đức;

- Giống cây đặc sản đang trên bờ vực tuyệt chủng – I. Cây mít na của vợ một người câm – Tác giả Dương Đình Tường;

- Trồng thanh long hướng hữu cơ, nông dân thắng lớn – Tác giả Đinh Mười  - Đinh Tùng;

- Thời điểm vàng giảm chi phí sản xuất lúa ở ĐBSCL – Bài 5: Cách duy nhất tăng lợi nhuận – Tác giả Kim Anh – Trọng Linh;

- Nhân giống thành công hàng triệu con cá đặc sản – Tác giả Đào Thanh – Văn Thưởng;

- Xuất khẩu cao su vượt 1 tỷ USD – Tác giả Thanh Sơn;

- Tôm tăng giá cao, doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận “khủng” – Tác giả Quang Linh;

- Bộ Nông nghiệp và PTNT cam kết thực hiện hiệu quả các dự án hợp tác với WWF – Tác giả Linh Linh;

- Giải bài toán giá thành để nâng sức cạnh tranh trái cây xuất khẩu – Tác giả Vũ Đình Thung;

- Không để bùng phát dịch cúm gia cầm – Tác giả Vũ Phương Nhi;

- Biển xâm phạm đe dọa nhiều đất nông nghiệp ở huyện đảo – Tác giả Lê Khánh;

- Sản xuất ở ĐBSCL, những trở ngại: Liên kết, khi làm mới thấy khó – Tác giả Hữu Đức – Minh Đảm.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Bến Tre: Thực hiện “Hàng cây nông dân” – Tác giả Ngọc Mai;

- Bà Rịa Vũng Tàu: Nhà nông Châu Đức đua tài trên sân khấu – Tác giả Đình Hùng;

- Thái Bình: Hơn 3 tỷ đồng ủng hộ xây dựng nông thôn mới – Tác giả Đức Thịnh;

- Những mô hình “xanh hóa” làng quê – Tác giả Thu Hà;

- Hộ nghèo có vốn nuôi trâu, trồng cây ăn quả - Tác giả Đức Thịnh;

- Cho bò 3B nghe nhạc, bán 1 con lãi 2 triệu đồng – Tác giả Bình Minh;

- Hành động nhỏ, tiết kiệm lớn, lợi nhuận tăng – Bài 1: Sử dụng thuốc “4 đúng” nông dân khỏe, thu lãi cao – Tác giả Khánh Nguyên;

- Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ – Tác giả P.V;

- Nông dân – doanh nghiệp bắt tay làm thương hiệu hạt điều – Tác giả Nguyên Vỹ;

- Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Bà Rịa – Vũng Tàu: 76 sản phẩm tham gia bình chọn – Tác giả Trà Ngân;

- Thiếu nhân lực phát triển quỹ đất – Tác giả Trần Khánh.