1. Dự án: Sản xuất hạt giống lúa lai F1

 

Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Lâm

 

Thời gian thực hiện: 2011-2013

 

Mục tiêu:

 

- Mục tiêu tổng quát:

 

+ Góp phần đẩy mạnh việc nghiên cứu và sản xuất hạt giống lúa lai F1 trong nước, hạn chế nhập khẩu;
+ Chủ động và kiểm soát được chất lượng hạt giống;
+ Nâng cao hiệu quả trong sản xuất hạt giống, tăng sức cạnh tranh với hạt giống nhập khẩu;
+ Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nông dân sản xuất lúa lai giỏi.

 

- Mục tiêu cụ thể:

 

+ Trong 3 năm thực hiện dự án, xây dựng 94 mô hình, với 2.970 ha diện tích sản xuất hạt giống lúa lai F1.

+ Năng suất đạt từ 20-30 tạ/ha. Giống sản xuất được kiểm định đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, có khả năng cạnh tranh với hàng nhập nội.
+ Tổ chức sản xuất được khoảng 7.500 tấn hạt giống F1 bảo đảm chất lượng cung cấp cho sản xuất.
+ Tổ chức sản xuất ít nhất 10 tổ hợp lúa lai đã chọn tạo trong nước và một số tổ hợp của nước ngoài có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
+ Nâng cao năng lực cho người sản xuất để họ làm chủ được công nghệ sản xuất, sản xuất có hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất lúa. Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho khoảng 23.640 nông dân trực tiếp tham gia mô hình.

 

Địa điểm thực hiện: Các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đắk Lăk, Cần Thơ.

 

Kết quả (đến hết tháng 6 năm 2013):

 

- Đã thực hiện triển khai 2.587 ha (chưa tính kế hoạch vụ mùa 2013: 340 ha). Dự kiến kết thúc dự án sẽ triển khai 2.927 ha (≈ 98,6% kế hoạch).
- Năng suất bình quân đạt 26 tạ/ha, sản lượng đạt 6.750 tấn (diện tích 2.587 ha).
- Các tổ hợp sản xuất tại dự án: Bác ưu 903KBL, Nhị ưu 838, TH3-3, TH3-4, CT16, VL20, HYT100, HYT108, LC25, LC212, Bio-404, TN15...
- Tập huấn cho 18.758 hộ nông dân tham gia mô hình và tổ chức Hội nghị thăm quan cho 1.200 lượt người.

 

2. Dự án: Phát triển sản xuất lúa gieo thẳng ở các tỉnh phía Bắc.

 

Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Lâm

 

Thời gian thực hiện: 2011-2013

 

Mục tiêu:

 

- Mục tiêu tổng quát:

 

Phát triển sản xuất lúa gieo thẳng ở các tỉnh phía Bắc (bằng biện pháp gieo thẳng bằng công cụ sạ hàng) nhằm mục tiêu thay thế một phần diện tích lúa cấy ở điều kiện cho phép; để từng bước thay đổi tập quán sản xuất lúa cấy tại các tỉnh phía Bắc. Bên cạnh đó tuyên truyền, khuyến cáo cho người nông dân nhân rộng mô hình, mở rộng sản xuất lúa gieo thẳng.
Sản xuất lúa gieo thẳng giảm công lao động nặng nhọc, giảm lượng giống gieo và giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân trồng lúa ở các tỉnh phía Bắc.

 

- Mục tiêu cụ thể:

 

Trong 3 năm thực hiện dự án triển khai 1.746 ha lúa gieo thẳng và góp phần lan tỏa phát triển diện tích lúa gieo thẳng trên 500.000 ha.
Tổ chức lớp tập huấn tại 26 tỉnh thực hiện mô hình cho 6.430 lượt nông dân trong và ngoài mô hình.
Sử dụng 100% công cụ sạ hàng diện tích sản xuất trong mô hình trình diễn.

 

Địa điểm thực hiện: 26 tỉnh, thành phố phía Bắc, từ Hà Giang đến Thanh Hóa.

 

Kết quả (đến hết tháng 6 năm 2013):

 

- Đã tổ chức sản xuất 1.569 ha (chưa tính kế hoạch vụ mùa 2013: 172 ha). Dự kiến kết thúc dự án sẽ sản xuất 1.741 ha (≈ 99,7% kế hoạch). Năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha (cao hơn cùng giống sản xuất đại trà 10-15%).

- Mô hình 100% diện tích sử dụng công cụ sạ hàng.
- Đã tập huấn cho 13.375 hộ nông dân tham gia mô hình và 4.090 người được tập huấn, đào tạo gắn với mô hình. Tổ chức cho 7.135 lượt người đến thăm quan, học tập nhằm nhân rộng mô hình.

 

3. Dự án: Thâm canh và cải tạo vườn cây ăn quả.

 

Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Nga

 

Thời gian thực hiện: 2011-2013

 

Mục tiêu:

 

- Mục tiêu tổng quát:

 

Thay thế dần những CAQ lâu năm có năng suất, chất lượng và hiệu quả đầu tư thấp bằng những giống CAQ có năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần giải vụ, nâng cao hiệu quả trong sản xuất CAQ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

 

- Mục tiêu cụ thể:

 

Trong 3 năm thực hiện dự án triển khai xây dựng 246 ha mô hình với các CĂQ: bưởi, cam, nhãn, vải, xoài theo hướng GAP. Bao gồm các mô hình:

 

- Thâm canh các cây ăn quả: bưởi, cam, nhãn, vải, xoài (240 ha): đảm bảo chất lượng, năng suất cao hơn đại trà 15-20%
- Xây dựng mô hình ghép cải tạo nhãn nhằm thay thế giống cũ chất lượng và hiệu quả thấp bằng những giống chất lượng và hiệu quả cao hơn (Ghép cải tạo mới 2 ha và tổ chức chăm sóc năm 2, năm 3).

 

Tập huấn kỹ thuật cho 1.362 hộ tham gia mô hình và 840 hộ tập huấn gắn với mô hình để học tập, làm theo. Tổ chức hội nghị tham quan cho 1.320 hộ nơi khác đến thăm quan, học tập.

 

Địa điểm thực hiện: Hưng Yên, Hải Dương, Hà Giang, Yên Bái, Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Nai, BR-VT, Bình Dương, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

 

Kết quả (đến hết tháng 6 năm 2013):

 

Đã triển khai toàn dự án đạt diện tích 246 ha thâm canh (năm 2011: 80,5 ha; năm 2012: 82,5 ha; năm 2013: 83 ha) với sự tham gia của trên 1.300 hộ nông dân, các hộ đã được tập huấn kỹ thuật.

 

Đã tổ chức tập huấn cho 840 hộ gắn với mô hình và có trên 1.300 hộ đến thăm quan, học tập.

 

Nội dung thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2013: từ tháng 7-9/2013 tổ chức tập huấn gắn với mô hình và tổ chức thăm quan học tập, tổng kết mô hình.

 

4. Dự án: Trồng thâm canh ca cao.

 

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Thoa

 

Thời gian thực hiện: 2011-2013

 

Mục tiêu:

 

- Mục tiêu tổng quát:

 

Góp phần phát triển ngành công nghiệp sản xuất ca cao trong nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đối với các sản phẩm nông nghiệp. Góp phần phát triển một nền nông nghiệp Việt Nam thân thiện với môi trường, thích ứng với những biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa bền vững. Góp phần nâng cao đời sống, đặc biệt cho nông dân là người dân tộc sản xuất cacao ở Tây Nguyên.

 

- Mục tiêu cụ thể:

 

Trong 3 năm thực hiện triển khai với quy mô 778 ha. Trong đó:

 

- Diện tích trồng mới 279 ha:
+ Năm 2011: 220 ha gồm: 36 ha trồng thuần, 88 ha xen dừa, 96 ha xen điều;
+ Năm 2012: trồng mới 59 ha gồm: 10 ha trồng thuần, 49 ha xen điều.
- Diện tích chăm sóc là 499 ha.

 

Tỉ lệ cây sống sau trồng mới đạt 95%. Đảm bảo chất lượng và năng suất cao hơn 20-25% so với ngoài mô hình.

 

Đào tạo nâng cao nhận thức, kiến thức kỹ thuật (chăm sóc, sơ chế...) cho 2.550 lượt nông dân, trong đó 1.500 lượt người trực tiếp tham gia mô hình và 1.050 người ngoài mô hình đến học tập, làm theo.
Địa điểm thực hiện: Các tỉnh, thành phố: Gia lai, ĐăkLăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng nai, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.

 

Kết quả (đến hết tháng 6 năm 2013):

 

Trong 3 năm thực hiện đã triển khai trồng mới được 279 ha, diện tích thực hiện chăm sóc năm thứ 2, năm thứ 3 là 502 ha.

 

Đến cuối năm 2012, các vườn ca cao trồng mới được chăm sóc tốt, tỉ lệ sống đều đạt > 95%, cây sinh trưởng phát triển tốt.

 

Tuy nhiên đến nay theo báo cáo của các địa phương, có 31,75 ha ca cao đã bị chết; diện tích này chủ yếu được trồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở một số tỉnh như: Gia Lai: 15,85 ha; Đăk Lăk: 4,5ha; Bình Phước: 10,6 ha do nắng hạn kéo dài từ tháng 1 đến tháng 4 nên cây ca cao bị khô hạn) không có nước để tưới. TTKN các tỉnh lai đã thành lập đoàn kiểm tra thành phần : Sở NN và PTNT, các huyện, xã và nông dân tham gia mô hình kiểm tra, đánh giá tình hình thiệt hại.

 

Về tập huấn: đã tổ chức tập huấn cho 1.500 lượt nông dân tại mô hình và đã tập huấn, đào tạo cho 950 hộ nông dân ngoài mô hình đến học tập, làm theo.