1. Tên Dự án: Trồng rừng cây nguyên liệu thâm canh

 

Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Viết Khoa

 

Thời gian thực hiện: 2011-2013

 

Mục tiêu

 

Mục tiêu tổng quát:

 

Góp phần phát triển rừng kinh tế chủ lực cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy, gỗ trụ mỏ, nguyên liệu chế biến đồ mộc cho xuất khẩu và nội tiêu, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.

 

Mục tiêu cụ thể:

 

- Áp dụng được các TBKT trong thâm canh rừng trồng Keo tai tượng nhằm nâng cao năng cao năng suất rừng trồng từ đó tang thu nhập cho người dân.
- Thay đổi nhận thức của người dân từ trồng rừng quảng canh sang trồng rừng thâm canh năng suất cao.
- Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm có được từ dự án cho nông dân khác trong vùng để phát triển, nhân rộng mô hình của dự án trong cộng đồng người dân các tỉnh miền núi phía Bắc.

 

Địa điểm thực hiện: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Lâm Đồng, Cao Bằng, Bắc Kạn, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Bình.

 

Kết quả (đến tháng 6/2013): Xây dựng được 2875 ha với số hộ tham gia là 1910 hộ tham gia. Loài cây trồng là keo và bạch đàn.

 

Đào tạo nông dân gắn với mô hình được 1200 hộ nông dân nhằm thay đổi nhận thức của người dân để phát triển nhân rộng mô hình. Hiện nay keo và bạch đàn sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất trung bình của keo trung bình đạt từ 26-28m3/ha/năm và bạch đàn đạt từ 24-25m3/ha/năm. Tỷ lệ sống trung bình đạt trên 90%.

 

2. Tên Dự án: Trồng cây phân tán thâm canh

 

Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Đức Hải

 

Thời gian thực hiện: 2011-2013


Mục tiêu:

 

Mục tiêu tổng quát:

 

- Phát triển trồng cây phân tán, góp phần sử dụng có hiệu quả diện tích đất có tiềm năng trồng cây lâm nghiệp ở vùng đồng bằng, miền núi tăng thu nhập cho người dân từ sản phẩm cây phân tán, tạo cảnh quan môi trường, tăng độ che phủ của rừng.

 

Mục tiêu cụ thể:

 

- Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm có được từ dự án cho nông dân khác trong vùng để phát triển, nhân rộng mô hình của dự án trong cộng đồng người dân các tỉnh xung quanh.
- Tận dụng triệt để quỹ đất và lao động góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho người dân và giảm sức ép vào rừng tự nhiên.

 

Địa điểm thực hiện: Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang, Hoà Bình, Quảng Ninh, Thanh Hoá.

 

Kết quả (đến tháng 6/2013): Xây dựng được 789,6 ha các loài cây Keo, Bạch đàn, Xoan ta và Lát hoa với số hộ tham gia là 752 hộ. Như vậy sau 5-10 năm dự án sẽ góp phần ổn định được nguồn nguyên liệu giấy ván dăm và nguyên liệu gỗ lớn. Đã tập huấn được 792 hộ nông dân ngoài mô hình, để các hộ nắm bắt được kỹ thuật để phát triển nhân rộng mô hình trồng cây phân tá.

 

Hiện nay tỷ lệ sống trung bình đạt trên 90%. Cây sinh trưởng và phát triển tốt.

 

3. Tên Dự án: Trồng cây lâm sản ngoài gỗ làm nguyên liệu

 

Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Kế Tiếp

 

Thời gian thực hiện: 2011-2013


Mục tiêu

 

Mục tiêu tổng quát:

 

- Áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh rừng trồng Mây nếp và Luồng nhằm nâng cao năng suất rừng trồng từ đó tăng thu nhập cho người dân.

 

Mục tiêu cụ thể:

 

- Thay đổi nhận thức của người dân từ trồng rừng quảng canh sang trồng rừng thâm canh năng suất cao.
- Chia sẻ kiến thức kinh nghiệm có được từ dự án cho nông dân khác trong vùng để phát triển, nhân rộng mô hình của dự án trong cộng đồng người dân các tỉnh.

 

Địa điểm thực hiện: Thanh Hoá, Yên Bái, Lạng Sơn, Hoà Bình, Ninh Bình, Bắc Kạn, Hải Phòng, Tuyên Quang, Phú Thọ, Quảng Trị, Quảng Ninh.

 

Kết quả (đến tháng 6/2013): Tổng số diện tích xây dựng trong 3 năm là 532 ha cho 2 loài cây là Mây nếp và Luồng. dự án đã tập huấn cho nông dân gắn với mô hình đạt 518 hộ nông dân. Hiện nay Mây nếp và Luồng sinh trưởng và phát triển tốt. Trong năm 2013 chỉ chăm sóc các diện tích trồng mới trong năm 2011 và 2012.

 

4. Tên Dự án: Trồng cây gỗ lớn thâm canh (Tống quá sủ + Giổi xanh)

 

Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Viết Khoa

 

Thời gian thực hiện: 2012-2014

 

Mục tiêu

 

Mục tiêu tổng quát:

 

- Phát triển mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng các giống đã được cải thiện đạt sinh trưởng cao hơn giống đại trà tối thiểu 10%.
- Góp phần phát triển nguyên liệu gỗ lớn cung cấp cho công nghiệp chế biến và tiêu dùng tại chỗ.
- Nâng cao nhận thức về trồng rừng gỗ lớn và tăng thu nhập cho người dân.

 

Mục tiêu cụ thể:

 

- Áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật trồng thâm canh rừng cây gỗ lớn (Giổi xanh, Tống quá sủ) nhằm tăng năng suất và chất lượng rừng trồng.
- Thay đổi nhận thức của người dân từ trồng rừng quảng canh sang trồng rừng thâm canh năng suất cao.
- Tổ chức được các chủ rừng liên kết hợp tác với nhau trong trồng rừng cây gỗ lớn tạo nên vùng sản xuất mang tính hàng hoá.
- Chia sẻ kiến thức kinh nghiệm có được từ dự án cho nông dân khác trong vùng để phát triển, nhân rộng mô hình của dự án.

 

Địa điểm thực hiện: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La.

 

Kết quả (đến tháng 6 năm 2013): Dự án đã trồng được 210 ha tống quá sủ và 240 ha giổi xanh. Với số hộ tham gia là 900 hộ.
Đào tạo nông dân gắn với mô hình được 400 hộ nông dân để nông dân tự nhân rộng mô hình trong và ngoài vùng dự án.
Hiện cây cây sinh trưởng và phát triển tốt. tỷ lệ sống đạt 92%.

 

5. Tên Dự án: Trồng Mây K83 chuyên canh tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.

 

Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Đức Hải

 

Thời gian thực hiện: 2013-2015

 

Mục tiêu

 

Mục tiêu tổng quát:

 

- Tạo ra nguyên liệu là hàng hoá cung cấp cho các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
- Góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân nghèo vùng miền núi.
- Nâng cao nhận thức về trồng Mây K83 và tăng thu nhập cho người dân.

 

Mục tiêu cụ thể:

 

- Áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật trồng thâm canh Mây K83 nhằm tăng năng suất và chất lượng rừng trồng.
- Thay đổi nhận thức của người dân từ trồng rừng quảng canh sang trồng rừng thâm canh và từ giống Mây thường sang giống Mây K83 có năng suất cao.
- Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm có được từ dự án cho nông dân khác trong vùng để phát triển, nhân rộng mô hình của dự án trong cộng đồng người dân các tỉnh Trung du phía Bắc.
- Xây dựng được 200 ha mô hình trồng Mây K83.
- Đào tạo tập huấn cho 400 hộ nông dân.
- Thông tin tuyên truyền cho 500 lượt người.

 

Địa điểm thực hiện: Hoà Bình, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang.

 

Kết quả đến tháng 6 năm 2013: Trồng được 78 ha Mây K83 tại 2 tỉnh là Hoà Bình và Sơn La (mỗi tỉnh 39 ha), cây bắt đầu bén rễ, tỷ lệ sống bước đầu đạt 97%.