Nội dung chi tiết như sau:

Ngày 20/7/2018, tại Hội trường khách sạn Sunrise Hotel, thành phố Tây Ninh, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối họp với UBND tỉnh Tâỵ Ninh tổ chức Hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu 2018 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Thu Đông, Mùa 2018 tại các tỉnh Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long”.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh và Ông Trần Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố vùng Nam bộ; lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ; Tổng cục Thống kê; Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ; Hiệp hội Lương thực Việt Nam; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp; một số cơ quan Báo, Đài Trung ương và địa phương.

Hội nghị đã nghe báo cáo của Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Tổng cục Thủy lợi, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ, ý kiến phát biểu của một số Sở Nông nghiệp & PTNT và các đại biểu.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã kết luận Hội nghị như sau:

Từ các dự báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ phối họp với các địa phương bố trí lịch thời vụ, tuân thủ lịch xuống giống né rầy họp lý, sát với thực tế, có dự tính, dự báo những diễn biến bất thường của thời tiết nhu mưa lũ để chủ động phòng tránh, giảm thiếu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra do dịch hại trong sản xuất trồng trọt.

Cùng với thắng lợi toàn diện trong vụ Đông Xuân (cả nước đã tăng trên 1 triệu tấn thóc), đến thời điểm 20/7/2018, vụ Hè Thu đã gieo trồng 1,69 triệu ha lúa, giảm 10,8 nghìn ha; năng suất ước đạt 5,63 tấn/ha, tăng 2,0 tạ/ha; sản lượng ước đạt 9,51 triệu tấn, tăng khoảng 300 nghìn tấn so với Hè Thu 2017. Cơ cấu giống lúa chất lượng tiếp tục tang, nhóm lúa thơm chiếm tỷ lệ 22,41% tăng 8,49%; giống lúa cấp xác nhận đạt 62,49% tăng 2% so với cùng kỳ năm 2017. Công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá đạt kết quả tốt. Dự án VnSAT đã có những tác động tích cực đến sản xuất, giúp giảm giá thành và nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, do tình hình thời tiết, khí hậu được dự báo diễn biến phức tạp, dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá vẫn tiềm ẩn nhiều khả năng bùng phát, để sản xuất vụ Hè Thu, Thu Đông và Mùa 2018-2019 đạt kết quả tốt, các địa phương cần quan tâm chỉ đạo triển khai một số giải pháp sau:

1. Tiếp tục theo dõi và chăm sóc lúa vụ Hè Thu 2018

- Hiện nay, lúa Hè Thu đã thu hoạch 600.000 ha, ước khoảng 35% diện tích gieo trồng; còn lại 65% diện tích lúa đang ở giai đoạn đòng trỗ, cần tiếp tục theo dõi và chăm sóc. Do các trà lúa còn lại đang ở vào giai đoạn dịch hại vẫn có thể tấn công và làm suy giảm năng suất lúa như đạo ôn cổ bông, rầy nâu, bạc lá, lem lép hạt, cần tiếp tục tổ chức thăm đồng thường xuyên để hướng dẫn nông dân phòng trị kịp thời. Đối với bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nếu phát sinh bệnh ở mức trên 2% là phải tiêu hủy ngay, nếu phát hiện vùng có rầy mang virus gây bệnh cần khoanh vùng phòng trừ kịp thời để bảo vệ lúa vụ Thu Đông, lúa Mùa và Đông Xuân 2018 -2019.

- Tranh thủ thu hoạch lúa Hè Thu nhanh, gọn với phương châm xanh nhà hơn già đồng” để tránh thiệt hại do mưa hoặc lũ đến sớm, lốc xoáy gây đổ ngã cho lúa và giải phóng đất kịp thời, đảm bảo lịch thời vụ xuống giống vụ Thu Đông 2018.

2. Triển khai kế hoạch sản xuất vụ Thu Đông, Mùa 2018

a) Đối với sản xuất lúa

- Trước những dự báo về tình hình mưa, lũ có thể diễn biến phức tạp và mùa mưa kết thúc sớm hơn TBNN, quan điểm chỉ đạo là ưu tiên sản xuất lúa vụ Thu Đông ở những vùng an toàn đối với lũ; kết thúc vụ lúa mùa sớm hơn hàng năm. Các địa phương cần rà soát kỹ và điều chỉnh linh hoạt diện tích sản xuất theo diễn biến thực tế của thời tiết, khí hậu và lũ; chủ động sắp xếp và chỉ đạo tuân thủ lịch thời vụ cho từng tiểu vùng trong tỉnh; cần chú ý theo dõi sự di trú của rầy nâu để xây dựng lịch xuống giống né tránh rầy tối ưu nhất.

- Sử dụng những giống lúa chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đẩy mạnh sử dụng cấp giống xác nhận, giống ngắn ngày có năng suất, chất lượng, cứng cây, ít bị đổ ngã, chống chịu sâu bệnh đặc biệt là bệnh vàng lùn, lùn xoăn lá. Trong đó, cơ cấu giống lúa nếp phải hạn chế dưới 5% để tránh rủi ro về thị trường tiêu thụ; tăng tỷ lệ sử dụng nhóm lúa thơm (từ 26-30% diện tích), lúa chất lượng cao (trên 50 % diện tích) và giảm tỷ lệ sử dụng nhóm lúa chất lượng trung bình (dưới 10% diện tích).

- Phải bám sát, theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây trồng để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

- Triển khai các giải pháp giảm giá thành sản xuất lúa: giảm lượng giống, tiết kiệm nước tưới, giảm thuốc trừ sâu, giảm lượng phân đạm... Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình giảm lượng giống lúa gieo sạ. Các tỉnh tham gia dự án VnSAT khẩn trương triển khai thực hiện để giúp giảm giá thành sản xuất lúa và nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Triển khai các giải pháp đồng bộ về thời vụ, cơ cấu giống, hệ thống công trình đê bao, cống đập, thu hoạch, vận chuyển, phơi sấy để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thời tiết và tổn thất trong, sau thu hoạch.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống thủy lợi, cải tạo, nâng cấp thủy lợi nội đồng để chủ động tiêu nước trong mùa mưa lũ và tích trữ nước khi vào mùa khô hạn. Tăng cường công tác tiếp nhận thông tin và dự báo đến nông dân những diễn biến của tình hình khí tượng, thủy văn ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng.

- Chỉ đạo thực hiện xây dựng cánh đồng lớn cả về diện tích, số lượng, hình thức họp tác để tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu ổn định.

- Phát triển chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn để việc quản lý sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm, chế biến và tiêu thụ được tốt hon.

- Việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa cũng được các địa phương quan tâm theo định hướng tái cơ cấu của các tỉnh, tuy nhiên việc chuyển đổi phải có hiệu quả kinh tế và bền vũng. Các tỉnh vùng ĐBSCL chủ yếu chuyển sang trồng cây ăn quả, nên các tỉnh càn chủ động rà soát quy mô diện tích, đánh gía đầy đủ hiệu quả, tính bền vững của các cây trồng chuyển đổi để khuyến cáo nông dân chuyển đổi phù họp, tránh chuyển đổi tràn lan dẫn đến cung không phù họp với cầu.

b) Đối với sản xuất cây ăn quả

- Các diện tích cây ăn quả trong vùng ảnh hưởng lũ cần gia cố đê bao, cống bọng đảm bảo vững chắc ngăn lũ và triều cường. Neu gặp mưa lũ kéo dài, vườn cây dễ bị ngập úng, cần nhanh chóng bơm hết nước ra ngoài bờ bao để tránh không cho vườn cây bị ngập kéo dài.

- Tiếp tục áp dụng các TBKT để chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại thật tốt, tránh tình trạng thâm canh quá mức làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm quả sau thu hoạch.

- Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật rải vụ cho cây ăn trái để nâng cao hiệu quả sản xuất.

c) Đối với cây công nghiệp dài ngày

-  Rà soát tình hình sản xuất các đối tượng cây công nghiệp trên địa bàn. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phát triển bền vững, đặc biệt không phát triến các đối tượng cây trồng ngoài vùng quy hoạch đã được phê duyệt.

- Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, dự tính dự báo tình hình sâu bệnh hại; nắm chắc diễn biến của khí hậu thời tiết, biến đổi khí hậu để có giải pháp ứng phó kịp thời. Chỉ đạo tái canh, thâm canh điều giống mới; quản lý dịch hại trên cây hồ tiêu, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm.

3. Nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Bộ

a) Cục Trồng trọt

- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất lúa vụ Hè Thu 2018, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Tổng cục Thủy lợi và các địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp để bảo vệ lúa đảm bảo năng suất và sản lượng.

- Phối hợp cùng với Tổng cục Thủy lợi, cơ quan Khí tượng thủy văn vùng và các địa phương rà soát lịch thời vụ cho từng tiểu vùng, cơ cấu giống lúa vụ Thu Đông, Mùa 2018- 2019 thích hợp cho từng vùng sinh thái, đáp ứng theo yêu cầu xuất khẩu.

- Phối hợp với Sở nông nghiệp & PTNT triển khai ứng dụng bản đồ lịch thời vụ để theo dõi và tham mưu kịp thời trong chỉ đạo sản xuất. Nguồn kinh phí triển khai thực hiện sẽ được cân đối một phần từ dự án VnSAT.

- Phối hợp cùng địa phương triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác và đề xuất các chính sách phù họp để thúc đẩy việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa.

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra quản lý giống cây trồng, nhất là giống lúa tại các địa phương.

b)  Tổng cục Thủy lợi

- Theo dõi sát sao diễn biến nguồn nước, thông tin thường xuyên và kịp thời cho địa phương và người dân.

- Tiếp tục phổ biến biện pháp quản lý, sử dụng nước và khuyến cáo tưới tiết kiệm nước cho sản xuất đạt hiệu quả cao.

c) Cục Bảo vệ thực vật

- Tăng cường dự tính, dự báo diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hạỉ, kịp thời chỉ đạo các giải pháp phòng trừ không để bùng phát trên diện rộng.

- Chỉ đạo hệ thống bảo vệ thực vật bám sát địa phương trong việc theo dõi hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng hợp lý và hiệu quả.

-   Đề xuất các chương trình nghiên cứu, chương trình khuyến nông phục vụ công tác phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng ở Nam Bộ. Trong đó, chú ý bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa và bệnh vi rút khảm lá trên cây sắn đang bùng phát, lây lan tại các tỉnh Đông Nam bộ.

d)  Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia

-  Tiếp tục nhân rộng các mô hình chuyển đổi cây trồng có hiệu quả vào sản xuất.

-  Đẩy mạnh thực hiện các mô hình giảm lượng giống lúa gieo sạ.

e) Viện KHKTNN miền Nam; Viện cây ăn quả miền Nam và Viện lúa ĐBSCL

- Giới thiệu các kỹ thuật và giống mới, các mô hình hiệu quả, chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác các loại cây trồng thích họp cho vùng Nam bộ.