1. Hiện nay có hiện tượng hồ tiêu nhiễm bệnh “chết nhanh” và một số loại bệnh dịch khác chưa xác định được nguyên nhân, dẫn tới nông dân lạm dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật để chống bệnh và làm gia tăng dư lượng trên sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu (đặc biệt là tiêu đen). Nếu không xử lý vấn đề này kịp thời sẽ có nguy cơ EUvà Mỹ (nhập khẩu khoảng 52% tổng kim ngạch hồ xuất khẩu của Việt Nam) ban lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam

­- Giao Cục Trồng trọt chủ trì phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam tiến hành khảo sát toàn diện để xác định loại bệnh cụ thể, nguyên nhân gây bệnh, giải pháp xử lý và báo cáo Bộ trưởng kết quả, giải pháp trước ngày 30/6/2015

- Giao Vụ Hợp tác Quốc tế kết nối Cục Trồng trọt với IDH (để hỗ trợ một phần kinh phí) và các doạnh nghiệp hồ tiêu (để chia sẻ kết quả khảo sát đã có).

2. Cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biên để nông dân hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

- Giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam phổ biến cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp (Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam chia sẻ tài liệu đào tạo đã có)

­- Giao Cụ trồng trọt xây dựng quy trình chuẩn về canh tác hồ tiêu bền vững (GAP) để nông dân có thể áp dụng dài hạn.

3. Hệ thống thu mua không chọn lọc nên làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của hồ tiêu xuất khẩu. Cần xây dựng hệ thống đo lường minh bạch tại các điểm thu mua.

Giao Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản xem xét đề nghị của các doanh nghiệp để hỗ trợ xây dựng hệ thống đo lượng minh bạch tại các điểm thu mua.

BBT(gt)