Nhằm giúp nông dân xây dựng kinh tế, chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương, biện pháp tháo gỡ, một trong những biện pháp đó là hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình kinh tế trên các lĩnh vực như: chăn nuôi lợn, gà, bò; nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản, chế biến nước mắm; gieo trồng lúa, khoai, rau xanh…

 


Một trong những mô hình điển hình như mô hình rau củ quả tập trung tại thôn Thanh Sơn (Thạch Lạc), với quy mô 2,5 ha, trồng xen cây ớt cay với cây lạc giống mới L19 và bí xanh bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là mô hình kinh tế thực hiện theo chương trình mục tiêu đề án sản xuất bền vững của xã, nâng cao thu nhập cho người dân thí điểm nhân ra diện rộng. Theo dự kiến năm nay, 22 sào ớt cay cho năng suất 22 tấn quả tươi, với giá bán 5.000 đồng/kg cho thu nhập 110 triệu đồng; 22 sào lạc trồng xen cho năng suất 75 kg/sào cho thu nhập 40 triệu đồng; phần diện tích còn lại trồng bí xanh cho thu nhập 70 triệu đồng; tổng cộng đạt trên 220 triệu đồng, tương đương 88 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn hẳn so với trồng lúa.


Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính quyền địa phương đã tạo sự đồng thuận trong nhân dân, ý thức người dân được nâng cao, từ đó người nông dân tự quyết định cùng tham gia thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, sản xuất theo định hướng hàng hóa nâng cao thu nhập. Hy vọng, đây sẽ là mô hình kinh tế hay, được nhân ra toàn xã cũng như nhiều địa phươn g khác.

 

Quốc Triển – TTKN Hà Tĩnh