Mô hình được triển khai ở 02 huyện Thanh Hà (xã Vĩnh Lập) và Tứ Kỳ (xã An Thanh và Tứ Xuyên) với 8 hộ tham gia thí nghiệm trên quy mô 11 ha. Mô hình được bố trí thí nghiệm với 04 phương thức: trồng lúa - bón phân, trồng lúa – không bón phân, không trồng lúa -bón phân, không trồng lúa - không bón phân.

Ngày 16 tháng 11 năm 2017, tại xã Vĩnh Lập huyện Thanh Hà, Sở Khọc học & Công nghệ Hải Dương tổ chức hội thảo đánh giá bước đầu hiệu quả mô hình thửnghiệm. Kết quả tại hội thảo cho thấy, việc trồng lúa và không trồng lúa không làm giảm mật độ lỗ rươi nên hoàn toàn có thể vừa cấy lúa vừa nuôi rươi để tăng thu nhập. Tại những ô trồng lúa kết hợp với bón phân cho mật độ lỗ rươi rất cao (trung bình 401,23 lỗ/m2), cao gấp đôi so với những ô khác (trung bình 200-285 lỗ/m2).

Ông Lê Văn Quạt ở xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà cho biết, gia đình ông cùng 5 hộ khác đã mạnh dạn cùng nhau chuyển đổi đất ruộng 2 vụ, 3 vụ trong đó có địa điểm 1 vụ bấp bênh này để khai thác rươi, cáy. Những năm trước hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên nên năm được, năm mất như năm 2016 nhà ông chỉ khai thác được 10 kg rươi. Năm 2017, tham gia mô hình thí nghiệm ông thấy rất hiệu quả, mật độ lỗ rươi rất nhiều và cho thu hoạch được rất nhiều rươi. Chỉ tính riêng đợt thu vừa rồi (ngày 10-11/11/2017), gia đình ông thu được 55 kg rươi, với giá bán 550.000 đồng/kg, đã cho gia đình ông thu nhập 30 triệu đồng.

Trần Cảnh

Trung tâm Khuyến nông Hải Dương