Để triển khai mô hình, TTKNKN đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp, UBND xã, HTX nông nghiệp và các Trạm Khuyến nông huyện lựa chọn địa điểm để xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tại xã An Tiến- huyện An Lão; xã Phả Lễ - huyện Thủy Nguyên; xã Cộng Hiền – huyện Vĩnh Bảo và mô hình sản xuất lúa hàng hóa theo quy trình VietGAP tại các xã Tiên Hưng – huyện Tiên Lãng; xã Cao Minh - huyện Vĩnh Bảo; xã Đông Phương – huyện Kiến Thụy. Tổng quy mô của mô hình và 160 ha vàáp dụng cơ giới hóa đồng bộ.

 

Sau một vụ thực hiện, kết quả mô hình cho thấy khả năng sinh trưởng, kháng sâu bệnh hại và năng suất lúa là khá cao. Tổng thời gian sinh trưởng từ khi gieo cấy cho đến khi trỗ và chín hoàn toàn là 155 ngày đối với giống lúa (ĐS1); 135 ngày với giống HYT 100; RVT. Năng suất ước thực thu là 73,2 tạ/ha (HYT100); 67,3 tạ/ha (ĐS1); 70,0tạ/ha (RVT). Hiệu quả kinh tế trên lúa thuần ĐS1 và RVT trong vụ Đông Xuân 2013-2014 sau khi trừ các chi phí là 31.472.710 triệu đồng/ha; trên lúa HYT100 là 32.976.850 triệu đồng/ha. So với canh tác lúa truyền thống, sản xuất lúa theo quy trình VietGAP ứng dụng cơ giới hóa đã giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất và rút ngắn thời gian thu hoạch, tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế. Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bước đầu hình thành mối liên kết trong chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm lúa và hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa tạo sản phảm an toàn cho người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

 

Hương Giang - TTKN Hải Phòng