Lớp tập huấn tổ chức trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường nên để phòng tránh, giảng viên và các học viên đã thực hiện nghiêm việc sát khuẩn tay và đeo khẩu trang trong suốt quá trình tham gia tập huấn.

Các học viên thảo luận nhóm

 

Tham dự lớp tập huấn các học viên đã nắm bắt các nội dung như: Khái niệm, lợi ích và nguyên tắc trong chăn nuôi lợn ATSH (cách ly và kiểm soát vào, ra tại khu vực chăn nuôi của trại nuôi; vệ sinh làm sạch, khử trùng, xử lý chất thải trong chăn nuôi). Đồng thời thảo luận hướng dẫn kỹ thuật nuôi và khai thác lợn đực giống như: Kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống dựa vào đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, phát dục, năng suất, nguồn gốc và quy trình nuôi phải đạt yêu cầu kỹ thuật, chế độ dinh dưỡng cho lợn đực giống chú ý protein thô và năng lượng trong 3 giai đoạn (giai đoạn 30-50kg; giai đoạn 50kg đến khi phối giống; giai đoạn khai thác); Hướng dẫn chế độ sử dụng đực giống, kỹ thuật khai thác lợn đực giống (chuẩn bị dụng cụ; trình tự thao tác lấy tinh; kiểm tra pha chế và bảo quản tinh đực giống; pha chế tinh dịch). Bên cạnh đó các học viên còn được trao đổi về kỹ thuật chăn nuôi lợn nái như kỹ thuật chọn giống tốt, cách chăm sóc và quản lý lợn hậu bị, cách xác định lợn động dục và phối giống; kỹ thuật sắp xếp heo nái trong chuồng; kiểm tra nái hàng ngày; bố trí chuồng trại hợp lý; phòng trừ bệnh tổng hợp. Lớp tập huấn còn trao đổi về kỹ thuật chăm sóc lợn con sau cai sữa và tham quan thực tế trại lợn nuôi an toàn sinh học tại xã Đồng Du huyện Bình Lục.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong chăn nuôi, nhất là dịch tả lợn Châu Phi thì việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học là viêc là rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy lớp tập huấn chăn nuôi lợn an toàn sinh học đã giúp các cán bộ khuyến nông viên cơ sở và cán bộ nông nghiệp thêm lần nữa được nắm chắc kỹ thuật nâng cao kiến thức về chăn nuôi an toàn sinh học để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con trong chăn nuôi an toàn sinh học.

Mai Huê

Trung tâm Khuyến nông Hà Nam