Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vựa lúa của cả nước, hàng năm đóng góp đến 90% tổng sản lượng gạo xuất khẩu và góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Cùng với điều kiện thiên nhiên tương đối thuận lợi, đất đại màu mỡ, sự cần cù và sáng tạo, không ngừng cải tiến ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật của thế giới, Việt Nam và sản xuất của bà con nông dân, năng suất và sản lượng lúa gạo đã gia tăng liên tục trong thời gian qua. Cây lúa trở thành nguồn thu nhập chính nuôi sống nhiều thế hệ nông dân và nghề trồng lúa nước gắn liền với đời sống người dân khu vực ĐBSCL.

Tuy nhiên do tác động của Biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam nói chung và ĐBSCL đang phải đối mặt với những thử thách rất lớn. Đợt hạn hán và xâm nhập mặn kỷ lục năm 2016 đã gây thiệt hại trên 200.000 ha diện tích cây trồng, trong đó cây lúa chịu tác động nặng nề nhất. Để giúp người nông dân trồng lúa khu vực ĐBSCL các giải pháp kỹ thuật trước mắt là lâu dài nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, ổn định sản xuất và tiếp tục nâng cao thu nhập trong canh tác lúa. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Công ty CP phân bón Bình Điền, trung tâm KN 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL thực hiện chương trình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” từ vụ lúa Hè Thu năm 2016. Với mục tiêu cung cấp cho nông dân các giải pháp kỹ thuật mới và phù hợp để có thể áp dụng một cách “thông minh” nhất và sản xuất, tiết giảm tối đa các chi phí đầu tư không cần thiết, tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng lúa gaọ, thu nhập cho bà ncon nông dân trồng lúa khu vực ĐBSCL.

Năm 2016, Chương trình đã chọn lựa được 65 nông dân tiêu biểu đang canh tác ở các vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu để thực hiện các mô hình trình diễn. Ở đó, với diện tích 0,5 ha/hộ, 65 nông dân sẽ áp dụng linh hoạt những biện pháp kỹ thuật, quy trình canh tác tiên tiến nhất như: một phải năm giảm, 3 giảm 3 tăng, quản lý nước tưới ngập khô xen kẻ, quản lý dịch hại tổng hợp, hạn chế phun thuốc trừ sâu bệnh 40 ngày sau khi sạ, bón phân cân đối và hợp lý….

Kết quả vụ Hè Thu năm 2016, lợi nhuận ở 13/13 mô hình đều tăng cao hơn so với đối chứng sản xuất theo thói quen của bà con nông dân. Bình quân toàn vùng, lợi nhuận đạt 16.724.816 đồng so với đối chứng 13.224.779 đồng, lợi nhuận đã tăng khoảng 26% tương đương 3,5 triệu/ha, cá biệt một số mô hình như ở Bến Tre, Bạc Liêu hay Cần Thơ lợi nhuận trong và ngoài mô hình khoảng 5 triệu đồng/ha.

Từ hiệu quả chương trình trong vụ Hè Thu năm 2016 được bà con nông dân, các chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá rất cao. Từ thành công của chương trình, công ty cổ phần phân bón Bình Điền tiếp tục phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, trung tâm khuyến nông của 13 tỉnh/thành vùng ĐBSCL thực hiện mô hình trong vụ Đông Xuân 2016-2017 và Hè Thu 2017. Với quy mô 75 nông dân tham gia trên diện tích 37,5 ha tại các địa phương thuộc 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL.

Nông dân tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ 100% chi phí mua lúa giống cấp xác nhận; cung cấp miễn phí toàn bộ phân bón Đầu Trâu bao gồm Đầu Trâu Mặn Phèn, TEA1, TEA2, đạm vàng 46A+, DAP Avail. Ngoài ra, để giúp nông dân có điều kiện giảm giống, tiết kiệm chi phí trong xuống giống, bón phân chương trình tặng 13 máy phun hạt giống cho các mô hình; cùng các thiết bị kiểm tra pH, độ mặn để phục vụ cho việc thực hiện các mô hình trình diễn.

Để đánh giá kết quả Chương trình năm 2017, hôm nay (4/11) tại Tp. Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Công ty CP phân bón Bình Điền tổ chức Hội thảo tổng kết Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu - 2017.

Tham dự hội thảo có các chuyên gia đầu ngành về sản xuất lúa gạo, cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo trung tâm khuyến nông và 260 nông dân của 13 tỉnh ĐBSCL tham dự.

Đông đảo nông dân tham dự Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đánh giá cao kết quả đạt được của Chương trình trong vụ Đông Xuân 2016-2017 và Hè Thu 2017. Chương trình đã góp phần giúp nông dân các giải pháp canh tác phù hợp với biến đổi khí hậu, giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất và lợi nhuận trên cùng đơn vị diện tích. Các biện pháp kỹ thuật đã được nông dân trong mô hình áp dụng tốt bao gồm: xuống giống 80 kg/ha, bón phân cân đối, hợp lý, không phun thuốc 40 ngày sau sạ, sử dụng giống xác nhận, sử dụng các thiết bị đo độ mặn, kiểm tra pH đầu vụ, chuẩn bị đất kỹ trước khi xuống giống, quản lý dinh dưỡng và nước tưới, quản lý chồi hữu hiệu… Đào tạo được một lực lượng nông dân có kiến thức và kinh nghiệm để canh tác lúa tốt trong các điều kiện thời tiết bất lợi, đồng thời là cầu nối, kênh tuyên truyền ở các địa phương, hỗ trợ cho nhiều bà con nông dân khác nhân rộng mô hình. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chia sẽ những hạn chế, khó khăn trong triển khai mô hình như biến đổi khó lường của thời tiết, nông dân còn e ngại, chưa thật tự tin trong việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật hiệu quả vào sản xuất. Việc ghi chép nhật ký đồng ruộng vẫn còn nhiều khó khăn, thói quen ghi chép nhật ký bà con nông dân cần phải được lưu tâm nhiều hơn trong thời gian tới…

Lãnh đạo Trung tâm KNQG và Công ty trao giấy chứng nhận cho nông dân tham gia mô hình

Ban tổ chức tặng hoa Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông các tỉnh đã tích cực tham gia Chương trình

 

Ngày mai, (5/11), sẽ diễn ra Hội thi canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL năm 2017 với sự tham gia của 13 đội thi (10 thành viên/đội) là nông dân đã tham gia thực hiện mô hình trong vụ Hè Thu 2017 và Đông Xuân 2016-2017. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Cần Thơ 43.

Hoa Trà