3. Xây dựng mô hình trình diễn

3.1. Mô hình canh tác lúa

- Tại Thái Bình

Quy mô: 10 ha; Số hộ tham gia: 73.

Các giai đoạn rút nước: Giai đoạn kết thúc đẻ nhánh rút nước cạn 7- 10 ngày từ 15/4 – 22/4 để rễ lúa ăn sâu, hạn chế đẻ nhánh vô hiệu giúp cây cứng cáp chống lốp, chống đổ. Trước thu hoạch 10 ngày rút cạn nước để thúc đẩy quá trình chín và thuận tiện cho thu hoạch.

Đo phát thải khí nhà kính

Kết hợp với Viện môi trường Nông nghiệp đo phát thải khí nhà kính 4 lần vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau: thời kỳ tiền đẻ nhánh (15/3/2014), thời kỳ đẻ nhánh rộ (29/3/2014), thời kỳ làm đòng (8/5/2014), và thời kỳ lúa trỗ (20/5/2014).

Tổng lượng phát thải ước trong cả 4 lần quan trắc của hai mô hình

Tổng lượng N bón vào mỗi ruộng trong mô hình là 120,6 kg/ha/vụ, lượng phát thải tính toán của hai mô hình cho thấy N2O bị mất do phát thải là 14,81 và 11,67 (kg/ha/vụ) tương đương với 9,42 và 7,43 kg N/vụ, chiếm 7,82% và 6,16% so với lượng bón ban đầu.

Khi so sánh mức độ đóng góp vào sự nóng lên toàn cầu (GWP) cho thấy, mô hình tưới khô ướt xen kẽ thấp hơn mô hình ngập thường xuyên, chúng có giá trị tương ứng là 9477,19 kg CO2/vụ và 12760,64 kg CO2/vụ.

- Tại thành phố Cần Thơ

Quy mô: 10 ha; Số hộ tham gia: 50

So sánh hiệu quả kinh tế trong và ngoài mô hình tại TP. Cần Thơ (tính trên 1ha).

Chi phí công lao động là giống nhau ở cả 2 mô hình, tuy nhiên có sự khác biệt về các khoản chi khác như giống, phân bón, thuốc BVTV. Tổng chi ở mô hình giảm phát thải khí nhà kính cao hơn ruộng bên ngoài là 312.000 đồng/ha nhưng do năng suất cao hơn 500 kg/ha nên lợi nhuận thu được trong mô hình tăng lên 2.838.000 đồng/ha so với ngoài mô hình (tăng khoảng gần 10%).

3.2. Mô hình chăn nuôi

Dự án đã xây dựng 02 mô hình chăn nuôi bò tại Hà Nội và Thừa Thiên Huế. Mỗi mô hình lựa chọn 02 hộ tham gia, mỗi hộ nuôi 05 - 07 bò thương phẩm.

Thiết kế phân lô thí nghiệm và so sánh các chỉ tiêu về tăng khối lượng, môi trường, hiệu quả kinh tế của bò ăn rơm đã xử lý urê và vôi, thức ăn tinh, cỏ và bò đối chứng, ăn 100 % cỏ.

Phương pháp đo khí phát thải từ phân bò thí nghiệm: Dùng phương pháp lên men sinh khí theo mẻ (Phương pháp của Hansen). Inoculum (chủng lên men, chất làm mồi) được lấy từ hầm khí sinh học Linko, Đan Mạch.

Qua theo dõi tăng khối lượng của bò thịt thấy, bò ăn khẩu phần bổ sung thức ăn tinh cân đối và rơm ủ ure, vôi tăng khối lượng cao nhất và lượng CH4 thải ra thấp: 77,81 lít/1 kg chất hữu cơ. Bò ăn khẩu phần 100% cỏ tăng khối lượng thấp nhất và lượng CH4 thải ra cao nhất: 169,35 lít/1 kg chất hữu cơ.

LH

(Hết)