Năm 2020, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai 12 dự án khuyến nông Trung ương, 04 lớp tập huấn ToT, trong đó Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa chủ trì 01 dự án, phối hợp thực hiện 07 dự án, các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT chủ trì 10 dự án, đơn vị khác ngoài Bộ chủ trì 01 dự án.

Theo đó, đoàn đã kiểm tra những dự án sau:

- Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất thương phẩm ngô nếp, ngô ngọt và ngô sinh khối gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh phía Bắc”: Dự án do Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (VASS) chủ trì. Tại Thanh Hóa, mô hình thực hiện ở xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa với 135 hộ tham gia, sử dụng giống ngô HN68. Đến thời điểm kiểm tra, ngô đã gieo được 30 ngày, sinh trưởng, phát triển tốt, có 10- 14 lá, cao khoảng 1,2 – 1,5 m.

- Dự án “Xây dựng mô hình trồng mới và thâm canh cây quế gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” do Viện nghiên cứu Lâm sinh - Viện KH lâm nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, phối hợp với TTKN Thanh Hóa. Đến nay, cây quế sinh trưởng phát triển tốt, cao khoảng 1,5 – 1,7 m, tỷ lệ sống đạt 92 %.

- Dự án “Phát triển mô hình chăn nuôi vịt biển đảm bảo an toàn sinh học”: Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên Nam chủ trì và thực hiện dự án và phối hợp với TTKN Thanh Hóa thực hiện trên địa bàn tỉnh. Thời điểm này dự án đã kết thúc. Theo một số chủ hộ cho biết, vịt biển khỏe, dễ nuôi, thịt thơm ngon, tỷ lệ nuôi sống trung bình (TB) toàn đàn đạt 90,5%, khối lượng TB đạt 2,55 kg/con, TTTA/kg tăng khối lượng là 2,75 kg.

- Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn và gia cầm an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu”: Viện Thú y chủ trì, phối hợp thực hiện với Chi cục CNTY Thanh Hóa. Quy mô mô hình là 34.800 con gà với 06 hộ tham gia. Đã lấy mẫu xét nghiệm, các mẫu xét nghiệm đều đạt yêu cầu, đã cấp 06 chứng nhận an toàn dịch bệnh cho 06 hộ tham gia mô hình.

- Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo đàn dê, cừu bằng biện pháp luân chuyển đực giống chất lượng tốt và áp dụng các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng để đạt năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu do Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây chủ trì. Mô hình thực hiện tại Thanh Hóa, hiện tại đàn dê sinh trưởng phát triển bình thường.

Đàn dê của hộ tham gia mô hình

 

- Đối với Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống nghêu (Meretrix lyrata) ở quy mô hàng hóa” do Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ -Viện NCNTTS I chủ trì, thực hiện, có phối hợp với TTKN Thanh Hóa đã tổ chức tập huấn, tuy nhiên chưa cấp giống và vật tư cho các hộ thực hiện.

- Dự án nuôi thương phẩm cá hồng Mỹ, cá chẽm trong/hồ gắn với tiệu thụ sản phẩm do Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa chủ trì và thực hiện. Hiện tại cá có khối lượng khoảng 1 kg/con, tỷ lệ nuôi sống khoảng 90 %.

- Dự án “Ứng dụng giải pháp công nghệ mới về khai thác và bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của đội tàu khai thác hải sản xa bờ” - Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản chủ trì và thực hiện, có phối hợp với TTKN Thanh Hóa. Đến nay đã đóng được 02 hầm bảo quản.

Đoàn kiểm tra hầm bảo quản trong mô hình

 

Đến thời điểm kiểm tra, các đơn vị chưa triển khai nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên.

Các đơn vị thực hiện dự án trên địa bàn Thanh Hóa kiến nghị, đề xuất TTKNQG cần hướng dẫn sớm và cụ thể hơn nữa quy chế đấu thầu online. Việc cấp kinh phí lần 2 yêu cầu nhiều hồ sơ chứng từ, phức tạp cũng là khó khăn của các đơn vị chủ trì.

TS. Nguyễn Thị Hải, trưởng phòng Khuyến nông Thú y – Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thay mặt trưởng đoàn đã tổng kết và đánh giá như sau: Hầu hết các đơn vị chủ trì, thực hiện dự án theo kế hoạch đã phê duyệt, cơ bản triển khai theo văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình, dự án khuyến nông của Bộ NN và PTNT, TTKNQG. Đa số dự án thực hiện đảm bảo tiến độ, một số dự án đã kết thúc và xuất bán sản phẩm. Bên cạnh đó còn 02 dự án chậm tiến độ.

Đoàn đề nghị các đơn vị triển khai dự án một số yêu cầu:

- Đối với các dự án đang triển khai: Cần tiếp tục theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật theo yêu cầu của dự án.

- Đối với các dự án đã kết thúc thời gian theo dõi, cần hoàn thiện hồ sơ, chuẩn bị nghiệm thu quyết toán.

- Các đơn vị chưa cấp kinh phí lần 2, các đơn vị chủ trì khẩn trương hoàn thiện hồ sơ chứng từ gửi về TTKNQG để làm thủ tục cấp kinh phí lần 2.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa đơn vị chủ trì, thực hiện các nhiệm vụ KNTW với các cơ quan quản lý chuyên ngành, khuyến nông, chính quyền địa phương để công tác triển khai, giám sát, đánh giá các hoạt động khuyến nông TƯ thực sự có hiệu quả. Kết quả hoạt động khuyến nông TƯ góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp cho các địa phương trên cả nước.

Liên Hương

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia