1. Đối với các huyện, thị xã, thành phố:

- Tập trung chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây lúa Xuân; chuẩn bị các điều kiện về giống, phân bón và vật tư nông nghiệp cần thiết, đảm bảo cho sản xuất vụ Mùa hiệu quả, chủ động đẩy nhanh thời vụ gieo cấy cây lúa, phát triển tăng vụ trên diện tích đất ruộng 1 vụ, ruộng 2 vụ; tăng cường chỉ đạo mở rộng sản xuất các loại cây trồng đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao về diện tích, năng suất, sản lượng; chỉ đạo áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất an toàn, hữu cơ để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm; mở rộng diện tích trồng cây rau xanh trái vụ, rải vụ, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ của người dân trong và ngoài tỉnh, hạn chế dư thừa trong sản xuất.

- Đối với các sản phẩm hàng hóa tập trung (chuối, dứa) có kế hoạch sản xuất rải vụ quanh năm, đảm bảo sản lượng cho nhu cầu chế biến. Riêng đối với chè tập trung hướng dẫn các biện pháp thâm canh, chăm sóc, thu hái, phòng trừ sâu, bệnh hại, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Chú trọng yếu tố thị trường, đầu tư phát triển ngành hàng theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường, chế biến. Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch, để nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm, thu nhập của người sản xuất. Ưu tiên phát triển các giống cây ăn quả đặc sản địa phương, cấp mã số vùng trồng, rải vụ thu hoạch và phục vụ nội tiêu và xuất khẩu hoa quả tươi.

- Tập trung phát triển chăn  nuôi, tái đàn phát triển sản xuất, tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt dịch tả lợn Châu phi, cúm gia cầm, khôi phục đàn lợn nhằm ổn định thị trường và giá cả các mặt hàng thịt lợn. Tập trung chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản đảm bảo kế hoạch giao để tăng năng suất và giá trị sản xuất.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động các hợp tác xã, tổ hợp tác để triển khai hiệu quả Đề án Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tiếp tục xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng, kết nối sản phẩm và chuỗi sản phẩm an toàn với người tiêu dùng.

2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

- Chủ động phối hợp với các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản để nắm bắt thông tin về thị trường, tình hình sản xuất, xuất khẩu nông sản để nắm bắt thông tin về thị trường, tình hình sản xuất. Tham mưu điều chỉnh quy mô, cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi linh hoạt theo tín hiệu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy lợi thế vùng, đảm bảo nhu cầu trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc của địa phương, các công ty doanh nghiệp, người dân để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh những giải pháp, biện pháp tháo gỡ. Phối hợp với Sở Công thương cung cấp cấp số lượng các sản phẩm nông sản để dự báo thị trường và xúc tiến thương mại.

3. Sở Công thương:

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường các mặt hàng tiêu thụ nông sản, thực phẩm tổ chức diễn đàn xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ hàng nông sản của tỉnh.

- Tổ chức làm việc với các đơn vị chế biến rau, hoa, quả thực phẩm, các đơn vị thu mua cung ứng rau, hoa, quả, thực phẩm tại các chợ đầu mối lớn trong nước để tiêu thụ sản phẩm.

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, thực phẩm; từng bước giảm dần mức độ phụ thuộc vào một số thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn cao về xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý.

- Phối hợp với sở Nông nghiệp và PTNT thông tin về các hoạt động xúc tiến thương mại và dự báo thị trường.

Phan Yến

Trung tâm KN và DVNN Lào Cai