Sự cạnh tranh ngày càng tăng về nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhiều vấn đề còn tồn tại đối với những nguồn nguyên liệu mới đồng nghĩa nền nông nghiệp toàn cầu không thể tiếp tục theo cách tiếp cận thông thường – mô hình phát triển nông nghiệp dựa nhiều vào nguyên liệu đầu vào trong suốt 40 năm qua không còn bền vững, vì vậy một mô hình chuyển đổi trong sản xuất lương thực là điều cần thiết.

Đây là thông điệp quan trọng trong bài phát biểu của Tổng giám đốc FAO - José Graziano da Silva tại Diễn đàn toàn cầu về nông nghiệp và lương thực diễn ra tại Berlin hôm 16/01/2015 như là một phần của Tuần lễ kỷ niệm xanh.

Chủ đề của diễn đàn năm nay là nhu cầu tăng trưởng đối với lương thực, nguyên liệu thô và năng lượng: Những cơ hội cho nông nghiệp, những thách thức cho an ninh lương thực?

Trong bài phát biểu của mình, ông Graziano da Silva cho rằng: “Phương thức kinh doanh như hiện nay đồng nghĩa với sự gia tăng lớn và đồng thời về nhu cầu đối với lương thực, năng lượng và nước trong vài thập niên tới; thế giới cần có thêm hơn 60% về lương thực, hơn 50% về năng lượng và hơn 40% về nước vào năm 2050”.

Tổng giám đốc FAO - José Graziano da Silva trả lời phỏng vấn bên lề Diễn đàn toàn cầu về Nông nghiệp và Lương thực tại Berlin, Đức

FAO ước tính cần tăng sản xuất lương thực thêm 60% để cung cấp cho dân số thế giới ước tính vào khoảng khoảng 9 tỷ người vào năm 2050 .

Theo Tổng giám đốc FAO: để đối phó với thách thức về việc cung cấp thêm lương thực cho số dân tăng thêm trong khi quỹ đất, nước và năng lượng thì ngày một ít đi, những cố gắng và đầu tư là điều cần thiết để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi rộng khắp, trên quy mô toàn cầu hướng tới hệ thống canh tác và phương thức quản lý đất đai bền vững

Ông Graziano da Silva cho biết: Biến đổi khí hậu và gia tăng sự cạnh tranh giữa các sản phẩm nông nghiệp lương thực và phi lương thực như là năng lượng sinh học đã làm dấy lên những thách thức trong việc cung cấp lương thực trong tương lai phức tạp hơn.

Ông Graziano da Silva cho biết thêm: “Nhưng điều quan trọng không phải là lãng quên nhiên liệu sinh học là nguồn năng lượng thay thế để hạn chế việc sản xuất nhiên liệu khoáng và giảm phát thải khí nhà kính và đây là điều không thể phủ nhận”.

Người đứng đầu FAO đã thúc giục tìm ra nhiều cách tiếp cận thực tế hơn cho vấn đề. Ông Graziano da Silva  khẳng định “Chúng ta phải chuyển dịch từ mối bất hòa đối đầu lương thực-nhiên liệu sang hình thái hòa hợp lương thực và nhiên liệu. Không có câu hỏi: lương thực đến trước. Nhưng nhiên liệu sinh học không nên được nhìn nhận đơn giản là mối đe dọa hay giải pháp thần kỳ. Giống như bất kỳ điều gì khác, đều có thể là tốt hoặc xấu”.

Bằng chứng cho thấy rằng khi đã phát triển một cách hợp lý, hệ thống sản xuất nhiên liệu sinh học bền vững có thể là nguồn thu nhập thêm của các hộ nông dân nghèo.

Tổng giám đốc FAO lưu ý rằng nhờ kinh nghiệm thu được trong những năm gần đây và nhờ vào những công nghệ sản xuất nhiên liệu mới, ngày nay những nước ở những vị thế tốt hơn để đánh giá những cơ hội và rủi ro trong việc sản xuất nhiên liệu sinh học và sử dụng khi nó có những tác động đến kinh tế, môi trường và xã hội.

Ông Graziano da Silva cũng nhấn mạng rằng để tránh những xung đột với sản xuất lương thực, những chính sách về nhiên liệu sinh học có tính bắt buộc phải linh động và cần được điều chỉnh theo tình hình thực tế, theo cân đối sản xuất đang diễn ra và theo nguyên liệu đầu vào được sử dụng cho sản phẩm khác nhau.

Phát biểu khái quát về những đóng góp mà việc chuyển đổi sang nông nghiệp bền vững có thể tạo ra, Ông Graziano da Silva cho rằng hệ thống lương thực của thế giới phải hiệu quả hơn nữa trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nước, năng lượng và đất - bao gồm cả giảm chất thải từ thực phẩm.

Và họ phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ, gìn giữ và tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các chức năng sinh thái và đa dạng sinh học.

Gần đây FAO đã đặt ra 5 mục tiêu trọng yếu, chiến lược để tập trung và hướng dẫn thực hiện công việc. Chúng bao gồm canh tác nông nghiệp, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản năng suất và bền vững hơn, và tạo điều kiện chuyển đổi sang hệ thống lương thực và nông nghiệp hiệu quả.

Văn Thanh Thủy - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

(Dịch theo fao.org)